Thứ nhất, NHNN cần tiếp tục đổi mới cơ chế lãi suất phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ, phù hợp với cung cầu tiền tệ và điều kiện thực tế. Khuyến
khích các NHTM áp dụng cơ chế quản trị lãi suất để tránh rủi ro, bảo đảm cho các NHTM đủ bù đắp chi phí, rủi ro và có lợi nhuận để phát triển bền vững.
Thứ hai, hoàn chỉnh hệ thồng các văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm - dịch vụ của cho vay tiêu dùng, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với cho vay tiêu dùng, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các NHTM phát triển hoạt động này.
Thứ ba, thiết lập trung tâm xử lý thông tin tín dụng mạnh, có cơ sở dữ liệu đầy đủ, hiệu quả và cập nhật để phù hợp với sự phát triển của thị trường từ đó hỗ trợ cung cấp thông tin và xác thực các nguồn tin cho các tổ chức tín dụng. Bởi vì thiếu một cơ sở dữ liệu tín dụng mạnh nên các bộ phận xử lý nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM thường gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin chính xác liên quan đến khách hàng đi vay, từ những thông tin về năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng.
Thứ tư, tổ chức những cuộc hội thảo, nghiên cứu để bắt kịp với những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển của cho vay tiêu dùng vừa đảm bảo đáp ứng được yêu cầu hoạt động trong nền kinh tế hội nhập, cũng như phù hợp với nền kinh tế nước ta. Từ đó giải quyết những vấn đề cơ bản , cấp bách liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng.
Ket luận chương 3:
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, phân tích những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân của vấn đề đó, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp thiết thực liên quan đến năng lực điều hành, chất
lượng nguồn nhân lực, các hoạt động xúc tiến bán hàng, cũng như hoàn thiện quy trình...nhằm tạo những nét đột phát trong công tác đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, đồng thời có một số kiến nghị với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ BIDV thực hiện được mục tiêu đề ra.
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập và mở cửa của nền kinh tế cùng với sự phát triển của xã hội về mọi mặt thì cho vay tiêu dùng là một xu thế tất yếu trong hoạt động ngân hàng, nó sẽ là một lĩnh vực hoạt động có triển vọng cho các ngân hàng. Việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng chính là hướng đi đúng đắn cho các ngân hàng Việt Nam hiện nay, cũng chính là nhu cầu tất yếu của người dân và nền kinh tế trong quá trình phát triển.
Mặc dù hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM triển khai chưa lâu nhưng nó đã khẳng định vai trò tích cực của mình không chỉ đối với ngân hàng, người tiêu dùng mà còn với toàn bộ nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của cho vay tiêu dùng, trong những năm gần đây BIDV đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm phát triển hoạt động này, bước đầu đã đạt được kết quả đáng khích lệ, đóng góp vào kết quả kinh doanh chung của hệ thống và của toàn ngành Ngân hàng. Bên cạnh đó, còn những hạn chế trong quá trình đẩy mạnh hoạt động tại BIDV. Từ đó, em đã đưa ra các giải pháp với mong muốn hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển tại BIDV.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng còn hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, chắc chắn đề tài này của em còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô cùng các bạn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS.Lê Quốc Tuấn và tập thể các bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, đặc biệt là các cán bộ phòng quan hệ khách hàng cá nhân đã hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Anh (2009), Quản trị ngân hàng, tài liệu tham khảo. 2. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, Ngân hàng & Thị trường Tài
chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Phan Thu Hà (2005), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Minh Hiền (2007), Marketing ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
5. Thanh Huyền (2010), Chính sách khách hàng cá nhân và các hoạt động ngân hàng bán lẻ, Tap chí Đầu tư - Phát triển, (157), tr.20.
6. TS.Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Hoài Linh (2010), Quan trọng vẫn là con người, Tạp chí Đầu tư - Phát triển, (155), tr.17.
8. Nguyễn Phương Linh (2009), Để ngành ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, Tạp chí ngân hàng, (4), tr.23.
9. Lê Xuân Nghĩa (2008), “Cho vay tiêu dùng thấp kinh tế khó phát triển”, Vietnamnet, Hà Nội.
10. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sổ tay tín dụng 2006, Hà Nội.
11. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2010), Chính sách cấp tín dụng bán lẻ BIDV, Hà Nội.
12. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012), Nghị quyết Hội đồng Quản trị về tổng kết, đánh giá hoạt động ngân hàng bán lẻ BIDVgiai đoạn 2010-2012, tầm nhìn tới 2015, Hà Nội.
13. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội đồng Quản trị Về việc định hướng kế hoạch phát triển hoạt động Ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2013 - 2015, Hà Nội.
14. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh, Báo cáo tài chính 2010, 2011, 2012, Hà Nội.
15. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Hội nghị ngân hàng bán lẻ 2012, Hà Nội.
16. Ngân hàng nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN, Hà Nội.
18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN, Hà Nội.
19. Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Hà Nội.
20. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức Tín dụng, Hà Nội.
21. Vietnam report (2011), “Phân nửa người dân Việt muốn vay tiền ngân hàng mua nhà”, VTC news, Hà Nội.