1.2.4.1. Nhân tố chủ quan
Quy trình tín dụng: Quản trị rủi ro tín dụng gắn liền với quy trình hoạt động tín dụng của ngân hàng, quy trình tín dụng thể hiện đường lối, tư duy và mức độ phát triển của ngân hàng. Do vậy nếu quy trình tín dụng phù hợp với quy mô ngân hàng, với bộ máy hoạt động, chất lượng cán bộ, môi trường kinh doanh. thì sẽ thúc đẩy hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định và bền vững, đồng thời đảm bảo cho cho quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả tốt. Ngược lại nếu quy trình tín dụng không phù hợp sẽ là lực cản đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, ngân hàng sẽ mất dần khách, tốc độ tăng trưởng ì ạch, trì trệ ngoài ra quy trình không phù hợp cũng ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng hệ thống nhận diện, cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, cũng như hoạt động kiểm soát và xử lý các rủi ro tín dụng đã phát sinh, công tác tính toán và phân tích nhằm đánh giá mức độ rủi ro tín dụng sẽ không còn độ chính xác. Do vậy, có thể nói quy trình tín dụng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng.
Chất lượng thông tin tín dụng: Ngày nay, sự phát triển đa dạng của nền kinh tế với nhiều loại hình doanh nghiệp và các ngành hàng khác nhau. Một doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực và có thể vay vốn tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng trong đó thông tin về một doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy, bộ phận thông tin tín dụng của ngân hàng với vai trò thu thập, sàng lọc thông tin và đánh giá về các khách hàng này sẽ hỗ trợ đáng kể thông qua cung cấp các thông tin cho bộ phận quản trị rủi ro tín dụng, với nhiệm vụ như vậy nên chất lượng thông tin tín dụng là đặc biệt quan trọng, nếu thông tin không chuẩn xác, không có nguồn gốc, không chính thống. thì sẽ ảnh hưởng tới công tác nhận biết, phòng ngừa, đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng.
Chất lượng đội ngũ cán bộ: Nhân tố này có ý nghĩa quan trọng với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, khi ngân hàng xây dựng quy mô hoạt động, quy trình tín dụng và các chính sách tín dụng thì phải có đội ngũ cán bộ đủ trình độ và kinh nghiệm để thực hiện đồng thời đảm bảo thực hiện tốt các mục đích mà ngân hàng đã đặt ra. Neu chất luợng cán bộ không đáp ứng đuợc các yêu cầu thực hiện thì sẽ ảnh huởng không tốt đến thực hiện các mục tiêu trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, với đội ngũ cán bộ trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, xử lý tình huống linh hoạt góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo thực hiện mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao kết quả quản trị rủi ro tín dụng.
1.2.4.2. Nhân tố khách quan
Cơ chế điều hành: Sự thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, NHNN và các hoạt động của nền kinh tế sẽ ảnh huởng trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một chính sách nhịp nhàng, ổn định thì quản trị rủi ro tín dụng đem lại hiệu quả cao. Nguợc lại, một chính sách điều hành giật cục, có sự thay đổi thuờng xuyên của các cấp có thẩm quyền về các quyết định chính sách tín dụng, hạn mức tín dụng, lãi suất, tỷ giá...và thay đổi liên tục trong thời gian ngắn, làm cho các bộ phận thực hiện bên duới không thể theo kịp mức độ thay đổi này, điều này tác động tới hoạt động quản trị rủi ro của chính ngân hàng.
Quản lý của Nhà nước: Một số văn bản chính sách do Chính phủ, NHNN ban hành chua rõ ràng và nhất quán, các văn bản đuợc ban hành ra nhung khả năng thực hiện trong thực tế còn nhiều hạn chế, làm cho các ngân hàng rất lúng túng trong việc ban hành các văn bản nội bộ để áp dụng. Điều này làm cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trở nên bị động, buộc phải thay đổi hoặc hạn chế phát huy hiệu quả.
Khách hàng cố tình dấu diếm những thông tin bất lợi: Tình trạng thông tin bất cân xứng giữa khách hàng và ngân hàng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu nhu, chất luợng thông tin là nhân tố chủ quan của ngân hàng ảnh huởng đến quản trị rủi ro tín dụng thì thông tin do khách hàng không cung cấp, hoặc cung cấp không đầy đủ là nhân tố khách quan ảnh huởng đến việc đo luờng, dự đoán và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Nhận thức về quản trị rủi ro tín dụng có hạn chế nhất định. Bao gồm: (i) Nhận thức sai lầm trong mối quan hệ và tầm quan trọng giữa rủi ro, kinh doanh và nguồn vốn, xem xét chua đầy đủ về những khả năng mất vốn do những rủi ro tiềm ẩn gây ra, chủ quan về mở rộng kinh doanh, tăng truởng cho vay phụ thuộc chủ yếu vào huy động tiền gửi, phát triển kinh doanh thiếu căn cứ; (ii) Một số nhà quản lý ua thích rủi ro, khi xem xét hồ sơ của khách hàng truyền thống chỉ dựa vào các tài liệu đuợc cung cấp, nhu báo cáo bằng văn bản, báo cáo tài chính, không thực hiện đánh giá rủi ro một cách khách quan. Do đó làm mất đi sự chính xác và tính hiện thực khi xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Thiếu kinh nghiệm và hạn chế trong kỹ năng quản lý: có hiện tuợng ngân hàng thiếu biện pháp hiệu quả để xác định, định huớng và kiểm soát rủi ro trong từng khu vực, số liệu quá khứ không đầy đủ, hệ thống thông tin không cập nhật, kinh nghiệm cá nhân nhiều khi lạm dụng có thể để lại hậu quả cho hoạt động ngân hàng. Do đó, biện pháp quản lý yếu kém có nguy cơ tập trung và mang tính hệ thống.
Cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, tập trung quá cao cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng, tất yếu dẫn đến việc giảm thấp điều kiện cung cấp tín dụng, nới lỏng kiểm soát cho vay: Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nuớc ta hiện nay là cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực nhu: mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng luới, tập trung vào các thành phố lớn và các khu công nghiệp, mở rộng cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, khi có càng nhiều ngân hàng, nhiều chi nhánh trên cùng một địa bàn thì sự cạnh tranh càng trở lên gay gắt. Xu huớng này không chỉ tạo sự cạnh tranh giữa ngân hàng này với ngân hàng khác mà còn tạo ra sự cạnh tranh giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống. Hậu quả của việc mở rộng quá nhiều chi nhánh cùng với áp lực thực hiện chỉ tiêu tăng truởng tín dụng đuợc giao khiến cho các ngân hàng hạ tiêu chuẩn cho vay, tâm lý sợ mất khách hàng khiến cho các ngân hàng đối diện với những vấn đề sau: đánh giá sơ sài hiệu quả đầu tu của phuơng án sản xuất kinh doanh, không thuờng xuyên giám sát vay vốn đặcbiệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch cách xa địa bàn của chi nhánh. Và điềunày đã ảnh huởng đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong kinh doanh ngân hàng việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Chương 1 của luận văn đã khái quát những vấn đề cơ bản vể rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong đó tập trung làm rõ khái niệm, các chỉ tiêu phản ánh và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNPHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG