Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 1268 quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phúc thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 44)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã xây dựng hệ thống quản trị tín dụng phù hợp với điều kiện riêng của mình. Cụ thể: tại chi nhánh, chuyên viên khách hàng chịu trách nhiệm là đầu mối bán hàng, tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo chi nhánh và gửi toàn bộ hồ sơ lên phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng.

Tại phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng, chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn gửi lên từ chi nhánh, thực hiện công tác thẩm định: trên bề mặt hồ sơ, gọi điện thoại kiểm tra thông tin khách hàng, trường hợp phát hiện có dấu hiệu không phù hợp sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế để đến tận nơi thẩm định khách hàng. Sau đó tìm kiếm thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC), chuyển bộ phận định giá tài sản bảo đảm (nếu có) tại phòng định giá hội sở hay thuê định giá độc lập bên ngoài... Nếu khách hàng không đủ điều kiện vay sẽ ra thông báo từ chối trả lời chi nhánh. Nếu khách hàng đủ điều kiện vay chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất và trình chuyên gia phê duyệt tín dụng. Trường hợp vượt mức ủy quyền sẽ trình chuyên gia phê duyệt cấp cao hoặc Hội đồng tín dụng Trụ sở chính.

Tại trung tâm hỗ trợ kinh doanh: sau khi hồ sơ khách hàng được phê duyệt, phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng sẽ thông báo cho chi nhánh và chuyển kết quả phê duyệt cho trung tâm hỗ trợ kinh doanh. Cán bộ tại đây sẽ thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, ký hợp đồng thế chấp, đăng kí giao dịch bảo đảm, nhập kho tài sản bảo đảm và giái ngân cho khách hàng.

Tại phòng quản lý nợ: sau khi hoàn tất việc phát tiền vay cho khách hàng, Phòng quản lý nợ sẽ là bộ phận thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng. Nếu phát sinh nợ quá hạn sẽ gọi điện hoặc đến gặp khách hàng để thông báo nhắc nợ, nếu khách hàng vẫn chây ỳ thì có thể phối hợp với chi nhánh để phối hợp thu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để xử lý tài sản bảo đảm.

Tại phòng quản trị rủi ro tín dụng: định kỳ hàng tháng hoặc hàng quy sẽ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá diễn biến dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1268 quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phúc thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w