Phân loại rủi ro thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36 - 46)

Rủi ro TTQT của NHTM phân loại theo nguyên nhân phát sinh rủi ro có thể chia thành các loại rủi ro sau:

1.2.2.1. Rủi ro nghiệp vụ

Rủi ro nghiệp vụ là những rủi ro xảy ra do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quá trình thao tác nghiệp vụ. Các rủi ro nghiệp vụ xảy ra thường do nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng, do trình độ, năng lực xử lý tình huống của cán bộ ngân hàng. Trong TTQT, rủi ro nghiệp vụ là rủi ro thường gặp nhất, đặc biệt là trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ. Rủi ro này tuy gây thiệt hại về vật chất không lớn nhưng ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

- Trong thanh toán Chuyển tiền: Rủi ro nghiệp vụ xảy ra khi ngân hàng chuyển tiền sai địa chỉ hoặc chuyển nhầm số tiền mà khách hàng yêu cầu chuyển cho đối tác ở nước ngoài.

- Trong thanh toán Nhờ thu:

+ Đối với Ngân hàng Nhờ thu: Rủi ro nghiệp vụ xảy ra khi ngân hàng nhờ thu thực hiện sai Lệnh nhờ thu của nhà xuất khẩu.

+ Đối với Ngân hàng Thu hộ: Trong phương thức thanh toán Nhờ thu kèm chứng từ, rủi ro nghiệp vụ xảy ra khi ngân hàng thu hộ không làm tròn trách nhiệm của mình trong việc bảo quản, khống chế bộ chứng từ hàng hoá cho đến thời điểm trao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng.

- Trong thanh toán TDCT:

+ Đối với Ngân hàng phát hành: bao gồm các rủi ro về mặt phát hành, về kiểm tra chứng từ và thanh toán:

Phát hành L/C không đúng theo các điều kiện của đơn xin mở L/C, hoặc có những điều khoản bất lợi, hàm chứa rủi ro cho ngân hàng sau này. Trong trường hợp này, NHPH không những phải chịu chi phí sửa đổi, đôi khi những sửa đổi này lại không có lợi cho nhà xuất khẩu thì họ sẽ không chấp nhận sửa đổi nếu họ không có thiện chí. Vì vậy, có thể dẫn đến rủi ro cho nhà nhập khẩu (người mở L/C), kéo theo rủi ro cho NHPH.

Kiểm tra chứng từ không phát hiện được sai sót mà thực hiện thanh toán sẽ gặp khả năng rủi ro không đòi được tiền từ nhà nhập khẩu. Trong nghiệp vụ kiểm tra chứng từ, NHPH có thể bị rủi ro do không thực hiện đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu. Theo UCP 600, NHPH được miễn trách nhiệm thanh toán nếu bộ chứng từ có lỗi. Tuy nhiên, nếu NHPH hành động trái với những quy định tại Điều 14 UCP 600 thì NHPH gặp phải rủi ro trên chính những bộ chứng từ có lỗi.

+ Đối với Ngân hàng thông báo: Ngân hàng thông báo có trách nhiệm xác minh tính chân thực bề ngoài của thư tín dụng; đồng thời phải xác minh chữ ký, mã khoá, mẫu điện của NHPH trước khi gửi thông báo

cho nhà xuất khẩu. Rủi ro nghiệp vụ xảy ra với NHTB khi ngân hàng này quyết định thông báo một L/C giả hoặc một sửa đổi L/C không có hiệu lực trong khi chính ngân hàng chưa xác nhận được tình trạng mã khóa hay mẫu chữ ký ủy quyền của ngân hàng mở L/C. Ngoài ra khi ngân hàng gửi đi một bộ chứng từ sai sót mà không phát hiện ra lỗi của ngân hàng mình gây ra thì ngân hàng sẽ chịu rủi ro do việc tu chỉnh chứng từ và thanh toán chậm. Ngay cả khi ngân hàng thực hiện đúng chức trách của mình thì những rủi ro do sai sót của người bán cũng ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trong TTQT.

+ Đối với Ngân hàng xác nhận: Rủi ro nghiệp vụ xảy ra khi ngân hàng xác nhận không đánh giá đúng năng lực tài chính và uy tín của NHPH. Do đó đã xác nhận vào nghĩa vụ thanh toán L/C cho NHPH mà không có tài sản đảm bảo hay ký quỹ.

+ Đối với Ngân hàng chiết khấu: có thể gặp rủi ro khi không tuân thủ các quy định của UCP mà L/C dẫn chiếu.

Ngoài những sai sót mang tính kỹ thuật trong quá trình thao tác nghiệp vụ TTQT, các sai sót trong nghiệp vụ khác của NHTM cũng có thể dẫn đến rủi ro TTQT cho NHTM, như:

* Nghiệp vụ tín dụng:

Rủi ro tín dụng là rủi ro mất khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia vào thanh toán. Trong hoạt động TTQT, rủi ro tín dụng xảy ra đối với NHTM khi NHTM cấp tín dụng cho khách hàng để thực hiện các phương thức TTQT theo những điều kiện thanh toán đã thỏa thuận với đối tác nước ngoài. NHTM gặp rủi ro tín dụng trong trường hợp NHTM không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn.

Riêng đối với phương thức thanh toán TDCT thì rủi ro tín dụng là đặc thù vì:

Trong phương thức TDCT, ngân hàng có thể đóng vai trò là ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu hoặc ngân hàng thông báo. Dù ở bất cứ vai trò nào thì trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng cũng đều gặp những rủi ro nhất định:

- Đối với Ngân hàng phát hành: Rủi ro tín dụng đối với NHPH là việc không thu được hoặc thu không đầy đủ từ nhà nhập khẩu số tiền có giá trị bằng giá trị số tiền mà ngân hàng đã bỏ ra thanh toán cho nhà xuất khẩu. Các trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng:

+ Rủi ro trong tín dụng thế chấp hàng nhập khẩu:

Đây là rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp ngân hàng cho khách hàng vay ký quỹ mở L/C cũng như thanh toán hàng nhập khẩu mà bảo đảm cho vay lại chính là lô hàng đó. Rất khó để các ngân hàng đánh giá giá trị của lô hàng này hoặc việc phá bỏ hợp đồng của nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu xin mở L/C nhưng khi ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu và lấy chứng từ gửi hàng thì nhà nhập khẩu không lấy chứng từ để lĩnh hàng và dĩ nhiên là không trả tiền cho ngân hàng. Để giảm thiểu hậu quả, trong trường hợp này ngân hàng phải bán lô hàng đó và luôn bị lỗ bởi ngân hàng không phải là nhà kinh doanh nhập khẩu; hàng nhập khẩu có khi phải chế biến mới bán được; sự giảm chất lượng do nhiều yếu tố tác động (đặc biệt là hàng thực phẩm).

+ Rủi ro trong tín dụng bảo lãnh trả chậm:

Cần phải hiểu chữ tín dụng theo nghĩa rộng hơn, nó không chỉ là khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay mà nó còn có cả tín dụng bằng chữ ký tức là vay bằng uy tín của mình. Rủi ro xảy ra khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ tài chính với người cung cấp; lúc đó, ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.

- Đối với Ngân hàng xác nhận: Hoạt động tín dụng còn thể hiện trong mối quan hệ giữa Ngân hàng xác nhận và NHPH. Trong trường hợp NHPH là ngân hàng nhỏ, ít có danh tiếng hoặc ít có giao dịch với Ngân hàng thông báo. Nói cách khác, Ngân hàng xác nhận đã cung cấp tín dụng cho NHPH. Rủi ro xảy ra đối với Ngân hàng xác nhận là khi không nắm được năng lực tài chính của NHPH đã vội xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi Ngân hàng xác nhận phải gánh lấy trách nhiệm thanh toán thay cho NHPH khi ngân hàng này thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán.

- Đối với Ngân hàng chiết khấu: Rủi ro tín dụng xảy ra khi không thu được

khoản tiền mà trước kia đã thanh toán hoặc đã chiết khấu cho nhà nhập khẩu. - Đối với Ngân hàng thông báo: NHTB đôi khi đóng vai trò của cả Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng chiết khấu. Rủi ro tín dụng cho NHTB khi cho vay tài trợ xuất nhập khẩu mà không thu hồi được vốn. Ngoài ra trong nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trường hợp NHPH không chịu trả tiền cho NHTB mặc dù nhà nhập khẩu đã thanh toán tiền rồi. Trường hợp này ít xảy ra tuy nhiên để đảm bảo an toàn ngân hàng chỉ thực hiện thông báo cho ngân hàng quen biết, có uy tín hoặc phải có ký quỹ.

* Thanh khoản trong TTQT:

Khi ngân hàng không có đủ lượng ngoại tệ đáp ứng nhu cầu rút tiền và vay tiền của khách hàng để thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng gặp rủi ro trong TTQT. Đối với các quốc gia mà đồng tiền của họ không được ưu thích hoặc không được sử dụng trong TTQT thì người ta phải sử dụng ngoại tệ mạnh để tham gia vào quá trình TTQT. Việc ngân hàng không đủ dự trữ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của nhà nhập khẩu trong TTQT sẽ làm cho việc thanh toán của nhà nhập khẩu trở nên khó khăn. Từ đó dẫn đến uy tín của ngân hàng bị giảm sút.

1.2.2.2. Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường phát sinh do sự biến động về giá của một công cụ hay danh mục đầu tư các công cụ tài chính trên thị trường tài chính, liên quan đến những thay đổi ngoài dự kiến trong điều kiện thị trường.

Rủi ro thị trường bao gồm cả rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể. Rủi ro thị trường chung đề cập đến những thay đổi về giá trị thị trường do có sự biến động lớn trên thị trường. Rủi ro thị trường cụ thể là những thay đổi về giá trị của một loại tài sản nhất định. Có 4 loại biến số kinh tế làm phát sinh rủi ro thị trường, đó là tỷ giá, lãi suất, giá chứng khoán và hàng hóa. Việc ngăn ngừa rủi ro thị trường thường được thực hiện bằng cách định ra các chuẩn mực kinh doanh và hạn mức rủi ro.

Trong hoạt động TTQT của NHTM, rủi ro thị trường phổ biến nhất là rủi ro tỷ giá:

Tỷ giá là đơn vị đo lường giá trị đồng tiền này so với đồng tiền khác. Trong TTQT các quốc gia trên thế giới thường sử dụng ngoại tệ mạnh để đo lường giá trị của hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu.

Rủi ro tỷ giá xảy ra khi có sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán. Khi tỷ giá hối đoái biến động so với tỷ giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu sẽ có lợi cho người này và thiệt cho người khác. Nói một cách khác, có thể hiểu rủi ro hối đoái là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay một khoản chi trả do sự biến động tỷ giá gây ra có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến. Rủi ro hối đoái cũng có thể coi như rủi ro suy đoán và tác động của nó đối với các khoản phải thu, phải trả là trái ngược nhau, và tùy thuộc vào vị trí của doanh nghiệp là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu mà tác động của rủi ro hối đoái cũng khác nhau.

của nhà xuất khẩu, chẳng hạn khi giá cả đồng tiền trong nước so với đồng ngoại tệ tăng (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ bất lợi cho nhà xuất khẩu vì tiền bán hàng thu về bằng ngoại tệ sẽ được ít đồng nội tệ hơn do vậy mua được ít yếu tố đầu vào hơn làm cho kinh doanh xuất khẩu có thể bị thua lỗ. Biến động tỷ giá hối đoái giảm còn ảnh hưởng khi nhà xuất khẩu nhận tài trợ xuất khẩu từ ngân hàng bằng nội tệ để phục vụ sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.

- Đối với nhà nhập khẩu: Việc lựa chọn đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán trong một thương vụ khác nhau cũng gây nên rủi ro cho nhà nhập khẩu khi có biến động tỷ giá. Ngược lại với xuất khẩu, khi tỷ giá hối đoái biến động tăng (giá cả đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ giảm) sẽ bất lợi cho nhà nhập khẩu vì họ mua ngoại tệ thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu với giá cao nhưng giá cả tiêu thụ hoặc nguyên vật liệu còn phụ thuộc cung cầu thị trường không thể bù đắp nổi với biến động thay đổi tỷ giá. Những khoản tín dụng bằng ngoại tệ do ngân hàng cung cấp sẽ đến hạn trong tương lai càng trở nên lớn hơn do cộng thêm tỷ lệ tỷ giá hối đoái tăng.

- Đối với các NHTM: Trong quá trình thực hiện thanh toán cho khách hàng, vấn đề quản lý nguồn ngoại tệ và hoạt động kinh doanh ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu thanh toán trên cơ sở cân đối tài sản có bằng ngoại tệ là vô cùng quan trọng, nhằm tránh những rủi ro do biến động tỷ giá gây nên.

Trong phương thức thanh toán TDCT, khi doanh nghiệp nhập khẩu nộp nội tệ ký quỹ mở L/C và yêu cầu ngân hàng bán ngoại tệ để thanh toán. Nếu ngân hàng không thực hiện việc trao đổi ngay đến khi đồng nội tệ giảm giá như vậy thì ngân hàng phải bù vào mức giảm đó. Khi doanh nghiệp ký quỹ bằng ngoại tệ do từ nguồn cung ứng của chính ngân hàng, ngân hàng phải có một lượng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đến hạn thanh toán mà tỷ giá giảm ngân hàng thu được một khoản lợi, nếu tỷ giá tăng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, mức trượt giá của đồng nội tệ so với ngoại tệ

mạnh nên khi nhập hàng về mà nhà nhập khẩu không nhận hàng và không thanh toán bộ chứng từ thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro nếu tỷ lệ ký quỹ không bù đắp được tỷ lệ trượt giá.

1.2.2.3. Rủi ro pháp lý

Luật pháp đề ra các chuẩn mực mà mọi người phải tuân thủ. Luật pháp đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng xã hội luôn phát triển, tiến hóa, nếu các chuẩn mực luật pháp không phù hợp với bước tiến của xã hội thì sẽ gây ra nhiều rủi ro. Ngược lại, nếu luật pháp thay đổi quá thường xuyên, không ổn định cũng gây ra những khó khăn rất lớn. Khi luật pháp thay đổi, các tổ chức, cá nhân không nắm vững những thay đổi đó, không theo kịp các chuẩn mực mới thì sẽ có khả năng gặp phải những rủi ro.

Trong kinh doanh quốc tế, môi trường luật pháp phức tạp hơn rất nhiều trong kinh doanh nội địa. Bởi chuẩn mực pháp luật của các nước khác nhau là khác nhau. Nếu chỉ nắm vững và tuân thủ các chuẩn mực luật pháp nước mình mà không am hiểu các chuẩn mực luật pháp nước đối tác thì sẽ gặp rủi ro.

Mọi hoạt động thanh toán của NHTM đều phải dựa trên các yếu tố pháp lỷ, đối với hoạt động TTQT lại càng cần thiết. Rủi ro pháp lỷ xảy ra khi thực hiện các giao dịch quốc tế không đủng luật pháp gây nên tổn thất, kiện cáo của các bên tham gia TTQT. Rủi ro pháp lỷ trong TTQT bao gồm rủi ro về chỉnh sách và rủi ro trong quá trình áp dụng và thực thi các quy định trong và ngoài nước liên quan đến TTQT.

Ngoài việc tuân thủ pháp luật và các chính sách liên quan tới hoạt động TTQT, tuân thủ các thông lệ quốc tế được dẫn chiếu áp dụng; các NHTM còn phải nắm rõ các rào cản thương mại liên quan đến quốc gia đối tác trong giai đoạn thực hiện hoạt động TTQT. Rào cản thương mại là những biện pháp

nhằm hạn chế hoặc cản trở giao dịch xuất nhập khẩu hàng hoá của Chính phủ một quốc gia hoặc đối tượng nhất định nào đó. Các biện pháp đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện giao dịch TTQT của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM:

+ Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: xảy ra khi nhà nhập khẩu có khả năng và sẵn sàng thanh toán cho nhà xuất khẩu, song do những biến động hoặc biến cố bất thường trong quốc gia nhập khẩu khiến cho Chính phủ của nước nhập khẩu cấm các công ty của nước mình thanh toán ngoại tệ ra nước ngoài, hoặc

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36 - 46)