Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 123 - 128)

- Lựa chọn, áp dụng những phương pháp và công cụ phòng ngừa hạn chế rủi ro thích hợp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ TTQT một cách đồng bộ, phù hợp với thực tế, giảm việc chỉnh sửa, thay đổi thường xuyên.

- Ban lãnh đạo cần hướng dẫn kịp thời các chủ trương, chính sách của Nhà nước cho các Chi nhánh.

- Thu hút các dự án, chương trình của quốc tế, trong nước, hỗ trợ cho NHCT trong việc đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ quản lý điều hành hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp

tuyển chọn cán bộ cần được tiêu chuẩn hoá và theo xu hướng trẻ hoá. Cần bố trí công việc cho cán bộ theo đúng chuyên môn đào tạo và sở trường.

3.3.4. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Như đã trình bày ở chương 2, rủi ro trong hoạt động TTQT có nguyên nhân từ chính những yếu kém trong nghiệp vụ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và chính họ là người gánh chịu những thiệt hại nặng nề từ những rủi ro đó. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và TTQT cho cán bộ làm công tác TTQT:

- Các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu phải có các cán bộ chuyên trách về làm công tác xuất nhập khẩu. Các cán bộ phải được đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, có trình độ ngoại ngữ, am hiểu luật thương mại quốc tế, có năng lực công tác và đặc biệt phải có phẩm chất trung thực trong kinh doanh. Ngoài ra, đối với các cán bộ chủ chốt, có thẩm quyền tham gia đàm phán ký kết hợp đồng thì phải được đào tạo kỹ năng đàm phán, tránh gặp phải trường hợp ký kết hợp đồng ngoại thương có điều khoản bất lợi cho mình.

- Các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin. Thông tin được cập nhật đầy đủ, chính xác giúp doanh nghiệp theo kịp những biến động của thị trường để có những biện pháp, chính sách phù hợp. Do vậy, doanh nghiệp cần có những bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ thu thập và phân tích thông tin. Bộ phận này phải thiết lập được mối quan hệ với nhiều tổ chức như ngân hàng, bảo hiểm, công an kinh tế... Về thông tin thì đỏi hỏi thu thập được các thông tin thị trường như tỷ giá hối đoái, giá cả thị trường, xu hướng biến động môi trường kinh doanh ở các nước, thông tin về các văn bản pháp luật, thể chế, chính sách...

chọn đối tác. Bởi vì, dù tiến hành thanh toán theo phương thức nào thì việc trả tiền vẫn phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu, và chất lượng hàng hoá thì phụ thuộc vào nhà xuất khẩu. Vì vậy, uy tín và mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu là rất quan trọng. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thu thập thông tin về đối tác kinh doanh của mình từ nhiều nguồn để đảm bảo việc thanh toán không có rủi ro xuất phát từ đối tác kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những tồn tại về rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động TTQT tại NHCT Hoàn Kiếm đã đề cập trong Chương 2 và những định hướng phát triển hoạt động TTQT của NHCT Hoàn Kiếm, trong Chương 3 tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, NHNN, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và với NHCT Việt Nam để giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong thời gian vừa qua nhằm tạo điều kiện cho hoạt động TTQT của ngân hàng, giảm thiểu rủi ro trong TTQT của NHCT Hoàn Kiếm.

Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay thì thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Trong quá trình phát triển, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng nảy sinh những vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp cho hoạt động này phát triển.

Hiện nay, môi trường cạnh tranh của các NHTM không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia. Hội nhập vừa tạo ra những cơ hội mà còn mang lại những thách thức cho các ngân hàng thương mại.

Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế là một nhiệm vụ quan trọng trong quản trị, điều hành của các ngân hàng thương mại đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng dấn sâu vào hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất, khái quát được những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM.

- Thứ hai, phân tích được thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Hoàn Kiếm.

- Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Hoàn Kiếm, rút ra nhận xét về thực trạng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro, từ đó tìm ra những nguyên nhân chính dẫn đến những rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của NHCT Hoàn Kiếm.

- Thứ tư, từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đưa ra những giải

pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của

NHCT Hoàn Kiếm và đề xuất những kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp. Do hạn chế nhất định về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế, trong quá trình hoàn thành luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, các nhà quản lý, bạn bè

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám đốc Học viện Ngân hàng, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Hồng Hải đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.

1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam năm 2008 - 2010.

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm năm 2007 - 2010.

3. Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm năm 2008 - 2010.

4. Điều kiện thương mại quốc tế năm 2010 (Incoterms 2010).

5. Một số tài liệu trên Website của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Bộ Công thương...

6. Peter Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

7. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2004), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

8. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. PGS.TS Nguyễn Quang Thu (1998), Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Giáo dục.

10. PGS.TS Lê Văn Tề (2003), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

11. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 2007, Phòng Thương mại quốc tế, viết tắt là UCP600.

12. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (2007), Rủi ro pháp lỷ trong hoạt động TTQT của Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 61.

13. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (2008), Hạn chế rủi ro TTQT đối với NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

Practice for Documentary Credit, 1993 revision, ICC publication No.500.

3. International chamber of commerce (2007), The Uniform Customs & Practice for Documentary Credit, 2007 revision, ICC publication No.600.

Một phần của tài liệu Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 123 - 128)