3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠ
3.2.1. Đa dạng hóa đối tượng, lĩnh vực cho vay
Chính phủ và Ngân hàng nhà nước có định hướng phát triển cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, do vậy những đối tượng khách hàng khác thường ít được quan tâm, chú trọng. Trong khi đó, thực tế hoạt động phi sản xuất bao trùm mảng khá lớn trong kinh tế. Ngoài ra, nhu cầu vay vốn tiêu dùng cho các sinh hoạt khác là rất lớn. Phần lớn các khoản vay là vốn sản xuất, còn lại là dành cho các hoạt động khác như mua/làm nhà, học hành, tiêu dùng v.v ... Do đó để mở rộng, phát triển cho vay tiêu dùng, Ngân hàng rất cần quan tâm phát triển, mở rộng cho vay đối với các nhu cầu trên. Đối với các nước phát triển thì mảng cho vay tiêu dùng phát triển khá mạnh, nhất là thẻ tín dụng, đấy chính là phân khúc có lợi nhuận khá cao mà tỷ lệ rủi ro lại thấp tuy nhiên lại chiếm khá nhiều nguồn lực của ngân hàng vì các món vay đa số là khơng lớn, trước kia thơng thường các NHTM ít chú ý đến phân khúc này mà chỉ chú trọng cho vay doanh nghiệp có các khoản vay giá trị lớn, mặc dù vậy trong những năm gần đây sự ảnh hưởng của suy thối nền kinh tế dẫn đến doanh nghiệp khó khăn và phá sản nhiều dẫn dến nợ xấu ngân hàng tăng cao ghóp phần làm thay đổi chiến lược kinh doanh của nhiều ngân hàng.
Ngoài ra, các chủ thể kinh tế sản xuất kinh doanh rất đa dạng: Kinh tế nhà nước; Kinh tế cá thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế tập thể;...phát triển dưới nhiều loại hình. Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội cần hướng đến tất cả mọi đối tượng khách hàng.
Thật vậy, nếu ngân hàng mở rộng đối tượng khách hàng, mở rộng phạm vi cho vay thì sẽ giúp giảm thiểu rủi ro. Để làm được điều này, ngân hàng cần thực hiện quản trị rủi ro danh mục khách hàng, cụ thể như sau:
Xác định danh mục ngành hàng cần quản trị: Nếu chỉ tập trung cho vay vào
xấy dựng cho mình một danh mục đa dạng cần quản trị. Việc xác định và mở rộng danh mục khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng chia nhỏ được nguy cơ xảy ra rủi ro, hạn chế phần nào thiệt hại cho hoạt động cấp tín dụng.
Xác định hạn mức cho từng ngành hàng: Để xác định được hạn mức cho
từng ngành, ngân hàng phải nghiên cứu, phân tích các báo cáo về rủi ro của các ngành đó. Tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng một số bất cập như: khơng phải tồn bộ các lĩnh vực đều thực hiện phân tích về rủi ro, các phân tích chưa được chặt kỹ, chưa thể hiện rõ mối liên hệ giữa nhiều ngành với nhau đồng thời chưa xác định được hạn mức cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực. Vì vậy, cấp thiết nhất hiện nay là phải có một bộ phận chun mơn có khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra những nhận định cho tất cả các lĩnh vực nằm trong danh mục cho vay của NHTM. Việc phân tích, đánh giá này phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ để có được những số liệu chính xác nhất, cập nhật nhất. Từ đó, ngân hàng sẽ có quyết định về việc có nên mở rộng hay thu hẹp dư nợ của từng ngành hay không.