Thời gian qua do chịu hậu quả của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính thế giới nên diễn biến thị trường tài chính tiền tệ trong nước khá phức tạp, ngoài ra với biến động bất ổn từ các yếu tố tự nhiên như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh.. .cũng làm cho nhiều ngành, doanh nghiệp trong nền kinh tế đều rơi vào tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ khi nào, do đó công tác định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khi cấp tín dụng là hết sức cần thiết.
3.1.2.1 Định hướng về xây dựng chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng xây dựng nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng cho khách hàng chặt chẽ các nguyên tắc
- Tuân thủ pháp luật: Tất cả các cán bộ, nhân viên tham gia có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên
quan . Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của HDBank, không được lợi dụng tài sản và uy tín của HDBank vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng
- Chế tài tín dụng gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng: Xác định và phân chia rõ ràng trách nhiệm quản trị rủi ro tín dụng đối với từng cấp bậc trong hệ thống, đối với từng mức nằm trong thẩm quyền phê duyệt tín dụng, các bộ phận thực hiện quản trụ rủi ro tín dụng cụ thể đối với từng hạn mức đó nhằm đảm bảo hiệu quả chung của toàn ngân hàng.
- Đảm bảo tính thực tế: Chính sách xây dựng đảm bảo tính thực thi cao trong toàn bộ hệ thống, khi ban hành ra cần được áp dụng ngay vào thực tế, yêu cầu thủ tục đơn giản, khoa học và phù hợp với các quy định liên quan của pháp luật, tránh tình trạng chính sách ban hành ra nhưng ban hành kèm theo một loạt các thông tư hướng dẫn thực hiện nhưng không đưa lại hiệu quả như mong muốn.
- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của HDBank trong từng thời kỳ: Chiến lược kinh doanh của HDBank cũng thường xuyên thay đổi theo các mục đích kinh doanh khác nhau và sự thay đổi của các chính sách kinh tế của Nhà nước, vì vậy các chính sách tín dụng cũng luôn cần thay đổi linh hoạt nhằm đảm bảo phù hợp, sự thay đổi cần dựa trên nền tảng khoa học và lợi ích của HDBank. Các chính sách mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở thực tế hoạt động và định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp với các phòng chức năng khác trong hệ thống.
- Đảm bảo nắm bắt các cơ hội kinh doanh: Chính sách tín dụng vừa đảm bảo an toàn tín dụng, song vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế cho các Chi nhánh, thực tế do tính chất cạnh tranh ngày càng lớn từ các TCTD khác nên chính sách phân quyền cần xác định tương đối chính xác quyền tự quyết của các Giám đốc Chi nhánh để Chi nhánh kịp thời nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu, định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn.
- Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: Phương châm khách hàng là thượng đế do đó HDBank thống nhất các chính sách khách hàng, không phân biệt
thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước) phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Các ưu đãi trong tín dụng chỉ căn cứ vào năng lực hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của khách hàng.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân: Chính sách tín dụng của HDBank cần đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm phát huy và khai thác tối đa năng lực của cá nhân, đồng thời nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình.
3.1.2.2. Các mục tiêu thực hiện
Trên cơ sở các chính sách tín dụng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của HDBank nhằm đáp ứng được các mục tiêu sau:
HDBank chi nhánh Hùng Vương giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay tăng 15% so với thực hiện 2016. Cơ cấu tín dụng được phân bổ như sau:
- Dư nợ kế hoạch 2017 của Phòng Khách hàng 475,021 tỷ đồng. Phòng Khách hàng lưu ý đảm bảo tỷ trọng dư nợ khách hàng vừa và nhỏ trong tổng dư nợ ở mức 28%.
- Tỷ trọng Dư nợ khách hàng thể nhân trong tổng dư nợ: 10%, tương ứng với 47 tỷ đồng dư nợ, tập trung ở Phòng Khách hàng thể nhân và các PGD
- Tỷ lệ nợ xấu tối đa: 3.50%
- Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở giảm tối đa rủi ro tín dụng, đảm bảo tăng trưởng tín dụng theo chính sách và định hướng phát triển tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ.
- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những vùng miền, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và nhóm khách hàng đang hoạt động hiệu quả, có tiềm năng phát triển và tăng trưởng: không đầu tư quá lớn, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành hàng/khách hàng cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai...
- Xây dựng hoàn thiện và ban hành các chỉ tiêu tài chính đánh giá rủi ro tín dụng, các báo cáo phân tích ngành nhằm cảnh báo sớm rủi ro, tăng khả năng phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng. Đưa vào ứng dụng cho toàn hệ thống và thực hiện kiểm soát định kỳ.
- Xây dựng các quy định về cấp tín dụng cho nhóm khách hàng liên quan nhằm thẩm định và xác định tương đối chính sách giá trị tín dụng cho khách hàng, kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn luân chuyển và cơ chế hoạt động các công ty trong nhóm nhằm giảm tối đa rủi ro xảy ra.
- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tối đa tổn thất rủi ro tín dụng gây ra.
- Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm rủi ro hướng đến các chuẩn mực và thông lệ quốc tế quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng.