Mỗi sản phẩm ngân hàng ra đời phải có điều kiện để phát triển. Các điều kiện bên trong và bên ngoài ngân hàng đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển và hiệu quả mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Việc phát triển cho vay tiêu dùng của một NHTM không nằm ngoài quy luật đó. Mỗi yếu tố sẽ tác động tới chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng, tạo nên các điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.2.3.1. Điều kiện khách quan
❖ Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
Nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định các hình thức cho vay tiêu dùng của NHTM, nó là nền tảng, là căn cứ để xây dựng các chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp. Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để
đưa ra những sản phẩm phù hợp cho từng giai đoạn sẽ giúp ngân hàng hoạt động
Trong nhóm nhân tố khách quan này, trước hết phải kể đến đạo đức khách hàng, được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm. Nếu thực sự khách hàng có thu nhập cao, ổn định để trả nợ, thậm chí đưa ra được điều kiện đảm bảo tốt thì chưa chắc họ đã có thiện chí khi trả nợ.
Tài sản đảm bảo là cơ sở pháp lý có thêm nguồn thu nợ cho ngân hàng mang tính dự phòng rủi ro. Tài sản đảm bảo không giữ vai trò quyết định nhưng nó cũng là một tiêu chuẩn, một điều kiện cần thiết để xét duyệt khi cho vay. Tài sản đảm bảo tốt, đủ lớn để bảo đảm cho khoản vay thì khách hàng sẽ được đáp ứng nhu cầu vay từ đó phát triển cho vay tiêu dùng.
❖ Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước. Môi trường pháp lý là một nhân tố vĩ mô có tác dụng sâu rộng đến tất cả các lĩnh
vực, các hoạt động trong nền kinh tế. Do đặc thù của ngành Ngân hàng luôn mang tính rủi ro cao và sự đổ vỡ có tính chất dây chuyền, do đó kinh doanh Ngân hàng luôn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật. Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho Ngân hàng những cơ hội mới và cả những thách thức mới. Môi trường pháp lý thường sẽ giúp các Ngân hàng tránh được những rủi ro. Do vậy, một Ngân hàng luôn luôn cần chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với những quy định mới, phân tích và dự báo được những xu hướng thay đổi của môi trường pháp luật từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp
nhất với xu thế chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
Để các hoạt động trong nền kinh tế nói chung và cho vay tiêu dùng của các NHTM nói riêng phát triển, Chính phủ cần có một khung pháp lý lành mạnh, một khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng nội địa. Đồng thời, việc sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô cũng như những hạn chế mục tiêu là cần thiết để kìm chế sự bùng nổ cho vay, cho vay quá nhiều mà ngân hàng khó kiểm soát được chất lượng tín dụng,
hoặc đẩy mạnh tín dụng phát triển kinh tế theo “kiểu bong bóng” là nguy cơ tổn thương của hệ thống ngân hàng. Hệ thống các chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước cũng là một đòn bẩy giúp hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.
❖Môi trường kinh tế, xã hội
Nen kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau cho nên bất kỳ một sự biến động nào của nền kinh tế cũng gây ra những biến động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. Sự ổn định hay bất ổn định, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng.
Lĩnh vực cho vay tiêu dùng tuy khá mới mẻ nhưng lại có tiềm năng rất lớn để phát triển. Điểm thuận lợi lớn là quy mô thị trường lớn với dân số trên 86
triệu người, đa số trong đó có độ tuổi trẻ, có thu nhập, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm lớn. Các yếu tố như: tình hình trật tự xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc hoặc các yếu tố về nơi ở, nơi làm việc... cũng là điều kiện lớn tác động đến thói quen chi dùng của người dân.
1.2.3.2. Điều kiện chủ quan
❖Qui mô nguồn vốn của NHTM
Vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá năng lực của một NHTM, vốn tự có càng lớn thì chứng tỏ tiềm lực của ngân hàng càng mạnh, càng có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là phát triển hoạt động kinh doanh tín dụng. Vốn tự có lớn sẽ dễ dàng xây dựng các trụ sở, mua sắm trang thiết bị, công nghệ hiện đại, có khả năng bao phủ thị trường rộng và tạo nên ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh. Các ngân hàng nhỏ với quy mô vốn bé sẽ tập trung vào phát triển cho vay tiêu dùng vì với lượng vốn điều lệ ít ỏi sẽ không cạnh tranh được với các ngân hàng lớn khi cho vay các khoản vay lớn.
