CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG
2.3.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Hiện nay, HDBank đang áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung. Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và
tác nghiệp. Chúng ta đuợc làm quen với một khái niệm mới là Phòng Quan hệ khách hàng, là đầu mối tiếp xúc và tiếp nhận đầy đủ các yêu cầu của khách hàng để các bộ phận chức năng xem xét, phê duyệt. HDBank đang hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản trị rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tu...
Chuyển đổi mô hình từ quản lý chiều ngang sang mô hình chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó hoạt động cấp tín dụng đuợc quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng. Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau nhu quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng); bộ phận quản trị rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng nhu giám sát các quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng); bộ phận tác nghiệp (thực hiện luu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và luu trữ các khoản vay...). Việc tiến hành cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo huớng này để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng.
Tuy nhiên, việc triển khai theo mô hình này đã khiến HDBank gặp nhiều khó khăn. Truớc hết, khó khăn lớn nhất xuất phát từ yếu tố con nguời bởi sự thay đổi mô hình tổ chức đã ảnh huởng đến quyền hạn của các cán bộ có liên quan đến quá trình cấp tín dụng. Giờ đây, một quyết định tín dụng không phụ thuộc vào một cá nhân mà là sự đồng thuận của các lãnh đạo các bộ phận chức năng có vai trò đặc biệt trong quá trình tác nghiệp. Bên cạnh đó, sự phân tách bộ phận quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro tín dụng và quản lý nợ tạo nên những khối chức năng độc lập nhung lại chua đảm bảo đuợc mối dây liên kết chặt chẽ đôi khi còn xuất hiện những hiềm tỵ, cản trở nhau trong tác nghiệp. Trách nhiệm của các bộ phận tham gia vào hoạt động tín dụng chua thật sự rõ ràng, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý trong điều kiện tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn đang tồn tại khá phổ biến, đã dẫn đến sự e ngại trong các quyết định cấp tín dụng và làm ảnh huởng đến không chỉ hoạt động của bản thân ngân hàng đó mà còn đến cả nền kinh tế bởi khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của công chúng sẽ trở nên khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn. Sự hỗ trợ của hệ thống thông tin tín dụng cũng nhu khả năng tiếp cận khách hàng và cung cấp thông tin cần thiết của bộ phận quan hệ khách hàng chua đáp ứng đuợc các yêu cầu chính xác và giảm thiểu tình trạng thông tin bất cân xứng, do đó, những lo ngại của bộ phận quản trị rủi ro tín dụng trong các quyết định rủi ro gia tăng.
STT nhóm chi
chức khách hàng thể nhân cá nhân, hộ gia đình)
Bên cạnh đó, mô hình tổ chức cũng có nhiều ưu điểm đó là việc thực hiện sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, cũng như nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích họp... Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ phận quản trị rủi ro đối với quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu đưọc những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.
Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng của HDBank theo cấp bậc từ cao xuống thấp như sau:
(i) Hội đồng quản trị (ii) Ban điều hành
(iii) Ủy ban ALCO và quản trị rủi ro (iv) Hội đồng tín dụng Trung ương (v) Phòng QLRRTD tại Hội sở chính (vi) Hội đồng tín dụng cơ sở
(vii) Giám đốc chi nhánh
Trong đó, tham gia vào hoạt động cấp tín dụng có các Phòng nghiệp vụ tại Hội sở chính, các Chi nhánh và phòng giao dịch.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng/ quản trị rủi ro tín dụng của HDBank có trình độ chuyên môn, đưọc đào tạo bài bản, tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay đa số là các cán bộ trẻ nên kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế.