1.4.2.1. Nhân tố pháp lý
Hệ thống luật pháp có liên quan đến hoạt động tín dụng bao gồm Luật và các văn bản dưới luật. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ là cơ sở sẽ tạo thuận lợi cho mọi hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là hoạt động ngân hàng đang còn chịu sự chi phối trực tiếp bởi Luật ngân hàng Nhà nước; Luật Các tổ chức tín dụng... Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chỉ thực sự phát huy được tác dụng khi được tuân thủ một cách nghiêm túc có sự giám sát của các cơ quan chức năng. Có thể khẳng định rằng, môi trường pháp lý hoàn chỉnh là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác quản trị rủi ro NHTM, trong đó có công tác QTRRTD.
Chủ trương, chính sách của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước ban hành
chưa đầy đủ, kịp thời, thiếu tính đồng bộ, có nhiều kẽ hở, sự quản lý lỏng lẻo hoặc sách nhiễu của các cấp chính quyền gây khó khăn trong việc QTRRTD của các NHTM. Hậu quả là nợ quá hạn, nợ xấu và nguy cơ RRTD sẽ cao. Ngược lại nếu chủ trương, chính sách và pháp luật được ban hành đẩy đủ, kịp thời, đồng bộ sẽ góp phần
tích cực vào hiệu quả QTRRTD.
1.4.2.2. Khách hàng vay vốn
Có thể thấy rõ RRTD xuất phát từ phía khách hàng vay vốn chia làm hai loại đối tượng (1) không thực hiện nghĩa vụ cam kết; (2) không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết. Cũng không ít khách hàng để đạt được mục tiêu vay vốn của mình đã tạo hồ sơ giả, hợp đồng mua bán vòng vo nhằm vay vốn ngân hàng. Điều đó đòi hỏi NHTM nói chung, cán bộ tín dụng, thẩm định nói riêng phải làm tốt, chính xác việc phân loại đối tượng phòng ngừa rủi ro tương ứng, hữu hiệu.
Sự tiếp cận các yếu tố, nguyên nhân gây rủi ro trên đây giúp chúng ta nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan hơn, từ đó có được đề xuất phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong công tác QTRRTD của NHTM một cách hữu ích, thiết thực hơn.
1.4.2.3. Môi trường cạnh tranh
nhằm mục đích khẳng định vị trí của mình trên thương trường, với chênh lệch đầu vào của nguồn vốn và đầu ra là lãi suất và phí thu được từ hoạt động tín dụng ngày càng bị thu hẹp, nhiều ngân hàng cùng hoạt động cũng dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt để phân chia thị phần, không ít trường hợp các ngân hàng hạ các điều kiện tín dụng để tranh giành khách hàng, công tác QTRRTD có thể bị buông lỏng dẫn đến rủi ro tín dụng.
Ngoài ra các nhân tố như môi trường kinh tế không ổn định: sự biến động quá nhanh của thị trường thế giới; rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế; sự gắn kết giữa các hiệp hội và cơ quan chính quyền với NHTM.... cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả QTRRTD.
Tóm lại, nhân tố ảnh hưởng đến QTRRTD rất đa dạng, vì vậy trong quá trình hoạt động, đặc biệt trong công tác quản trị cần phải nhận biết, dự đoán được mức độ ảnh hưởng của nó để có sự điều tiết kịp thời. Đối với những ảnh hưởng tốt cần có biện pháp tăng cường, đối với các NHTM mới có thể đạt được mục tiêu của QTRRTD.