Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1301 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hùng vương thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 31)

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bảo gồm mô hình tổ chức quản trị rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro

được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản trị tín dụng.

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về chủ thể, đối tượng và cơ chế, chính sách mà chủ thể quản lý dùng để tác động vào đối tượng quản lý là rủi ro tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao kết quả quản trị rủi ro tín dụng.

Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng phải nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng. Hiện nay ở Việt Nam có hai mô hình phổ biến được áp dụng. Đó là mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán. Mà trong đó bao gồm các chủ thể sau tham gia vào mô hình:

(i) Hội đồng quản trị (ii) Ban điều hành

(iii) Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban ALCO (iv) Khối QLRRTD tại Hội sở chính

(v) Các Chi nhánh trực tiếp kinh doanh Cụ thể:

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị có vai trò quan trọng đối với việc giám sát cấp tín dụng và chức năng quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị là phê duyệt chiến lược rủi ro tín dụng, các chính sách quan trọng liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nó dựa trên chiến lược kinh doanh tổng thể của ngân hàng. Các chiến lược tổng thể và các chính sách quan trọng phải được xem xét lại hàng năm. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị trong quản lý rủi ro tín dụng như sau:

- Phê duyệt chiến lược, chính sách tín dụng, cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Đảm bảo rằng rủi ro tín dụng mà ngân hàng tiếp xúc được duy trì ở mức độ thận trọng và phù hợp với khả năng về vốn của ngân hàng, cần phải đặt trong mối tương quan với mức độ chấp nhận rủi ro chung của toàn ngân hàng.

- Đảm bảo rằng các nhà quản lý cấp cao và cá nhân chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm chuyên môn và kiến thức tốt, thuờng xuyên đuợc đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên ngành để thực hiện chức năng quản trị rủi ro tín dụng.

- Đảm bảo ngân hàng có khung quản trị rủi ro tín dụng đủ mạnh để có thể xác định, đo luờng, giám sát, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng.

- Đảm bảo cho hoạt động kiểm toán nội bộ đủ chức năng và thẩm quyền để xem xét hoạt động tín dụng, để đánh giá các quy trình, chính sách, thủ tục có đuợc tuân thủ và thực hiệm đầy đủ không;

- Xem xét chính sách tín dụng nội bộ và các đối tuợng liên quan. - Phê duyệt trực tiếp các khoản tín dụng lớn, vuợt mức thẩm quyền.

- Xem xét báo cáo định kỳ của Ban điều hành, thanh tra và kiểm toán (nội bộ và bên ngoài) nhằm đảm bảo tính tuân thủ và hiệu quả hoạt động của chính sách.

Ban điều hành

Ban điều hành có nhiệm vụ thực hiện chiến luợc và chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, đảm bảo rằng các quy trình, thủ tục đặt ra để quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng, chất luợng tín dụng phù hợp với chiến luợc và chính sách về quản lý rủi ro tín dụng. Trách nhiệm của Ban điều hành gồm:

- Thiết lập và phát triển chính sách tín dụng, quy trình/thủ tục quản lý tín dụng nhu là một phần trong khuôn khổ tổng thể quản lý rủi ro tín dụng đuợc phê duyệt bởi Hội đồng quản trị.

- Triển khai thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng

- Đảm bảo thực hiện và phát triển hệ thống báo cáo phù hợp về nội dung, hình thức, tần số thông tin liên quan đến danh mục tín dụng và rủi ro tín dụng, cho phép phân tích hiệu quả, quản lý thận trọng và kiểm soát rủi ro tín dụng hiện tại và tiềm năng.

- Giám sát và kiểm soát bản chất và thành phần của danh mục tín dụng. - Giám sát chất luợng tín dụng.

- Thiết lập kiểm soát nọi bộ đuợc phân định rõ trách nhiệm về quyền hạn để đảm bảo hiệu quả quá trình quản lý rủi ro tín dụng.

- Phổ biến kịp thời chính quản lý rủi ro tín dụng, các thủ tục tới tất cả các cá nhân trong quy trình.

- Trình lên hội đồng quản trị khoản vượt mức thẩm quyền phán quyết

- Báo cáo toàn diện các khoản tín dụng quan trọng, thành phần và bản chất của danh mục tín dụng lên Hội đồng quản trị ít nhất một năm một lần.

Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban ALCO

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro cho toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng.

- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông phê duyệt chiến lược quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng;

- Xây dựng các chiến lược ứng phó với rủi ro tín dụng trong đó có các chương trình dự phòng và duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên;

- Phê duyệt mô hình tổ chức, phương pháp, quy trình, hệ thống các công cụ đo lường, định dạng rủi ro và các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng do khối QLRRTD đệ trình;

- Điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có liên quan đến vấn đề quản lý rủi ro trong ngân hàng;

- Theo dõi việc thực hiện chiến lược đã vạch ra.

Khối QLRRTD tại Hội sở chính

Khối quản lý rủi ro là Khối nghiệp vụ trực thuộc Ban điều hành, được thành lập để thực hiện trực tiếp các nghiệp vụ quản lý rủi ro của ngân hàng. Các chức năng của khối QLRRTD như sau:

- Xây dựng chiến lược và các chính sách quản lý rủi ro tín dụng trình Hội đồng quản trị, Ban điều hành xem xét phê duyệt.

- Xác định các rủi ro tín dụng hiện hành, rủi ro tín dụng chưa phát hiện và các loại rủi ro mới của ngân hàng để có các biện pháp xử lý kịp thời.

- Đề xuất và tham gia xây dựng các chính sách, quy trình, quy chế, thủ tục, xây dựng; đề xuất hạn mức cấp tín dụng và cơ chế kiểm soát rủi ro tín dụng đối cới các khoản cho vay.

giá rủi ro tín dụng, các biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

- Giám sát đảm bảo việc tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng và các giới hạn đặt ra.

- Đào tạo nhân viên, cập nhật về cơ sở dữ liệu, các chính sách về quản lý rủi ro và thực hiện tự đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng theo định kỳ, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời những thiếu sót còn hạn chế đảm bảo hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng ngày càng nâng cao.

- Báo cáo kết quả giám sát rủi ro tín dụng định kỳ lên Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban ALCO.

Các Chi nhánh trực tiếp kinh doanh

- Các chi nhánh trực tiếp kinh doanh vừa trực tiếp chấp nhận mức độ rủi ro tín dụng vừa thực hiện quản trị rủi ro tín dụng ở tầm vi mô theo thẩm quyền phân cấp của ngân hàng trong từng thời kỳ.

- Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng không chỉ ở bộ phận kinh doanh trực tiếp, mà tất cả các cán bộ trong ngân hàng đều phải tham gia hỗ trợ quản trị rủi ro ở các mức độ khác nhau. Qua đó hình thành nên văn hóa kiểm soát rủi ro tại ngân hàng.

Trong thời gian gần đây, đã có một sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng của một số ngân hàng Việt Nam. Giờ đây, hầu hết chúng ta không còn thấy Phòng tín dụng, là bộ phận truớc đây tiếp xúc khách hàng và tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn để xem xét quyết định cho vay. Chúng ta sẽ đuợc làm quen với một khái niệm mới là Phòng Quan hệ khách hàng, là đầu mối tiếp xúc và tiếp nhận đầy đủ các yêu cầu của khách hàng để các bộ phận chức năng xem xét phê duyệt. Những thay đổi cơ bản trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng đang đuợc các ngân hàng này áp dụng là:

+ Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tu ...

Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.

+ Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay...).

Một phần của tài liệu 1301 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hùng vương thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w