*) Nâng cao chất lượng công tác đánh giá tài sản bảo đảm
Trên thực tế, Bất kỳ ngân hàng cho vay nào cũng mong muốn khách hàng vay làm ăn có lãi để trả nợ vay cả gốc lẫn lãi chứ không trông mong vào việc xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay, môi trường pháp lý về chế độ kế toán, kiểm toán tài chính đang trong quá trình hoàn thiện, vì thế tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, các thông tin của khách hàng cung cấp nhiều khi chưa đủ tin cậy theo đúng qui chế cho vay. Bởi vậy, ngân hàng rất khó để xác định được mức cho vay theo nhu cầu thực tế của khách hàng. Trước thực trạng đó, để phòng ngừa rủi ro tín dụng thì điều kiện tài sản thế chấp cần được coi trọng và đánh giá đúng mức, việc đánh giá tài sản bảo đảm cho món vay (bao gồm việc thẩm định điều kiện tài sản thế chấp, năng lực pháp lý của người thế chấp tài sản, định giá tài sản, tính thanh khoản của tài sản,...) là hết sức cần thiết. Tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ, để nâng cao chất lượng công tác đánh giá tài sản bảo đảm cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
đảm, các nguồn thông tin tham khảo để định giá tài sản bảo đảm, lập báo cáo thẩm định tài sản bảo đảm để cán bộ tín dụng nắm được và thực hiện đúng.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ tín dụng kiến thức và kỹ năng về định giá tài sản, tránh định giá một cách chủ quan. Đặc biệt, cần quan tâm đến yếu tố vị trí để đánh giá về tính thanh khoản của tài sản bảo đảm.
- Với các tài sản bảo đảm có giá trị lớn hoặc khó khăn trong việc định giá cần có sự tham gia của tổ định giá hoặc nhờ chuyên gia tư vấn.
- Định kỳ tiến hành tái định giá tài sản thế chấp để đảm bảo ngân hàng nắm rõ giá
trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản, thời gian thanh lý tài sản để trả nợ vay ngân hàng.
Bởi trên thực tế có những bất động sản thế chấp ngân hàng có giá tri rất cao nhưng tính
thanh khoản trong từng thời điểm lại kém vì không phải ai cũng có đủ tiền để mua hoặc
nhu cầu trong thời điểm hiện tại đối với tài sản đó rất thấp. Mặt khác, định kỳ tái định giá
tài sản đảm bảo còn là dịp để cán bộ tín dụng bổ sung việc tìm hiểu, đánh giá lại tính pháp lý của tài sản thế chấp. Sẽ rất phức tạp và dễ xảy ra tranh chấp với phần thiệt hại về
phía ngân hàng nếu không đánh giá đúng tính pháp lý của tài sản.
*) Thực hiện việc kiểm soát doanh thu, dòng tiền của khách hàng
Một doanh nghiệp có kinh doanh hiệu quả hay không được thể hiện rất rõ qua tình hình tài chính của doanh nghiệp đó, hay nói cách khác đó là tình trạng luân chuyển của dòng tiền đến và đi trong doanh nghiệp như thế nào. Bởi vậy nếu ngân hàng nắm bắt được dòng tiền của doanh nghiệp thì tức là ngân hàng luôn biết doanh nghiệp đang trong tình trạng kinh doanh có hiệu quả hay có dấu hiệu sụt giảm. Để làm được điều đó, Ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Yêu cầu khách hàng cam kết chuyển toàn bộ doanh thu về tài khoản thanh toán mở tại Chi nhánh, sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như chuyển tiền, trả lương qua tài khoản (đối với khách hàng doanh nghiệp) và đưa các cam kết này vào hợp đồng tín dụng.
- Thực hiện việc giải ngân chuyển khoản đối với các món vay lớn, yêu cầu khách hàng cung cấp hóa đơn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng dịch vụ một cách kịp thời.
- Cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi doanh số nợ, có trên tài khoản của khách hàng để kịp thời phát hiện những biến động bất thường, những dấu hiệu rủi ro sớm để có biện pháp xử lý kịp thời
*) Tăng cường phối hợp hoạt động ngân hàng và bảo hiểm nhằm hạn chế rủi ro của ngân hàng
Bảo hiểm là một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Các hình thức bảo hiểm càng phong phú đa dạng thì tổn thất đối với các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ càng ít đi. Khi nền kinh tế có bước phát triển khá, các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm đều theo xu hướng kinh doanh đa năng, hình thành các tập đoàn tài chính ngân hàng - bảo hiểm, thì việc phối hợp các hoạt động ngân hàng và bảo hiểm tất yếu được đặt ra. Để nâng cao hiệu quả việc bảo hiểm nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng thì một số biện pháp cần sử dụng là:
- Các doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu triển khai rộng rãi các sản phẩm bảo hiểm đặc thù trong hoạt động ngân hàng như: bảo hiểm cho người gửi tiền, bảo hiểm bảo vệ khoản vay;
- Phối hợp trong việc bán sản phẩm bảo hiểm cho các khách hàng vay tiền của ngân hàng. Các công ty bảo hiểm trong đó có công ty bảo hiểm NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp cận thị trường tín dụng ngân hàng trong đó đặc biệt coi trọng tín dụng của NHNo&PTNT, thường xuyên tổ chức thăm dò khảo sát nhu cầu người vay để phát triển các sản phẩm bảo hiểm hỗ trợ cho hoạt động tín dụng;
- Đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm nông nghiệp khi hiện nay đối tượng cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam phần lớn là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên các loại hình bảo hiểm nông nghiệp sẽ giúp cho ngân hàng giảm được những tổn thất khi rủi ro xảy ra.
*) Kết hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể tại địa phương để nâng cao hiệu quả công tác tín dụng
Trong cơ cấu dư nợ của NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ, tỷ lệ cho vay qua tổ nhóm chiếm tỷ trọng thấp trên tổng dư nợ. Việc đầu tư vốn theo mô hình này góp phần mở rộng màng lưới hoạt động ngân hàng, duy trì và phát triển thị phần ở khu
vực nông thôn trên cơ sở tiết giảm chi phí nhân lực, vật lực và từng bước thực hiện công tác xã hội hoá hoạt động ngân hàng. Để thực hiện cho vay qua tổ nhóm đạt hiệu quả cao thì việc hết sức quan trọng là sự tạo điều kiện giũp đỡ từ chính quyền địa phương từ việc thành lập các tổ nhóm cho đến quan tâm chỉ đạo hoạt động của các hội, tổ nhóm như hội phụ nữ, hội nông dân, tổ vay vốn ... Khi chất lượng các tổ nhóm vay vốn nâng cao, đồng nghĩa với việc đồng vốn ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả kinh tế và thu hồi vốn.
Hơn nữa trong điều kiện khuân khổ pháp lý về bảo đảm tiền vay chưa hoàn chỉnh (khả năng chuyển nhượng thấp, quyền sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận đầy đủ, thủ tục phát mại tài sản nhiều bất cập) phải thực sự coi trọng khâu thẩm định, kết hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể tại địa phương trong quá trình cho vay để nắm bắt thông tin khách hàng.
Từ thực tế cho thấy, chính quyền, tổ chức đoàn thể có vai trò quan trọng trong việc giúp ngân hàng lựa chọn đối tượng cho vay, xác định tài sản thế chấp, cung cấp thông tin ngăn ngừa sử dụng vốn sai mục đích. Vì vậy, trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản cũng như xử lý phát mại tài sản để thu hồi nợ rất cần sự hỗ trợ tích cực từ phía đoàn thể, chính quyền địa phương.