Định hướng phát triển kinh doanh

Một phần của tài liệu 1301 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hùng vương thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 84)

Một ngân hàng muốn phát triển phải luôn xác định mục tiêu cho mình, hiểu rõ điều đó ban điều hành HDBank đã đề ra mục tiêu phát triển chung của ngân hàng trong thời gian tới nhu sau:

> Tăng vốn điều lệ và nâng cao thị giá cổ phiếu của HDBank

>Đẩy mạnh huy động vốn từ dân cu và các tổ chức kinh tế, tiếp tục phát triển các nghiệp vụ truyền thống và sản phẩm mới

> Phát triển nguồn nhân lực, tái cơ cấu bộ máy tổ chức.

> Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

>Đẩy mạnh tăng nguồn thu từ dịch vụ, giảm tỉ trọng nguồn thu từ tín dụng, đảm bảo các chỉ số an toàn trong hoạt động

> Phát triển mạng luới trên khắp các tỉnh thành trong cả nuớc

> Phát triển thuơng hiệu HDBank

> Đẩy mạnh công tác pháp chế, thu hồi nợ

Đối với HDBank - Chi nhánh Hùng Vuơng nói riêng trong công tác cho vay BĐS thực hiện chủ truơng của Ban lãnh đạo chi nhánh nhằm thực hiện các chiến luợc đề ra: có nguồn vốn và tổng du nợ cao, mạng luới rộng và có chất luợng, có đội ngũ cán bộ giỏi đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng; công nghệ và công cụ điều hành ngày càng hiện đại, có khả năng tài chính ngày càng mạnh nhằm phát huy các uu thế trong cạnh tranh, giữ vững đuợc địa bàn hoạt động, mở rộng quan hệ với khách hàng kinh doanh có hiệu quả, thắt chặt quan hệ với

khách hàng truyền thống đảm bảo tăng trưởng đều đặn, liên tục, an toàn. Mục tiêu cụ thể:

• Tổng nguồn vốn huy động tăng trên 20%

• Đầu tư tín dụng tăng. Trong đó, dư nợ vay ngắn hạn chiếm tối thiểu 50%, dư nợ cho vay BĐS chiếm 35% tổng dư nợ.

• Tổng tài sản tăng trên 1000 tỷ đồng

• Thành lập thêm một số phòng giao dịch tại các địa điểm đẹp, cơ sở khang trang, thiết bị hiện đại nhằm tạo hình ảnh đẹp, uy tín trước khách hàng.

• Đẩy mạnh phát triển dịch vụ Ngân hàng, phấn đấu thu nhập từ dịch vụ chiếm 30% tổng nguồn thu.

Dựa trên những điều kiện thuận lợi về địa bàn đầu tư còng như định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội trong hoạt động tín dụng là “an toàn và hiệu quả”, Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội dự kiến hoạt động tín dụng trong những năm tới sẽ là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Mặt khác, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác và sự phát triển của các hình thức đầu tư trực tiếp, hoạt động tín dụng của ngân hàng có chiều hướng tăng trưởng chậm lại. Cụ thể định hướng phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới như sau:

- Về cho vay ngắn hạn: tiếp tục thẩm định và cho vay các doanh nghiệp sản xuất

kinh doanh mặt hàng thiết yếu theo định hướng phát triển như điện, điện tử, các sản phẩm công nghệ cao đồng thời hỗ trợ xuất khẩu. Tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn

để đầu tư tài sản cố định, tăng nhanh tốc độ giải ngân của các dự án trung và dài hạn đã

ký kết, đồng thời tiếp tục tìm kiếm những dụa án khả thi có hiệu quả.

- Về đối tượng cho vay: ngân hàng chủ trương giảm tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động không có hiệu quả. Ngân hàng sẽ tập trung cho vay các đối tượng là công ty lớn có tình hình tài chính lành mạnh. Ngoài ra ngân hàng còng chú trọng đầu tư đối với các doanh nghiệp được cổ phần hóa từ các doanh nghiệp nhà nước trước đây và các doanh nghiệp có quy mô

vừa và nhỏ.

- Tích cực tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có tài sản đảm bảo. Đặc biệt ngân hàng sẽ tiếp cận các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và ngân hàng có chi nhánh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả.

- Khuyến khích những khách hàng hiện tại đưa tài sản đảm bảo vào thế chấp tại ngân hàng, tăng dần tỷ lệ vay có tài sản đảm bảo.

- Tăng cường công tác khách hàng trên cơ sở áp dụng mô hình quan hệ khách

hàng theo phương thức quản lý khách hàng của các ngân hàng hiện đại trên thế giới. Sắp xếp, phân loại khách hàng theo hệ thống chấm điểm của Habubank.

- Bám sát, theo dõi chặt chẽ các đơn vị có nợ tồn đọng, đồng thời tích cực thu

hồi những khoản nợ đọng đã được xử lý, được trích lập dự phòng rủi ro.

Tăng cường công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, phát huy tốt hơn vai trò của phòng quản lý rủi ro tín dụng nhằm phát hiện, kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu 1301 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hùng vương thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w