Hiện nay, 73% tổng sản phẩm quốc nội Mỹ là đến từ tiêu dùng người dân, chỉ số tiết kiệm thực của họ đã xuống dưới mức 1%. Đây là hiện tượng chưa từng thấy kể từ cuộc đại khủng hoảng những năm 1930. Sau nhiều năm phát hành thẻ tín dụng với hạn mức tín dụng cao, điều kiện thông thoáng tràn ngập thị trường Mỹ, nhiều tổ chức tín dụng đã cắt giảm mạnh hoạt động này, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng cao, ngày càng có nhiều người không trả được nợ, nợ xấu tăng cao, các ngân hàng phải đương đầu với làn sóng thua lỗ sau thời kỳ hoàng kim hưởng lợi từ việc cấp tín dụng dễ dàng.
Đầu năm 2008, tổng số nợ trên thẻ tín dụng ở Mỹ đã lên đến 875 tỉ USD. Các khoản nợ xấu của thẻ tín dụng đã lên tới 21 tỷ USD trong nửa đầu năm 2008. Nguyên nhân do ngày càng nhiều người mất khả năng trả nợ, các công ty đang sa thải hàng chục nghìn công nhân. Dự báo, thua lỗ liên quan
đến thẻ tín dụng sẽ tăng thêm khoảng 55 tỷ USD trong 1 năm rưỡi tới. Hiện nay, tổng thua lỗ đứng ở mức 5,5% tổng số nợ chưa trả của thẻ tín dụng, và số thua lỗ này có thể lên tới 7,9%, mức đỉnh cao sau cuộc khủng hoảng dotcom những năm 2000. Những tổ chức cho vay lớn như American Express, Bank of America, Citigroup đã thắt chặt tiêu chuẩn làm thẻ và đưa ra hạn chế đối với đối tượng khách hàng có độ rủi ro cao. American Express cho biết sẽ chuẩn bị tăng lãi suất lên thêm 2% đến 3% đối với một số đối tượng khách hàng, phạt các khách hàng không giữ được đúng cam kết trả nợ: bằng những mức phạt nặng, như tăng lãi suất, từ 9% đến 24%, có khi lên đến 39%.
Các biện pháp trên được đưa ra nhằm đảm bảo cho tổ chức cho vay tiền nhưng lại gây khó khăn cho khách hàng. Kết quả tất yếu sẽ là người tiêu dùng phải trả lãi suất cao hơn và gặp ngày một nhiều khó khăn hơn trong việc vay tiền. Hạn mức tín dụng sụt giảm có thể khiến người tiêu dùng gặp khó trong việc quản lý chi tiêu. Khủng hoảng tài chính với mức độ sâu rộng như hiện nay khiến người dân những nước phụ thuộc vào thẻ tín dụng phải nghĩ lại về thói quen của họ. Nhiều gia đình quen với việc tiêu trước trả sau đã bắt đầu giảm sự phụ thuộc vào thẻ tín dụng. Các tổ chức phát hành thẻ tín dụng trên thế giới cần thiết xem xét lại tiêu chuẩn làm thẻ, chọn lọc khách hàng, xem xét lại kế hoạch mở rộng thị trường.
1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ cho vay nói chung, cho vay tiêu dùng nói riêng được xem là một xu hướng tất yếu khi mà nó đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, trước tình hình hội nhập kinh tế tài chính thế giới. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về kinh nghiệm, vốn và công nghệ thuận lợi trong việc chiếm lĩnh thị phần tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam với lợi thế về
mạng lưới, am hiểu thị trường địa phương cần thiết tiếp cận và tham khảo các bài học kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài nhằm nâng cao nội lực và khả năng cạnh tranh trong một sân chơi bình đẳng. Đúc kết từ thực tế hoạt động của các tổ chức tài chính tại một số nước trên thế giới từ thành công đến thất bại, rút ra những bài học kinh nghiệm về nghiệp vụ cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, đó là:
1.3.5.1. Bài học về phát triển cho vay tiêu dùng
Tại đa số các nước, các ngân hàng ngày càng quan tâm đến việc phát triển loại hình cho vay tiêu dùng trong hoạt động tín dụng chung của họ. Hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến và được khuyến khích phát triển. Tính đến nay, kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước cho thấy đây là loại hình tín dụng phát triển rộng rãi, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho các ngân hàng, nhất là tại các nước có khu vực công ty làm ăn kém hiệu quả. Để phát triển mạnh nghiệp vụ cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần xác định chiến lược và lộ trình cụ thể cho ngân hàng mình, trong đó cần lưu ý một số mặt cụ thể như sau:
Mở rộng và đa dạng hoá kênh phân phối nhằm tăng tiện ích, tăng khả năng tiếp cận khách hàng và ngược lại, bao gồm mở rộng mạng lưới các chi nhánh, và đặc biệt là các kênh phân phối điện tử, công nghệ cao, qua internet, qua điện thoại, hệ thống các máy ATM, điểm chấp nhận thẻ rộng khắp. Mở rộng mạng lưới cần thiết dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của khách hàng; đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng, phân khúc khách hàng tiềm năng, khả năng khai thác hiệu quả thị trường. Việc phát triển mạng lưới cũng song song với quá trình rà soát mạng lưới, rà soát và đóng cửa những điểm giao dịch hoạt động không hiệu quả để bố trí lại.
Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ: Đa dạng hoá sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân. Hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội, tiện ích khác biệt so các sản phẩm trên thị trường nhằm tăng tính cạnh tranh. Đặc biệt thiết kế sản phẩm phải dựa trên quan điểm hướng đến khách hàng, dựa trên các yêu cầu khách hàng và thị trường, các quy trình thủ tục đơn giản, tiện ích, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận.
Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tăng cường hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng và hậu mãi nhằm tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về sản phẩm dịch vụ, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tạo mối gắn kết đa chiều giữa ngân hàng và khách hàng.
Thực hiện chuyên môn hoá và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ho ạt động trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cả về trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch và nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Sắp xếp lại mô hình tổ chức phù hợp với mô hình ngân hàng bán lẻ.
1.3.5.2. Bài học về rủi ro trong cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng với đối tượng khách hàng đa dạng, số lượng lớn, buộc các ngân hàng phải tuân theo những quy định hoạt động chặt chẽ và tỉ lệ an toàn trong điều kiện bị ràng buộc bởi những hạn chế về nguồn lực. Từ bài học khủng hoảng thẻ tín dụng và khủng hoảng cho vay dưới chuẩn ở Mỹ rút ra bài học về rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung như sau:
Quy trình tín dụng phải chặt chẽ: việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đòi hỏi các ngân hàng phải có quy định, quy trình giám sát và quản lý rủi ro tín dụng (trước, trong và sau khi cấp tín dụng) chặt chẽ, tỉ mỉ, hệ thống thông tin đánh giá khách hàng đầy đủ, cập nhật do hình thức tín dụng này chủ yếu là các món vay nhỏ và không có tài sản bảo đảm. Ớ Việt Nam nhu cầu tín dụng nhà ở còn rất lớn, cầu phát triển mạnh khi mà thu nhập của dân cư tăng lên. Sự vi phạm các chuẩn mực quản trị rủi ro và sự lạm dụng các công cụ tài chính tinh xảo khó kiểm soát. Vì vậy, cần hình thành cơ chế giám sát rủi ro phù hợp.
Đảm bảo cho vay tiêu dùng trong chuẩn: các NHTM không được thực hiện cho vay dưới chuẩn, cho vay cả những khách hàng không đủ khả năng tài chính tới mức không thể kiểm soát được.
Phối kết hợp giữa các cơ quan hữu quan phải chặt chẽ, thường xuyên: để phát triển hình thức tín dụng này và bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý hành chính khác.
