> Quá trình hình thành:
Ngày 14/01/2014, Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh đã được thành lập tại địa chỉ 249A Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Chi nhánh Hùng Vương là đơn vị thứ 200 trong hệ thống điểm giao dịch của HDBank trên toàn quốc, và là đơn vị thứ 5 tại Hà Nội. HDBank Hùng Vương nằm ở vị trí khu vực trung tâm thành phố với nhiều hoạt động buôn bán nhộn nhịp và có nhiều doanh nghiệp đặt trụ sở nên cũng có nhiều tác động đến hoạt động kinh của chi nhánh. Một mặt, Chi nhánh có điều kiện tiếp xúc và thu hút số lượng lớn khách hàng, tạo tiền đề
cho việc đa dạng hoá và mở rộng các loại hình dịch vụ. Mặt khác, chi nhánh gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên cùng địa bàn như: ngân hàng Á Châu, ngân hàng TMCP Quân Đội, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng,.. .Chi nhánh ra đời sẽ góp phần phục vụ nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng của các tổ chức kinh doanh và các tầng lớp dân cư tại địa phương và các vùng lân cận.
Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh, HDBank Chi nhánh Hùng Vương đã trở thành một trong những ngân hàng có uy tín, quan hệ với các đối tác ngày càng mở rộng. Chi nhánh đang cố gắng vươn lên, khắc phục những khó khăn trước mắt, không ngừng nâng cao quản trị rủi ro tín dụng góp phần đáng kể vào sự phát triển của toàn hệ thống.
Hùng Vương hoạt động với các chức năng chủ yếu: - Nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng;
- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng;
- Dịch vụ thoanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union; - Thu đổi ngoại tệ;
- Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (HDBank Card); - Các dịch vụ ngân hàng khác ...
Chi nhánh Hùng Vương được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các CN/PGD trong hệ thống, cho phép khách hàng gửi tiền tại chi nhánh Hùng Vương và rút tiền tại bất kỳ nơi nào trong hệ thống HDBank trên toàn quốc và ngược lại, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (home banking, phone banking,
internet banking và mobile banking).
> Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy tổ chức của HDBank - Chi nhánh Hùng Vương được thiết lập theo mô hình quản lý chức năng riêng biệt nhưng vẫn có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ. Người lãnh đạo chịu trách nhiệm hoàn toàn về những kết quả của đơn vị mình.
15/14 16/15
Tiền gửi thanh toán 32
0^ 3 38 451 1^ ĨĨT
Ban Giám đốc: Gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc và các trưởng phòng của các phòng ban giám sát và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng.
Giám đốc: Là người tổ chức chỉ đạo điều hành, quản lý và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của chi nhánh như: hoạt động kinh doanh, quản lý nhân viên, quan hệ hợp tác, đầu tư.. .quyết định toàn bộ hoạt động của chi nhánh đồng thời phải chịu trách nhiệm trước HDbank và pháp luật về mọi quyết định của mình.
Phó giám đốc: Điều hành và quản lý các công việc do Giám đốc phân công, phát triển hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Ban giám đốc có quyền xử lý và kiến nghị lên tổng giám đốc hay các cấp có thẩm quyền xử lý những hành vi, vi phạm về các nghiệp vụ và các dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Ban giám đốc là đại diện pháp nhân của chi nhánh, và là người chịu trách nhiệm trực tiếp với Hội đồng Cổ đông.
Bộ phận kế toán: Với nhân sự bao gồm 1 kế toán trưởng và 1 kế toán viên.Nhiệm vụ chính là hàng tháng hạch toán kế toán chi tiêu, hạch toán và báo cáo thuế, kế toán thanh toán.
Bộ phận khách hàng doanh nghiệp: Phụ trách quan hệ, tiếp xúc khách hàng doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ như: hoạt động bảo lãnh, thực hiện các khoản cho vay, thẩm định hồ sơ tín dụng, kiểm tra quy trình sử dụng vốn của các đơn vị vay vốn, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, ký quỹ, mở L/C, tư vấn khách hàng về thị trường.
Bộ phận khách hàng cá nhân, tổ hỗ trợ và nghiệp vụ: Phụ trách quan hệ, tiếp xúc khách hàng cá nhân, thực hiện nghiệp vụ như: cho vay, thẩm định hồ sơ tín dụng, kiểm tra quy trình sử dụng vốn của các đơn vị vay vốn.
Bộ phận giao dịch - ngân quỹ: Huy động vốn, giải ngân cho các hộ kinh doanh cá thể quản lý gửi tiền, phát hành thẻ, kiều hối, dịch vụ gửi tiền, chuyển tiền, quản lý, lưu thông, cung ứng tiền mặt cho hoạt động của toàn đơn vị; phát hiện xử lý các loại tiền giả, séc giả, séc mất cắp theo đúng quy định.; cất giữ, bảo quản chìa khóa kho, két, thùng đựng tiền, cóp đựng tiền theo đúng chế độ quy định.
Bộ phận hành chính nhân sự: Thực hiện chức năng quản lý nhân viên trong
đơn vị, các vấn đề liên quan đến an ninh cho các hoạt động trong đơn vị tham mưu cho Giám đốc trong việc hình thành mô hình tổ chức bộ máy của đơn vị, bố trí cán bộ vào những công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người, xem xét đề xuất năng lực, điều động, đề bạt, đào tạo kỷ luật, tiếp nhận và lưu trữ công văn, cung cấp đồ dùng trong hoạt động hàng ngày cho các phòng ban, kiểm tra bố trí nhân viên trực bảo vệ, chăm lo đời sống cho cán bộ.
Nhân viên Hội sở làm việc độc lập tại chi nhánh: Ngoài các chức danh, phòng ban trên tại HDBank - Chi nhánh Hùng Vương còn có các nhân viên thuộc sự quản lý của hội sở nhưng lại làm việc tại chi nhánh bao gồm: Nhân viên thẩm định tài sản (AREV), nhân viên công nghệ thông tin (IT), nhân viên kiểm toán nội bộ.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh khá gọn gàng và chặt chẽ, có hệ thống kỹ thuật hiện đại. Do đó, các nghiệp vụ của Chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2014 - 2016
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Toàn bộ hệ thống ngân hàng HDBank nói chung và HDBank Hùng Vương nói riêng đều đang đẩy mạnh hoạt động nghiệp vụ huy động vốn và đang thực hiện một cách hiệu quả các biện pháp huy động nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu mở tài khoản của khách hàng. Đồng thời, chi nhánh luôn tích cực duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống và chủ động tìm kiếm khách hàng có nguồn tiền gửi lớn. Tình hình huy động của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của HDBank chi nhánh Hùng Vương
1 Theo kỳ hạn___________________________________________________________
1.1 Ngắn hạn______________ 178,8 220,0 123.04 260,94 118.57 1.2 Trung và dài hạn________ 180,6
6 2 150,8 8 83.4 7 186,01 123.34
2 Theo loại tiền
2.1 Triệu VND____________ 255,1 248,5 97.3 305,13 122.79 2.2 Triệu USD ________ 5.03 5.04 100.23 7.17 14,21 J____ Tổng dư nợ____________ 359,5 2 0 370,9 103.16 446,96 120,51
(Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của HDBank - Chi nhánh Hùng Vương)
36
Có thể thấy, vốn huy động tại chỗ tăng đều đặn qua các năm. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có sự tăng truởng nhanh chóng và ổn định, năm 2015 đạt mức tăng truởng 25% so với năm 2014 đạt 570 tỷ đồng. Năm 2016, mức huy động vốn từ hình thức này là 612 tỷ đồng. Để đạt đuợc mục tiêu tăng truởng huy động vốn từ nền kinh tế đạt 10% HDBank chi nhánh Hùng Vuong trong năm 2016 đã tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các hình thức và các sản phẩm huy động vốn nhằm khai thác tối uu các nguồn vốn trên thị truờng; đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, khuyếch truong sản phẩm, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, khôi phục mảng vay nợ viện trợ và uỷ thác, tiếp nhận và quản lý nguồn vốn từ các đối tác nuớc ngoài của HDBank.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của HDBank chi nhánh Hùng Vuong ngày càng phát triển, đa dạng sản phẩm và đối tuợng khách hàng đáp ứng đuợc nhu cầu vay vốn của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thực hiện đầu tu mở rộng dự án và mở rộng sản xuất kinh doanh, tài trợ vốn luu động và các nhu cầu vốn khác.
Hoạt động tín dụng góp phần mang lại nguồn thu lớn và chủ yếu cho chi nhánh Hùng Vuơng, khẳng định đuợc vị thế của ngân hàng, thuơng hiệu trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, HDBank chi nhánh Hùng Vuong vẫn là một chi nhánh còn non trẻ trên địa bàn, du nợ tín dụng chua cao nhung đang đều đặn tăng lên cho thấy sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cán bộ tại đây. Chi tiết du nợ tín dụng tại Chi
nhánh từ năm 2014 - 2016 nhu sau:
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của HDBank - Chi nhánh Hùng Vương
Trong giai đoạn 2014-2016, định hướng hoạt động tín dụng là “Tăng cường công tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế” đã góp phần làm tăng trưởng tín dụng năm 2016.
Trong năm 2016, tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 31/12/2016 đạt 446,965 tỷ đồng, tăng 20.51 % so với năm 2015 và đạt 100,46% kế hoạch. Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng mạnh vào năm 2015 và tăng chậm hơn năm 2016. Năm 2015, dư nợ tín dụng tăng mạnh là do đây là năm thứ 2 HDBank chi nhánh Hùng Vương đi vào hoạt động, là một ngân hàng mới trên địa bàn, thị trường mới phát triển; bên cạnh đó, HDBank chi nhánh Hùng Vương là một ngân hàng có uy tín, thu hút nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên, nếu so với các ngân hàng khác trên địa bàn, thì tổng dư nợ của HDBank chi nhánh Hùng Vương còn thấp. Năm 2016 đã đi qua với nền kinh tế đạt được một số kết quả khả quan và vĩ mô tiếp tục duy trì sự ổn định. Đối với hoạt động ngân hàng, năm qua chứng kiến nhiều cung bậc cảm xúc khi quá trình tái cấu trúc ngành tiếp tục diễn ra, tuy nhiên hoạt động ngân hàng dù còn nhiều khó khăn nhưng vẫn đảm bảo mức độ ổn định và niềm tin vào hệ thống.
Biểu đồ 2.1. Dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn qua các năm
Đvt: Tỷ đồng
(Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của HDBank - Chi nhánh Hùng Vương)
Tới năm 2016, HDBank chi nhánh Hùng Vương đã có những bước tiến mạnh trong lĩnh vực tín dụng khi mà dư nợ tăng lên con số 446 tỷ đồng tăng 20.51%, nguyên nhân sâu xa từ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn lên 260 tỷ, tăng 18.57% và
Số tiền % Số tiền %
tăng trưởng tín dụng trung dài hạn lên 186 tỷ, tăng 18.57%.
Dư nợ tín dụng của ngân hàng HDBank chi nhánh Hùng Vương theo thành phần kinh tế giai đoạn 2014-2016 chủ yếu tập trung vào cho vay DNNQD, tăng trưởng tín dụng của chi nhánh phần lớn tập trung tới các doanh nghiệp lớn, chưa chú trọng đúng mức vào các hộ sản xuất kinh doanh, tỷ trọng dư nợ của hộ kinh doanh trong tổng dư nợ còn thấp. Vì vậy, sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Do đó giai đoạn 2015-2016 chi nhánh đã có sự thay đổi rõ rệt tăng cho vay đối với các thành phần cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, chi nhánh mở rộng cho vay thêm đối với lĩnh vực cầm đồ.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh — Chi nhánh Hùng Vương trong thời gian qua
Năm 2016 là đánh dấu bước phục hồi sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Đồng thời với đó là những bước tiến gần hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt tạo ra cơ hội nhưng mặt khác cũng khiến cho hoạt động của ngân hàng nói chung và của HDBank nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Thanh khoản hết thiếu lại thừa, tín dụng hết nóng lại lạnh.
Vượt qua nhiều khó khăn thách thức do tác động của môi trường kinh doanh mang lại, hoạt động của HDBank chi nhánh Hùng Vương trong năm qua vẫn giữ được sự phát triển ổn định. Có thể điểm qua một số nét chính như sau:
- Hệ thống Quy chế nội bộ của ngân hàng cũng từng bước được hoàn thiện, bổ sung như: Quản trị nội bộ, quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng, quy định về bảo lãnh, chính sách quản lý rủi ro, quy chế chi trả lương.
- Chi nhánh Ngân hàng đã tiếp tục hoàn thiện cơ cấu quản trị, tái cơ cấu lại mô hình hình thức kinh doanh tiền tệ, khối bán lẻ, củng cố lại đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên... nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản trị, điều hành.
- Hoàn thành về cơ bản các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, huy động vốn từ nền kinh tế, dư nợ cho vay khách hàng so với 2016 tương ứng là 12,46 %, 10.48% và 15,53%. Lợi nhuận trước thuế đạt 2,324 tỷ đồng (sau khi đã trích lập 1,971 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng và 800 triệu đồng dự phòng giảm giá
chứng khoán và các khoản đầu tư dài hạn), tăng 5,56% so với năm 2015.
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TAI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH