Xử lý sau khi rủi ro tín dụng xảy ra

Một phần của tài liệu 1268 quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phúc thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 73)

Đối với nợ quá hạn: Chi nhánh sẽ để nợ quá hạn trong các trường hợp sau: khi khách hàng không đề nghị cơ cấu, khách hàng không có thiện chí trả nợ ngân hàng, khách hàng được ngân hàng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn sau khi được cơ cấu.

Các biện pháp đối với khoản nợ quá hạn là tiếp tục bám sát nguồn thu, dòng tiền của khách hàng, thực hiện thu ngay khi được thanh toán, đồng thời kết hợp với việc đôn đốc khách hàng trả nợ thông qua các biện pháp như yêu cầu trả nợ thông qua điện thoại, bằng văn bản gửi đến cho khách hàng hoặc làm việc trực tiếp với khách hàng về tình hình sản xuất kinh doanh, đánh giá thiện chí và khả năng trả nợ, phân tích các khó khăn khách hàng đang gặp phải và khả năng khắc phục và phát triển trong tương lai để có các biện pháp xử lý phù hợp.

Đối với các khoản nợ đến hạn mà khách hàng có đề xuất cơ cấu nợ, Chi nhánh sẽ xem xét quyết định cơ cấu tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh, nguyên nhân đề nghị cơ cấu và khả năng trả nợ trong thời gian cơ cấu của khách hàng. Sau khi cơ cấu nợ cho khách hàng, Chi nhánh tiếp tục bám sát nguồn thu theo các tài liệu chứng minh khả năng trả nợ trong thời gian cơ cấu của khách hàng và các nguồn thu khác, sẽ thực hiện thu nợ ngay khi được thanh toán, tiếp tục theo dõi dòng tiền và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có biện pháp ứng xử kịp thời. Nếu tài sản bảo đảm có độ khả mại thấp thì sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm.

Chi nhánh chỉ để khoản nợ chuyển sang nợ xấu khi đã thực hiện hết các biện pháp đối với khoản nợ cơ cấu, quá hạn. Khách hàng có nợ xấu hầu nhu hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngừng hoạt động, thua lỗ kéo dài và đa số không còn khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng hoặc khách hàng có khả năng thanh toán nhung có thái độ không hợp tác trong nghĩa vụ trả nợ theo các hợp đồng tín dụng đã ký.

Nhìn chung, việc đua ra các biện pháp thu hồi nợ có vấn đề luôn đuợc Chi nhánh đặt lên hàng đầu trong quá trình hoạt đồng tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao chất luợng tín dụng của Chi nhánh. Các biện pháp cụ thể mà Chi nhánh đã làm nhu sau:

2.2.4.1 Thành lập các tổ thu hồi nợ

Thành lập tổ chỉ đạo thu hồi nợ xấu do Giám đốc chi nhánh làm tổ truởng, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh làm tổ phó, thành viên là các truởng phòng nghiệp vụ, nhằm đua ra các biện pháp, giải pháp chỉ đạo thu hồi nợ và đôn đốc tiến độ xử lý thu hồi nợ đến từng Phòng Giao dịch, từng cán bộ tín dụng, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vuớng mắc từ các Phòng Giao dịch phản ảnh lên và báo cáo với cấp uỷ, chính quyền địa phuơng, các cấp, các ngành để có biện pháp hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khoản nợ xấu.

Thành lập tổ xử lý nợ xấu, thực hiện phân tích chi tiết các món nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu, nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro để tìm nguyên nhân, từ đó có biện pháp xử lý, thu hồi nợ thích hợp; đồng thời giúp cho cán bộ tín dụng nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc chấp hành quy trình nghiệp vụ cho vay, coi trọng hiệu quả kinh tế của dự án vay vốn và tích cực đôn đốc thu hồi nợ vay, kể cả những món nợ đã đuợc xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng.

Đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân chủ quan của cán bộ ngân hàng, Chi nhánh đã áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ nhu: trong truờng hợp bán tài sản không thu hồi đủ nợ vay sẽ quy trách nhiệm cho cán bộ ngân hàng phải trả phần còn thiếu; hoặc áp dụng các biện pháp về hành chính nhu: phạt thi đua, không cho huởng luơng kinh doanh, cho tạm nghỉ giao dịch để tập trung vào thu hồi nợ xấu phát sinh.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thu gốc đã XLRR 970 1.40 9 Ĩ5Ĩ" 288 199^ Thu lãi đã XLRR 0 0 0 166^ 148^ Dư gốc đã XLRR cuối kỳ 4.81 4 5 3.40 3.254 2.966 2.767 Tỷ lệ thu nợ gốc đã XLRR 16,77 % 28,27% 4,43% 8,85% 6,71% 2.2.4.2 Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các truờng hợp sau:

- Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

- Các khoản nợ thuộc nhóm 5 mà chi nhánh đã áp dụng mọi biện pháp thu nhung không thu hồi đuợc. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, việc xử lý rủi ro thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

Có thể nói, trong kinh doanh ngân hàng không tránh khỏi rủi ro khách hàng không trả đuợc nợ do nguyên nhân khách quan nhu thiên tai, dịch bệnh hay nguyên nhân chủ quan khách hàng bị thua lỗ trong kinh doanh. Bởi vậy bất kỳ lúc nào ngân hàng cũng phải đối mặt với bài toán nợ xấu. Đối với những khoản nợ này nếu Chi nhánh không theo dõi sát sao và có phuơng án thu hồi dần thì sẽ dẫn đến nguy cơ mất vốn. Trên thực tế, trong những năm qua có nhiều món vay Chi nhánh đã phải xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể:

Biểu đồ 2.2: Dư nợ đã xử lý rủi ro của Chi nhánh năm 2009 - 2014

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm của Chi nhánh)

Biểu đồ 2.2 cho thấy có những thời điểm du nợ đã xử lý rủi ro của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ rất cao nhu năm 2009 là 8,4 tỷ đồng. Điều này

phản ảnh chất lượng tín dụng tại thời điểm đó còn chưa cao. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ tiếp tục có trách nhiệm bằng mọi biện pháp tận thu khoản vay đã xử lý rủi ro, số tiền thu được từ thu nợ khoản vay đã xử lý rủi ro được hạch toán vào thu nhập của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ.

Theo chỉ đạo của Ban Giám đốc, cán bộ tín dụng phải gửi thông báo nợ gốc và lãi tới khách hàng có nợ đã xử lý rủi ro ít nhất 1 lần mỗi quý. Đồng thời phải trực tiếp đôn đốc việc trả nợ của ít nhất 3 khách hàng trong một tháng, có biên bản làm việc để lưu cùng hồ sơ xử lý rủi ro. Với việc thuyết phục, đôn đốc khách hàng trả nợ dần theo từng tháng, số tiền thu nợ đã xử lý rủi ro hàng năm của Chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014 luôn đảm bảo theo kế hoạch do NHNo&PTNT Hà Tây giao.

Bảng 2.8: Thu hồi nợ sau XLRR tín dụng của Chi nhánh năm 2010 - 2014

lý rủi ro. Đặc biệt là năm 2010 và 2011 Chi nhánh tập trung thu nợ gốc nhằm giảm số lãi phải trả của khách hàng nhằm giảm khó khăn cho khách hàng. Số tiền thu gốc năm 2010 đạt 970 triệu đồng và năm 2011 đạt 1.409 triệu đồng đã giúp cho số dư gốc nợ đã xử lý rủi ro giảm xuống chỉ còn 3,4 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2011. Trong 3 năm tiếp theo từ 2012 - 2014, việc thu nợ đã xử lý rủi ro gặp nhiều khó khăn hơn do chủ yếu còn lại các món nợ của khách hàng không có khả năng trả nợ từ nhiều năm trước, khách hàng đã mất tích hoặc đã chết. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần tiếp tục bám sát từng khách hàng để thu hồi nợ đồng thời xem xét xóa nợ cho những khách hàng có hoàn cảnh hết sức khó khăn.

2.2.4.3 Xử lý tài sản bảo đảm

Đây là biện pháp cuối cùng để thu hồi các món nợ xấu. Chi nhánh chỉ thực hiện xử lý tài sản đảm bảo tiền vay trong truờng hợp khách hàng vi phạm những quy định tại hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay để thu hồi các khoản nợ xấu và nợ đã chuyển ngoại bảng sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp khai thác nợ.

Thực tế cho thấy, tài sản bảo đảm giúp ràng buộc và nâng cao tính trách nhiệm của nguời vay trong việc trả nợ. Đối với những món nợ đã xử lý rủi ro, thậm chí nguời đứng tên vay đã chết hoặc mất tích nhung sau nhiều năm khắc phục đuợc khó khăn về kinh tế thì gia đình nguời vay vẫn trả nợ để lấy lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu không có tài sản thế chấp hoặc tài sản giữ hộ thì việc thu hồi nợ rất khó khăn. Chi nhánh luôn tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, thu hồi nợ có lộ trình và xem việc xử lý tài sản bảo đảm là phuơng án cuối cùng. Tuy nhiên, đối với truờng hợp khách hàng bất hợp tác, Chi nhánh sẵn sàng xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

2.2.4.4 Bán nợ

Giai đoạn năm 2012 - 2014 Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ không phát sinh các món bán nợ cho VAMC do đánh giá các khoản nợ có khả năng thu hồi và tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức an toàn. Tuy nhiên sang đến năm 2015 nhằm đạt đuợc mục tiêu giữ tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh ở mức duới 2,5% vào thời điểm cuối năm, Chi nhánh đã và đang thực hiện bán một số món nợ xấu. Đến ngày 31/08/2015 Chi nhánh đã bán 18 món vay cho VAMC với tổng du nợ là 46,6 tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo về hoạt động tín dụng tháng 8/2015 của Chi nhánh). Sau khi bán nợ, Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp khai thác nợ và hạch toán vào thu gốc khoản nợ đã bán cho VAMC đồng thời giữ bí mật đối với khách hàng.

Trong năm đầu tiên sau khi bán nợ, Chi nhánh không phải trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản vay này tuy nhiên việc bán nợ làm giảm tổng du nợ cho vay nên Chi nhánh cần có những biện pháp tăng du nợ bù đắp để đảm bảo kế hoạch về du nợ đã đặt ra.

Một phần của tài liệu 1268 quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phúc thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w