MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 1275 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 113)

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, chuẩn xác và tức thời cho các ngân hàng thương mại bằng nhiều phương thức khác nhau.

Thông tin yêu cầu phải mang tính định hướng cho hoạt động của các NHTM. Trung tâm CIC thu thập và cung cấp thông tin về doanh nghiệp hay cá nhân, bao gồm thơng tin về tình trạng tín dụng, thơng tin TSDB, hợp đồng tín dụng,.... Các NHTM sử dụng nguồn thông tin này làm cơ sở để đánh giá khách hàng.

Ngân hàng Nhà nước phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các NHTM. Việc này sẽ giúp cho NHNN kịp thời phát hiện những sai phạm để có các hình thức ngăn chặn và xử lý.

Bên cạnh việc nâng cao các chương trình kiểm tra, đội ngũ thanh tra, giám sát cần xây dựng chuẩn hóa về nghiệp vụ kiểm tra, nghiệp vụ ngân hàng, có tư cách đạo đức tốt, được cập nhật thơng tin về chính sách, xã hội, pháp luật, thị trường để khơng những thực hiện tốt việc kiểm sốt hoạt động của các NHTM mà có thể đưa ra các nhận định, đánh giá đúng, phù hợp, hỗ trợ các ngân hàng phát triển.

Nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra, Ngân hàng nhà nước phải theo dõi chặt chẽ và sát sao việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của Thanh tra.

NHNN cần mở rộng và phát triển nhiều chính sách tín dụng ưu đãi đối với các lĩnh vực xuất khẩu mà mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Thành lập ban/khối quản trị thông tin, dữ liệu tín dụng, nghiên cứu thị trường,...

Phòng đào tạo của Agribank xây dựng các chương trình đào tạo để bồi dưỡng chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên. Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các lĩnh vực ngành nghề. Tập trung mở thêm các lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ, cử cán bộ đi tu nghiệp và công tác tại nước ngoài để đáp ứng yêu cầu mới khi ngân hàng ngày càng phát triển và thay đổi phù hợp.

Đa dạng và cải tiến các sản phẩm huy động, bám sát lãi suất thị trường để thu hút khách hàng.

Đề nghị các chi nhánh, đơn vị thường xuyên nêu ý kiến, quan điểm của mình trong hoạt động cho vay để có thể kịp thời điều chỉnh, sửa đổi các văn bản, quyết định liên quan.

Thường xuyên và định kỳ thực hiện kiểm soát nội bộ đối với các chuyên đề tập trung về các mảng tín dụng, kế tốn...;

Cải tiến hệ thống cơng nghệ thông tin một cách chuyên nghiệp và hiện đại đáp ứng yêu cầu kinh doanh, tra cứu thông tin cũng như chuyển tải thơng tin giao dịch với khách hàng.

Tích cực mở rộng cung cấp và cải tiến các dịch vụ ngân hàng để các chi nhánh có thể phát triển mở rộng dịch vụ và làm ưu thế cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ trên cùng khu vực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Nam Hà Nội đã được phân tích ở chương 2, chương 3 này đã đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị nhằm mục đích đẩy mạnh thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của để tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá quản trị rủi ro tín dụng nhằm góp phần hồn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Nam Hà Nội trong tiến trình hội nhập, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Một là, giới thiệu tổng quan cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro

tín dụng trong các Ngân hàng thương mại, trong đó đề cập đến khái niệm, nguyên nhân, hậu quả của rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM. Đồng thời nêu được sự cần thiết, cơ cấu tổ chức, các chỉ tiêu đánh giá trong quản trị rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM.

Hai là, luận văn đã nghiên cứu chi tiết về Agribank Nam Hà Nội như lịch sử

phát triển, cơ cấu tổ chức, các kết quả trong hoạt động kinh doanh; đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng từ năm 2014 đến hết năm 2018. Theo đó, luận văn cũng chỉ ra được những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và những điểm hạn chế mà chi nhánh cần khắc phục.

Ba là, từ nguyên nhân và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Agribank

Nam Hà Nội, luận văn đã đề xuất được những biện pháp cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, đồng thời cũng nêu ra một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng.

Tôi rất mong được sự nhận xét, đánh giá và góp ý của q thầy cơ, các anh chị và các bạn để những hoàn thiện luận văn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Tống Thị Vân Anh (2014), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất

nhập khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế thành

phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

2. Chu Thị Duyên (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Nguyễn Hoàng Giang (2017), Quản trị rủi ro tại Ngân hàng Thượng mại cổ

phần

Ngoại thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Học viện Ngân

hàng, Hà Nội.

4. Lê Quốc Hùng (2013), Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh

tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

5. NGND-PGS-TS. Tơ Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Dân trí, Hà Nội.

6. Nguyễn Khắc Lân (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ

phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế,

Trường Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam hà Nội (2014-2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Hà Nội.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam hà Nội (2014-2018), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Hà Nội.

9. TS. Tơ Kim Ngọc (2008), Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. 10. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức

tín dụng số: 47/2010/QH12, NXB Lao động, Hà Nội.

11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng

nhà nước Việt Nam, NXB lao động, Hà Nội.

12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị quyết thí

điểm xử lý nợ xấu số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017, Hà Nội.

13. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mai, NXB Thống kê, Hà Nội.

14. Nguyễn Lê Hồng Uyên (2013), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Hàng hải-Chi nhánh Đà Nằng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường

Đại học Đà Nằng, Đà Nằng.

Tiếng Anh

15. Basel Committee on Banking Supervision (2005), International convergence of

capital Measurement and capital standards, 34-48.

16. Michael Frenkel, Markus Rudolf, Ulrich Hommel (2000), Risk Management:

Challenge and Opportunity, Springer, Germany.

17. Martin Hibbeln (2010), Risk Management in Credit Portfolios: Concentration

Risk and Basel II, Physica-Verlag, Germany.

18. Website http://www.sbv.gov.vn/ http://vnexpress.net http://cafef.vn/ http://agribank.com.vn\ http://vneconomy.vn

Một phần của tài liệu 1275 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w