Ngoài yếu tố vốn tự có, khi phát triển cho vay tiêu dùng NHTM còn phải xem xét đến qui mô và cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng. Với qui mô nguồn vốn lớn, ngân hàng sẽ có thể cho vay với số lượng lớn, đáp ứng được bất kỳ nhu cầu nào của khách hàng, ngân hàng sẽ tạo ra được danh mục các sản phẩm dịch vụ cho vay đa dạng, phong phú. Cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đa dạng, phù hợp với cơ cấu các khoản cho vay giúp ngân hàng chủ động trong khả năng cho vay và thanh toán. Khả năng huy động vốn cũng là một yếu tố quan trọng, nó phải đáp ứng được nhu cầu cho vay với cơ cấu và qui mô lớn tại bất kỳ thời điểm nào.
Như vậy với qui mô vốn tự có và tổng nguồn vốn lớn, cơ cấu vốn hợp lý ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đề ra và thực hiện các chiến lược phát
triển hoạt động cho vay tiêu dùng so với các ngân hàng có qui mô nhỏ.
❖Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là một tập hợp các kế hoạch hành động kinh doanh giúp ngân hàng đạt được mục tiêu. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, mục tiêu cuối cùng là thu nhiều lợi nhuận và phát triển bền vững. Để đạt được điều đó, chiến lược kinh doanh của ngân hàng không chỉ tập trung vào khối khách hàng doanh nghiệp mà cần phải quan tâm đặc biệt tới lượng khách hàng cá nhân. Ngân hàng cần xác định chiến lược kinh doanh rõ ràng hướng vào đối tượng khách hàng cá nhân nhằm phục vụ các nhu cầu tiêu dùng của họ để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.
❖Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển các hoạt động của ngân hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Cán bộ tín dụng chính là hình ảnh của ngân hàng dưới con mắt của khách hàng. Cán bộ tín dụng từ khi tiếp nhận nhu cầu của khách hàng phải xử lý hồ sơ nhanh chóng để có thể ra quyết định cho vay. Nếu có
những tình huống vướng mắc thì cần phải có đội ngũ cán bộ tác nghiệp cũng như cán bộ quản lý giỏi để giải quyết, đưa ra sáng kiến. Trình độ quản lý thể hiện trong việc điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của ngân hàng, với khả năng quản lý tốt sẽ giúp các ngân hàng tránh các rủi ro. Chính vì vậy, chất lượng của con người sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm, từ đó quyết định đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng, vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Nguồn nhân lực cần có cả hai yếu tố, đó là đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cho vay tiêu dùng có đối tượng là cá nhân, do vậy số lượng khách hàng sẽ lớn hơn rất nhiều so với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp. Do vậy, số lượng giao dịch phải xử lý lớn. Để giải quyết được khối công việc đó cần có đội ngũ cán bộ có chất lượng. Ngân hàng phải sàng lọc nhân viên có trình độ năng lực phẩm chất, có chương trình đào tạo nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho các nhân viên thường xuyên và liên tục.
❖ Cơ sở vật chất kỹ thuật
Tất cả các hoạt động của ngân hàng đều cần một điều kiện cơ sở vật chất vững mạnh. Từ trụ sở, văn phòng làm việc đến các trang thiết bị, phương tiện đi lại và công nghệ thông tin đều cần phải được trang bị đầy đủ, thường xuyên cập nhật, thay đổi theo thời gian.
Khi đề ra chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng các ngân hàng phải quan tâm tới công nghệ tạo nên những thuận lợi hay khó khăn cho ngân hàng. Nếu ngân hàng có trình độ công nghệ và quản lý hiện đại sẽ là một yếu tố thúc đẩy phát triển cho vay tiêu dùng: rút ngắn thời gian cho vay đối với mỗi cá nhân, tạo được uy tín, sự tin tưởng đối với khách hang... qua đó làm tăng doanh số cho vay, gia tăng lợi nhuận. Đồng thời, ngân hàng phải đánh giá lại trình độ công nghệ và quản lý ở mức nào để so sánh với các ngân hàng cạnh tranh và trình độ phát triển công nghệ ngân hàng trên thế giới.
Đầu tư phát triển công nghệ là nền tảng cho hoạt động của một ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, các ngân hàng luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng, kiểm soát truy nhập máy trạm, tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng.