Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụngtại Agribank NamHà

Một phần của tài liệu 1275 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 93)

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG

2.2.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụngtại Agribank NamHà

2.2.2.1. Thực trạng về mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng

Quy định chung: Một điểm đặc biệt quan trọng để quản trị hiệu quả hoạt

động tín dụng là phải xây dựng được một bộ máy tổ chức tín dụng, thực hiện kiểm tra kiếm sốt một cách nghiêm túc các chính sách và quy trình tín dụng của ngân hàng, đảm bảo được danh mục tín dụng tốt, giảm tối đa rủi ro, nâng cấp chất lượng các bậc cán bộ và sử dụng chi phí nhân lực một cách hợp lý nhất.

Nguyên tắc triển khai thực hiện hoạt động tín dụng: Xác định mức độ phù

hợp có thể chấp nhận được rủi ro tín dụng; Xây dựng quy trình cấp tín dụng logic và hợp lý; Lập quy trình giám sát và đo lường rủi ro hiệu quả; Kiểm sốt tối đa rủi ro tín rụng; Thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt.

Cơ cấu tổ chức khung tổ chức bộ máy tín dụng

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức khung bộ máy quản trị tín dụng

(Nguồn: Quy trình tín dụng của Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội, năm 2018)

Bộ máy quản trị tín dụng tại Agribank Nam Hà Nội gồm 3 nhóm chính, tham gia trực tiếp vào quy trình quản trị tín dụng: Giám đốc; Các phịng nghiệp vụ tín

dụng; Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập. Ba nhóm này chịu trách nhiệm đưa ra các phương án để nhằm xây dựng quy trình, các quy định và các chính sách về quản trị tín dụng trong ngân hàng.

Chức năng nhiệm vụ

Giám đốc Agribank Nam Hà Nội có những vai trị trong hoạt động tín dụng và quản trị tín dụng như sau: Phối hợp với các Phịng ban nghiệp vụ hoạch định chiến lược tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Là người có quyền trong việc phê duyệt các khoản cấp tín dụng và hạn mức tín dụng (bao gồm hạn mức tín dụng cho khách hàng, hạn mức tín dụng theo cơ cấu danh mục tín dụng và mức phán quyết của các Ngân hàng cho vay), các khoản cho vay, bảo lãnh và tài trợ thương mại.

Phịng Tín dụng: có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc quản trị, chỉ đạo hoạt động tín dụng bảo lãnh trong nước, đầu tư ngắn hạn dài hạn, mở rộng thị trường, nghiên cứu đề xuất cải tiến thủ tục vay tạo thuận lợi cho khách hàng nhằm mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả của Agribank Nam Hà Nội.

Kiểm tra, phân tích các nguyên nhân cũng như biện pháp phòng tránh, khắc phục hậu quả của hoạt động tín dụng, đưa ra các cách phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn. Phân tích hiệu quả vốn đầu tư, thống kê tổng hợp, báo cáo chuyên đề hàng tháng, quý, năm của các chi nhánh. Phối hợp với phòng nghiệp vụ khác trong việc hạn chế rủi ro hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội

Bộ phận Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập tại Agribank Nam Hà Nội trực thuộc Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Chi nhánh, độc lập với các Phịng nghiệp vụ tín dụng.

Bộ phận hoặc Cán bộ kiêm nhiệm Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập có những nhiệm vụ sau: Đưa ra những phân tích, nhận xét để từ đó đánh giá được mức độ rủi ro của danh mục tín dụng, xây dựng nên chính sách, quy trình quản trị quản trị rủi ro cho từng phịng ban nghiệp vụ tại Chi nhánh; Kiểm tra, kiểm soát định kỳ để đánh giá được việc thực hiện đúng theo pháp luật, theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định và chính sách của Agribank tại chi nhánh để kịp thời phát hiện những vi phạm, sai xót trong hoạt động tín dụng, đưa ra các biện pháp khắc phục hợp lý; Thực hiện kiểm tra kiểm sốt về hoạt động tín dụng tại chi nhanh theo định kỳ; Đề ra các biện pháp phòng tránh phát sinh các vi phạm khác.

Mơ hình quản trị rủi ro của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội vẫn mang hơi hướng của mơ hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán. Tuy phân rõ ra 3 bộ phận độc lập là Giám đốc Chi nhánh; Bộ phân kiểm tra, giám sát độc lập hoạt động tín dụng chi nhánh và Phịng tín dụng nhưng quyền phán quyết tín dụng vẫn là Giám đốc chi nhánh.

2.2.2.2. Thực trạng chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Đây là việc được thực hiện nhằm mục đích xác định quyền phán quyết tín dụng. Quyền này được ưu tiên cho những cấp bậc cán bộ dày dặn kinh nghiệm, có khả năng nhận xét tình hình một cách nhất qn để đưa ra được những đánh giá chính xác về mức độ rủi ro và lợi ích mà một giao dịch tín dụng mang lại cho ngân

hàng.

Mức phán quyết cho vay tối đa bao gồm: Số tiền ngân hàng bảo lãnh; dư nợ cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng nội tệ, ngoại tệ.

Sơ đồ 2.3. Quy trình phê duyệt một giao dịch tín dụng

Cán bộ thâm định tín dụng Nghiên cứu, thẩm định khách hàng vay vốn Lãnh đạo tín dụng

Kiểm tra hồ sơ khách hàng thẩm định lại

thấy khả năng đầu tư khơng đảm bảo an tồn, Giám đốc Chi nhánh thực hiện quyền từ chối cho vay và báo cáo kịp thời lên Ngân hàng cấp trên.

Quy trình xây dựng và phê duyệt hạn mức tín dụng tập trung tại các chỉ tiêu sau:

Mức tín dụng tối đa đối với một khách hàng được xây dựng theo một nguyên tắc sau: Đảm bảo tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của hệ thống Agribank; Đảm bảo độ lớn của hạn mức tương xứng với điểm tín nhiệm của khách hàng (nghĩa là phù hợp với quy mơ, năng lực, tài chính...của từng nhóm khách hàng).

Sơ đồ 2.4. Quy trình xây dựng và phê duyệt hạn mức tín dụng tập trung

(Nguồn: Quy trình tín dụng của Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội, năm 2018)

Sơ đồ 2.5. Quy trình xây dựng và phê duyệt hạn mức tín dụng tập trung

(Nguồn: Quy trình tín dụng của Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội, năm 2018)

Thẩm quyền xác định mức tối đa có thể cho khách hàng vay của Giám đốc Chi nhánh Agribank huyện, thị xã trấn, thị xã, thành phố nằm trong giới hạn mức uỷ quyền phán quết cho vay đối với một khách hàng của Giám đốc Agribank Nam Hà Nội; Thẩm quyền xác định mức cho vay tối đa đối với một khách hàng của Giám đốc Chi nhánh nằm trong giới hạn mức uỷ quyền phán quyết cho vay đối với một khách hàng của Tổng Giám đốc Agribank.

Hàng năm, Agribank Nam Hà Nội xây dựng hạn mức tập trung tín dụng theo quy trình như sau:

(1) Trưởng phịng tín dụng lập đề xuất tập trung hạn mức tín dụng cho danh mục tín dụng của Chi nhánh.

(2) Giám đốc Agribank Nam Hà Nội thơng qua bản đề xuất.

(3) Trình đề xuất lên Trung tâm điều hành Agribank xin phê duyệt.

Sau khi hạn mức tập trung tín dụng phân bổ theo ngành hàng của Chi nhánh được Trung tâm điều hành phê duyệt, Chi nhánh quản trị hạn mức tập trung tín dụng.

2.2.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng a. Thực trạng nhận biết rủi ro tín dụng

Ngân hàng đã tiến hành áp dụng nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng. Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi việc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích cũng như việc thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng để nhanh chóng phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, từ đó lên kế hoạch hạn chế tối đa hậu quả có thể xảy ra.

Thẩm định khách hàng được coi là bước quan trọng nhất trong q trình xem xét, xét duyệt hồ sơ tín dụng của Agribank Nam Hà Nội. Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ bước này sẽ giúp cán bộ ngân hàng có thể lường trước được rủi ro, đánh giá được mức độ nghiêm trọng của rủi ro trước khi cho vay.

Kiểm tra hồ sơ xin vay của khách hàng

Khách hàng khi có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng, cần chuẩn bị trước một bộ hồ sơ bao gồm: Hồ sơ pháp lý bao gồm: Các giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập doanh nghiệp, Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT, TGĐ, GĐ, ...., Các quy định và điều lệ của doanh nghiệp,...) và các giấy tờ nhân thân của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng tên khoản vay,. ; Hồ sơ mục đích vay bao gồm: Các phương án xây dựng dự án cũng như sản xuất kinh doanh, các bảng tính tốn về chi phí và lợi nhuận dự kiến của phương án vay. Ngồi ra cịn có các hồ sơ liên quan đến việc xin cấp tín dụng theo mẫu của Agribank; Hồ sơ tài chính bao gồm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh tài chính, bảng cân đối kế tốn và tất cả các hồ sơ giấy tờ liên

quan đến thu chi, liên quan đến kết quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng; Hồ sơ về tài sản đảm bảo bao gồm: Giấy tờ pháp lý của tài sản thể hiện rõ được về loại tài sản, chủ sở hữu và các hồ sơ về già trị tài sản cũng như thời hạn sử dụng của tài sản. Cán bộ ngân hàng phải là người trực tiếp đến gặp khách hàng để thu thập thơng tin cũng như để thẩm định về tính đúng đắn, hợp pháp của hồ sơ, đảm bảo an tồn cho món vay, hạn chế bớt rủi ro cho NHTM.

Kiểm tra, đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng

Dựa vào việc phân tích các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế tốn và các hồ sơ tài chính mà khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cần phải tìm hiểu thêm về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Từ dó, có cơ sở để kiểm tra, đối chiếu với các doanh nghiệp khác, kiểm chứng, xác thực về tình hình tài chính của khách hàng.

> Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu:

<1> Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh tốn

Hệ số thanh tốn ngắn hạn = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

=>Hệ số phản ánh khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn, thông qua việc doanh nghiệp chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền.

Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn =>Hệ số càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng lớn

Hệ số thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền và các TS tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn

=>Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán nợ của khách hàng bằng tiền mặt. <2> Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu/ Các khoản phải thu bình quân Hệ số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản

<3> Nhóm chỉ tiêu địn cân nợ

Hệ số nợ = (Tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu)/ Tổng tài sản =>Hệ số này nhỏ hơn 0,5 là tốt nhất.

Hệ số khả năng trả lãi - Lợi tức trước thuế và lãi/ Chi phí trả lãi

=>Hệ số đo lường mức độ an tồn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ <4> Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

Hệ số mức sinh lời trên doanh thu = Tổng lợi tức sau thuế/ Doanh thu thuần Hệ số thu nhập trên tổng tài sản = tổng lợi tức sau thuế/ tổng tài sản

Hệ số thu nhập trên vốn thuần = tổng lợi tức sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

Thẩm định về giá trị tài sản đảm bảo

Cán bộ ngân hàng phải thực hiện kiểm tra tính pháp lý của tài sản đảm bảo. Tài sản phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi thế chấp, khơng có bất cứ tranh chấp nào và chưa được thế chấp ở các tổ chức tín dụng khác theo đúng quy định của pháp luật và của Ngân hàng nhà nước. Tài sản phải có thanh khoản trên thị trường, có thể chuyển nhượng. Ngồi ra, cần định giá được giá trị của TSĐB theo mức giá phù hợp với thực thế thị trường, giá trị TSĐB phải đủ điều kiện để đảm bảo cho khoản vay của khách hàng.

Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn của khách hàng

Để thẩm định về tính khả thi của phương án vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra, thẩm định một cách nghiêm túc về múc đích vay vốn. Trước hết, cần kiểm tra xem mục đích vay của khách hàng có hợp pháp, tn thủ đúng đắn quy định của phát luật hay khơng? Sau đó, cần nghiên cứu thị trường, các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh giống với của khách hàng, nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra những phân tích về tính khả thi của dự án, hiệu quả có thể đạt được của dự án, đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó, đưa ra quyết định có thực hiện cấp dụng cho đối tượng này hay khơng?

Sau khi thực hiện thẩm định hồn chỉnh, ngân hàng sẽ xử dụng tới mơ hình chấm điểm rủi ro nhằm đo lường mức độ rủi ro của khoản vay.

Ngăn ngừa rủi ro tín dụng

Agribank Nam Hà Nội đã nghiêm túc triển khai chương trình “giảm dần nguồn tiền gửi của TCTD, cơng ty chứng khốn, cơng ty bảo hiểm, v.v...”, thay vào đó là tìm kiếm các nguồn vốn bù đắp từ các tổ chức khác. Định hướng tín dụng an

tồn và đạt hiệu quả là mong muốn mà Agribank Nam Hà Nội hướng đến trong hoạt động tín dụng. Chi nhánh sẽ tạo điều kiện hết mức có thể để hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên, cũng sẽ cương quyết xử lý cứng rắn với những trường hợp khách hàng khơng hợp tác, cố tình gây khó khăn trong việc thu nợ của ngân hàng, gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung của Agribank Nam Hà Nội. Khi phát hiện ra có nguy cơ tiền ẩm rủi ro, ngân hàng sẽ tiến hành thành lập tổ chuyên thu nợ đồng thời cũng ngừng cấp tín dụng cho khách hàng.

Thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra

Các bước để ngân hàng thực hiện phịng ngừa rủi ro tín dụng bao gồm: nhận biết biết, đo lường, đánh giá rủi ro. Trong trường hợp rủi ro xảy ra, ngân hàng cách thức xử lý cho riêng mình, với mục tiêu hạn chế tối đa tổn thất do rủi ro gây ra. Để bù đắp cho những khoản tín dụng gặp rủi ro, Agribank Nam Hà Nội đã tiến hành trích lập quỹ dự phòng rủi ro từ lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó, khi cơng việc làm ăn của khách hàng bị thua lỗ, ảnh hưởng xấu đến việc thu nợ của ngân hàng, chi nhánh sẽ đến kiểm tra tình hình, hỗ trợ và tiếp tục làm việc với khách hàng cho tới khi hồn thành xong nghĩa vụ trả nợ, mà khơng cần đưa ra pháp luật. Mặt khác, Chi nhánh đã mua bảo hiểm tín dụng, nếu khách hàng khơng trả được nợ thì sẽ được bên bảo hiểm đứng ra trả nợ thay.

Nhìn chung, cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng tại Agribank Nam Hà Nội vẫn cò ntồn tại một số hạn chế sau:

- Chưa có những báo cáo, tổng kết vể rủi ro tín dụng tại chi nhánh;

- Chưa có những kịch bản nhận diện rủi ro dựa vào những phân tích, đánh giá về tình hình mơi trường hoạt động, xu hướng phát triển thị trường;

- Việc cung cấp thông tin để phục vụ việc đánh giá, phân tích, nhận định rủi ro trong q trìnnh cấp tín dụng chưa đáng tin cậy;

- Năng lực cán bộ trực tiếp thẩm định, quản lý tín dụng cịn hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thực tế công việc.

Agribank Nam Hà Nội đã sử dụng các chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ để thực hiện việc đơ lường rủi ro tín dụng. Đồng thời, chi nhánh cũng xấy dựng cho mình một hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng được phân chia tùy theo từng đối tượng khách hàng như khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, ... Phương pháp này sử dụng thơng tin về tài chính, phi tài chính của khách hàng để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng. Nó được thực hiện với mục đích giúp NHTM phân loại được khách hàng để đưa ra nthững lựa chọn đúng đắn. Đồng thời, cũng giúp ngân hàng xác định được hạn mức tín dụng, mức lãi suất, thời hạn, biện pháp bảo đảm tiền vay và phí dịch vụ khi quyết định cho khách hàng

Một phần của tài liệu 1275 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w