Đặc điểm hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 1419 tổ chức công tác kế toán tại NHTM CP đông nam á thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 32)

a) Đặc điểm hoạt động kinh doanh và cơ chế quản lý của Ngân hàng thương mại

NHTM và cơ cấu hoạt động của nó đóng vai trò quan trọng nhất trong các thể chế tài chính của mỗi nước. Hoạt động của NHTM đa dạng, phong phú và có phạm vi rộng lớn, trong khi các tổ chức tài chính khác thường hoạt động trên một vài lĩnh vực hẹp và theo chiều hướng chuyên sâu. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Đối tượng kinh doanh của Ngân hàng là tiền tệ. Tiền tệ có tính xã hội hóa và tính nhảy cảm rất cao. Một sự biến động nhỏ về kinh tế, xã hội cũng có thể gây ra những biến động cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Về phương diện hoạt động Ngân hàng chủ yếu hoạt động dựa vào vốn huy động từ bên ngoài. Khoảng 90% vốn kinh doanh của Ngân hàng là nguồn vốn Ngân hàng chỉ được phép sử dụng với các điều kiện ràng buộc nhất định mà không có quyền sở hữu.

- Mặc dù kinh doanh Ngân hàng không trực tiếp tham gia vào sản xuất và lưu thông hàng hóa như doanh nghiệp thông thường những hoạt động của NHTM liên quan đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và bộ phận lớn dân cư.

- Hoạt động Ngân hàng có tính hệ thống - giữa các NHTM có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài hoạt động huy động tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ khác cho khác hàng, các NHTM còn thường xuyên vay vốn của nhau trên thị trường liên Ngân hàng và có tài khoản của mình ở các NHTM khác. Bởi vậy rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng có phản ứng dây chuyền, NHTM phải chịu sự giám sát chặt chẽ và thường xuyên của các cơ quan quản lý vĩ mô [6].

- So với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác, Ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng, vốn kinh doanh lớn. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập, canh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM đều có xu hướng mở rộng mạng lưới tới khắp các tỉnh thành trong cả nước, thậm chí vươn ra cả thị trường các nước trong khi vực và trên thế giới. Quy mô vốn và các sản phẩm dịch vụ không ngừng phát triển.

Những đặc điểm trên cho thấy, trong kinh doanh Ngân hàng có rủi ro cao hơn các lĩnh vực kinh doanh khác, rủi ro xảy ra gây hậu quả trầm trọng cho không chỉ bản thân Ngân hàng mà cho toàn bộ nền kinh tế.

Với mục tiêu phòng chống rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán, kinh doanh có lãi và phát huy vai trò của NHTM với sự phát triển nền kinh tế, cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh Ngân hàng được thực hiện trên cơ sở cơ chế quản lý Nhà nước về Ngân hàng và cơ chế quản lý, điều hành của mỗi Ngân hàng.

b) Đặc điểm của kế toán trong Ngân hàng thương mại

- Kế toán ngân hàng mang tính xã hội cao: Kế toán ngân hàng không chỉ phản ảnh toàn bộ các mặt hoạt động của bản thân ngân hàng, mà nó còn phản ảnh được đại bộ phận hoạt động kinh tế, tài chính của nền kinh tế thông qua các quan hệ tiền tệ, tín dụng, thanh toán.

- Kế toán ngân hàng tiến hành đồng thời giữa kiểm soát, xử lý nghiệp vụ và ghi sổ sách kế toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Khác với kế toán doanh nghiệp có thể thực hiện bút toán sau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thì ngược lại trong kế toán ngân hàng công việc này phải tiến hành đồng thời.

- Kế toán ngân hàng có tính chính xác kịp thời rất cao: Bởi lẽ đối tượng kế toán ngân hàng có liên quan mật thiết với đối tượng kế toán của các doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế; mặt khác, hoạt động ngân hàng đã dẫn đến ngân hàng tập trung được một khối lượng vốn tiền tệ rất lớn của xã hội, số vốn này thường xuyên biến động.

- Chứng từ kế toán ngân hàng có khối lượng lớn, tổ chức luân chuyển phức tạp và gắn liền với việc luân chuyển vốn của nền kinh tế: Chủng loại chứng từ nhiều, khối lượng chứng từ lớn xuất phát từ tính đa dạng của các mặt nghiệp vụ ngân hàng và số lượng các giao dịch diễn ra hàng ngày tại các đơn vị ngân hàng là rất lớn.

- Kế toán ngân hàng sử dụng tiền tệ (nội tệ, ngoại tệ) làm đơn vị đo lường chủ yếu trong hầu hết các mặt nghiệp vụ: Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm kinh doanh tiền tệ của ngân hàng.

c) Ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán của Ngân hàng thương mại

Do hoạt động kinh doanh Ngân hàng tác động và chi phối đến mọi mặt của nền kinh tế xã hội. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán trong NHTM phải luôn đảm bảo không chỉ phản ánh tình hình kinh tế tài chính bên trong Ngân hàng mà phải phản ánh được các hoạt động kinh tế, tài chính toàn bộ nền kinh tế. Trong ngày, mỗi Ngân hàng phải thực hiện một khối lượng lớn các giao dịch khác nhau, điều này buộc các NHTM phải chuẩn hóa quy trình giao dịch cũng như quy trình kế toán, để đảm bảo các giao dịch thực hiện nhanh, an toàn, hiệu quả. Vì vậy, Ngân hàng phải thực hiện đồng thời với việc giao dịch phục vụ khách hàng, khi có nghiệp vụ phát sinh, bên cạnh việc xử lý giao dịch với khách hàng, công tác kiểm soát và hạch toán các nghiệp vụ cũng được thực hiện đồng thời.

Các tài sản của NHTM chủ yếu là tài sản tài chính, các tài sản thực chiếm tỷ trọng không đáng kể. Nguồn vốn chủ yếu huy động từ bên ngoài, trong đó phần lớn là vốn tiền gửi. Chính vì đặc thù riêng này nên nội dung bên trong BCĐKT của NHTM không giống với các doanh nghiệp thông thường. Điều này đòi hỏi kế toán NHTM phải có hệ thống tài khoản riêng để phản ánh đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Số lượng các nghiệp vụ của NHTM rất đa dạng, mỗi nghiệp vụ mỗi đối tượng giao dịch phát sinh một loại chứng từ khác nhau. Vì vậy chứng từ kế toán Ngân hàng có khối lượng lớn, chủng loại phức tạp. Đòi hỏi việc thiết kế, tổ chức luân chuyển chứng từ phải đảm bảo tính khoa học, nhịp nhàng, vừa đảm bảo rút ngắn thời gian giao dịch nhưng phải an toàn cho chính Ngân hàng và khách hàng giao dịch.

NHTM là doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phức tạp, mạng lưới hoạt động rộng nên tổ chức bộ máy kế toán Ngân hàng thường theo mô hình vừa

tập trung vừa phân tán để vừa đảm bảo sự chỉ đạo tập trung từ Hội sở chính, đồng thời phân cấp quản lý, hạch toán các nghiệp vụ cho từng đơn vị theo thẩm quyền.

Một phần của tài liệu 1419 tổ chức công tác kế toán tại NHTM CP đông nam á thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w