Hiện tại, NHNo&PTNT Việt Nam đã có Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro thuộc Trụ sở chính, hoạt động của trung tâm đã phát huy hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên mỗi vùng kinh tế, ngành kinh tế theo khu vực địa lý đều có những đặc thù riêng, do vậy NHNo&PTNT Việt Nam nên thành lập Phòng quản trị rủi ro tại các chi nhánh loại I, loại II để có thể chủ động theo dõi diễn biến tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, tổng hợp phân tích và đưa ra những cảnh báo về nguy cơ rủi ro đối với các loại hình khách hàng, các lĩnh vực kinh tế mà chi nhánh đang tham gia đầu tư vốn. Và tại các chi nhánh loại III nên thành lập Tổ quản trị rủi ro tín dụng. Các nhiệm vụ cơ bản của phòng quản trị rủi ro dự kiến như sau:
- Xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả, trước hết phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải thông qua phân tích đặc thù của các ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các loại sản phẩm, dịch vụ... Từ đó xây dựng hạn mức tín dụng đối với từng ngành kinh tế, từng vùng kinh tế và từng khu vực khách hàng; đưa ra hệ thống cảnh báo rủi ro đối với các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau.
- Giám sát, phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện mức độ tập trung tín dụng vì mức độ tập trung tín dụng cao sẽ khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong lĩnh vực tín dụng. Bên cạnh việc giám sát từng khách hàng vay, định kỳ giám sát tổng thể thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng. Rủi ro tín dụng hàng loạt có thể phát sinh khi có một số lớn các khoản tín dụng đều có chung những đặc điểm rủi ro tương tự nhau.
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng. Việc chấm điểm, xếp hạng và sử dụng kết quả xếp hạng, chấm điểm tín dụng tại chi nhánh còn mang tính chủ quan, hình thức. Việc xếp hạng, chấm điểm tín dụng là do cán bộ tín dụng thực hiện (người trực tiếp giao dịch với khách hàng, thẩm định, đề xuất cho vay), nên chưa thực sự khách quan.
Để việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng thật sự có ý nghĩa trong việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, thì cán bộ thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng
phải độc lập với bộ phận sử dụng kết quả chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm để ra quyết định tín dụng.
- Thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng theo quy trình đã đuợc áp dụng. Để đảm bảo đánh giá khách quan mức độ rủi ro tín dụng, trợ giúp cho nguời có thẩm quyền quyết định tín dụng về mức độ rủi ro của khoản vay truớc khi có quyết định tín dụng cần thực hiện quy trình thẩm định rủi ro tín dụng đã đuợc chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế; Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng đối với khách hàng vay mới, các khoản vay lớn, các khoản vay phức tạp do lãnh đạo quy định, đồng thời lập báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng.
- Chuẩn hoá rủi ro tín dụng theo phuơng pháp định luợng: Việc định luợng rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng vay vốn, nó cho phép luợng hoá đuợc những rủi ro có thể xảy ra đối với một khoản vay cụ thể và đối với cả danh mục cho vay của ngân hàng. Nếu rủi ro luợng hoá ở mức chấp nhận đuợc, ngân hàng sẽ cấp tín dụng; truờng hợp nếu rủi ro quá cao thì ngân hàng sẽ từ chối đầu tu.
Hiện nay, mô hình dự đoán rủi ro đuợc nhiều nuớc trên thế giới sử dụng là mô hình "giá trị có khả năng chịu rủi ro" - Value at Risk (VaR) dùng để dự đoán khả năng rủi ro theo định kỳ dựa trên số liệu thống kê lịch sử và một số yếu tố khác nhu tần số mất mát, độ tin tuởng của mô hình, các yếu tố tác động khác.. .đuợc tính toán bằng phần mềm tin học. Tất nhiên, đây là mô hình hỗ trợ cho việc dự đoán rủi ro và phát hiện rủi ro sớm, nhung không nên dựa hoàn toàn vào chúng vì mọi mô hình đều dựa trên các giả định truớc, mô hình sẽ không còn chính xác khi điều kiện kinh tế thay đổi làm các giả định không còn phù hợp nữa.