Với Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hưng yên,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 112 - 113)

Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng là một đòi hỏi cấp bách. Nhà nước phải không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới môi trường kinh tế, coi đó là giải pháp tổng thể và cơ bản nhất trong quá trình đổi mới mọi lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nói riêng, chẳng hạn như:

- Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay. Có những quy định cụ thể phù hợp với đặc điểm tài sản của các thành phần kinh tế cá nhân, hộ gia đình.

- Thúc đẩy thị trường tài chính, trước hết là thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

- Các Bộ, Ngành có liên quan cần có sự phối hợp chặt trẽ trong việc ban hành các quy định điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng, đảm bảo sự đồng bộ, tránh quy định chồng chéo, không phù hợp với thực tế. Ngoài ra cũng cần thường xuyên thực hiện rà soát lại các văn bản pháp lý đang tồn tại để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế .

- Cần có quy định mang tính tổng thể để giải quyết các vấn đề có liên quan đến giao dịch điện tử, các vấn đề liên quan đến thương phiếu, séc. Sớm ban hành và công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, quy định mức độ mã khoá được đăng ký và sử dụng cho các thành phần tham gia hoạt động Thương mại điện tử, đồng thời công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử ở các hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, chào hàng, chấp nhận và xác nhận mua hàng...

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hưng yên,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 112 - 113)