Quy định mang tính pháp lý đối với cho vay tiêu dùng phải chặt chẽ: trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gia tăng, hệ thống thông tin tín dụng cá nhân chưa phát triển thì các chính sách, quy định pháp lý liên quan đến tín dụng tiêu dùng cần phải thống nhất, chặt chẽ.
Dự báo kinh tế trong tương lai để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong đ iều kiện nền kinh tế đang phát triển quá “nóng”, ngân h àng cần chú trọng đến chất lượng khoản vay hơn là đẩy mạnh doanh số cho vay tiêu dùng. Tính thất thường của cho vay tiêu dùng thực sự là mối nguy hại nghiêm trọng cho các ngân hàng nếu không đánh giá đúng tình hình kinh tế trong tương lai.
Ket luận chương 1:
Tác giả đã khái quát hoạt động cho vay tiêu dùng cùng các nhân tố ảnh hưởng và điều kiện để phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại. Đồng thời, với góc nhìn rộng hơn, trên cơ sở thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới, tác giả đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 1 của luận văn có thể xem là một tiền đề quan trọng để có thể đi sâu phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng và đưa ra một số giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂNVIỆT NAM (BIDV) VIỆT NAM (BIDV)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1. Giới thiệu chung
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam
Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.2220.5544
Fax: 04. 2220.0399
Email: Info@bidv.com.vn
- Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phảm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tưện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC), Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành...
Nhân lực
- Hơn 16.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
Mạng lưới
- Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 118 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước...
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...
- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ).
Công nghệ
- Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
- Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10 CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010.
2.1.1.2. Lịch sử phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (nay là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV) được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ. 56 năm qua, BIDV đã nhiều lần thay đổi tên gọi và cơ cấu tổ chức cho phù hợp với nhiệm vụ từng giai đoạn phát triển của đất nước.
- 1957: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc bộ Tài chính)
- 1981: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
- 1990: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- 1994: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập dưới hình thức tổng công ty nhà nước theo Quyết định số 90/TTg ngày 7/12/1994.
Năm 2012, BIDV đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng TMCP, đánh dấu bước ngoặt mang tính lịch sử đúng vào thời điểm kỷ niệm 55 năm truyền thống. Đồng thời, BIDV đã thực hiện quyết liệt đổi mới công tác quản trị điều hành phù hợp với yêu cầu hoạt động của một Ngân hàng TMCP, trong đó đặc biệt chú trọng công tác xây dựng và hòa thiện các quy chế, các công cụ kiểm soát phù hợp với quy định của pháp luật.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra đời nhằm mục tiêu phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Từ lúc ra đời đến nay, Ngân hàng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, khẳng định vai trò chủ lực phục vụ đầu tư phát triển.
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong các ngân hàng thương mại nhà nước lớn của Việt Nam, luôn khẳng định vị trí, vai trò trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Ngân hàng đã nhận được nhiều phần thưởng cao quí: Danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới; huân chương độc lập hạng nhất, nhì; huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba; bằng khen của thủ tướng Chính phủ; cờ thi đua của Chính phủ; bằng khen, cờ thi đua của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; giải thưởng sao vàng đất Việt; 10 người sử dụng lao động tiêu biểu năm 2005; thương hiệu mạnh 2005;.... Bên cạnh đó, BIDV còn là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 9001:2000; là ngân hàng đầu tiên được xếp hạng tín nhiệm chính thức bởi tổ chức Mood’s; và là ngân hàng đi tiên phong trong việc triển khai xếp hạng tín dụng nội bộ.
Qua 56 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. BIDV tự tin hướng tới những mục tiêu và ước vọng to lớn hơn trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có uy tín trong nước, trong khu vực và vươn ra thế giới.
2.1.2. Mô hình tổ chức nhân sự tại BIDV
Cơ cấu tổ chức hội sở chính cho thấy sự độc lập tương đối giữa các