Quản trị rủi ro là một nội dung quan trọng gắn liền với mọi hoạt động của ngân hàng thuơng mại. Quản trị rủi ro tín dụng không có nghĩa là né tránh rủi ro, mà là xác định một mức rủi ro có thể chấp nhận đuợc, trên cơ sở đó đua ra các biện
pháp để bảo đảm rủi ro tín dụng của ngân hàng không vượt quá mức xác định trước đó. Hay nói cách khác các ngân hàng phải thành công trong việc những khoản tín dụng phải được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn (cả gốc và lãi), nghĩa là phải giảm thiểu được rủi ro tín dụng và đem lại lợi nhuận cao.
Tác giả đưa ra khái niệm quản trị rủi ro tín dụng như sau: Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình các NHTM áp dụng các nguyên lý, phương pháp và kinh nghiệm quản trị ngân hàng nhằm đưa ra các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa các rủi ro tín dụng có thể phát sinh, kiểm soát và xử lý các rủi ro tín dụng đã phát sinh nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong ngân hàng.
Nhìn chung, rủi ro tín dụng của ngân hàng xảy ra có nhiều mức độ khác nhau, xảy ra ở mức độ nhẹ thì ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được một phần gốc và lãi cho vay, còn ở mức độ nặng thì ngân hàng bị tổn thất cả vốn và lãi. Neu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng có thể mất khả năng thanh khoản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng.
Để hạn chế những rủi ro phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể như:
- Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn: phát hiện những biến cố không có lợi, ngăn chặn các tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng. Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngân hàng. Đây là quá trình logic chặt chẽ. Do đó, cần có quản trị để đảm bảo tính thống nhất.
- Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Trong ngân hàng, nhân viên có suy nghĩ và hành động khác, có thể trái ngược hoặc
cản trở nhau. Vì vậy, cần phải có quản trị để mọi người hành động một cách thống nhất. -Quản trị đề ra những mục tiêu cụ thể giúp ngân hàng đi đúng đường. Phải có kế hoạch hành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra.