ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 97)

Đe đạt được mục tiêu phát triển an toàn - chất lượng - hiệu quả - bền vững, theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, BIDV xác định hoạt động Ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng có vai trò quan trọng, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển dài hạn của BIDV theo định hướng trở thành NHTM hiện đại hàng đầu Việt Nam. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, BIDV xác định hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV trong giai đoạn tới phải có những biến đổi mạnh mẽ cả về lượng và về chất.

Mục tiêu đến năm 2015: Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ có hiệu quả và chất lượng, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.

Mục tiêu cụ thể:

- Thị phần: Có thị phần và quy mô ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Quy mô hoạt động: đứng trong nhóm 3 ngân hàng bán lẻ có quy mô lớn nhất Việt Nam về cho vay tiêu dùng. Nền khách hàng trong cho vay tiêu dùng chiếm khoảng 3% dân số vào năm 2012 và chiếm khoảng 5% dân số Việt Nam vào năm 2015.

- Hiệu quả hoạt động: Nâng tỷ trọng thu nhập ròng từ hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đạt 35 - 40% vào năm 2015.

- Khách hàng mục tiêu: Khách hàng trong cho vay tiêu dùng của BIDV được xác định là cá nhân, hộ gia đình và hộ sản xuất kinh doanh. Khách hàng mục tiêu trong cho vay tiêu dùng của BIDV gồm: khách hàng

dân cư (cá nhân, hộ gia đình) có thu nhập cao và thu nhập trung bình khá trở lên, khách hàng hộ sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gia công, chế biến, nuôi trồng, xuất nhập khẩu...

- Địa bàn mục tiêu: Tập trung vào các địa bàn đông dân cư, các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các đô thị loại 1, loại 2, loại 3 và loại 4 (nơi tập trung nhiều khách hàng cá nhân và hộ gia đình có tiềm năng phát triển).

- Sản phẩm: Cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụ chuẩn, đa dạng, đa tiện ích, theo thông lệ, chất lượng cao, dựa trên nền công nghệ hiện đại và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đối với các sản phẩm, dịch vụ truyền thống: nâng cao chất lượng và tiện ích thông qua cải tiến quy trình nghiệp vụ, đơn giản hoá thủ tục giao dịch và thân thiện với khách hàng. Đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại: phát triển nhanh trên cơ sở sử dụng đòn bẩy công nghệ hiện đại. Lựa chọn tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lược, mũi nhọn như: cho vay tiêu dùng, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay hỗ trợ sản xuất - kinh doanh.

- Kênh phân phối: Phát triển theo hướng thân thiện, tin cậy, dễ tiếp cận và hiện đại đối với khách hàng nhằm cung ứng kịp thời, đầy đủ, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng bán lẻ tới khách hàng. Kênh phân phối truyền thống (chi nhánh, PGD, quỹ tiết kiệm): xây dựng thành các trung tâm tài chính hiện đại, tăng đủ số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động;

Kênh phân phối hiện đại (Internet banking, mobile banking, ATM, Contact Center...): tiếp tục phát triển trên cơ sở nền công nghệ hiện đại, phù hợp và theo hướng trở thành kênh phân phối chính đối với một số sản phẩm bán lẻ (thấu chi, tiêu dùng tín chấp,...). Hợp tác với các đối tác là các đại lý: mở rộng để phát triển kênh cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w