Tiền lương, tiền thưởng trả cho cá nhân, tập thể người lao động phải theo nguyên tắc phân phối theo lao động: Người lao động làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì được trả lương, trả thưởng theo công việc, chức vụ đó; căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác và mức độ đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của cá nhân, tập thể người lao động.
Khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, năng suất lao động cao, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, gắn bó với chuyên môn đang đảm nhiệm và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Việc trả lương, trả thưởng phải đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai và minh bạch. Tiền lương và tiền thưởng của cá nhân, tập thể người lao động phụ thuộc vào quỹ tiền lương, tiền thưởng theo mức độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và quy định của Nhà nước.
Quỹ tiền lương, tiền thưởng phải được sử dụng đúng mục đích quy định. Toàn
bộ tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác của người lao động phải được thể hiện đầy đủ, chính xác trong sổ lương của đơn vị.
2.2.5.1. Hình thức và thời gian trả lương
Công ty TNHH SX và TM Cường Việt áp dụng hình thức trả lương theo thời gian làm việc thực tế trong tháng của người lao động. Hàng tháng, người lao động được trả lương và các chế độ có liên quan thông qua hệ thống tài khoản của cá nhân tại ngân hàng hoặc trả trực tiếp bằng tiền mặt tại nơi làm việc theo 2 kỳ:
- Kỳ I: Tạm ứng tiền lương trong tháng vào ngày 20 hàng tháng (số tiền tạm
ứng là 2 triệu VND/người)
- Kỳ II: Thanh toán tiền lương và các chế độ có liên quan của tháng trước chậm nhất vào ngày mùng 05 của tháng sau liền kề; trường hợp đặc biệt chậm nhất vào ngày mùng 10 của tháng sau liền kề.
Tiền lương hàng tháng không được trả chậm quá một tháng tính từ ngày mùng 01 của tháng sau liền kề. Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người lao động được đền bù bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất tiền gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trảlương. [15]
Nếu người lao động gặp khó khăn hoặc có nhu cầu nghỉ hàng năm thì được tạm ứng tiền lương bằng một tháng tiền lương cơ bản và tiền lương sản phẩm. Số tiền tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm tạm ứng.
a.Phương pháp trả lương, trả thưởng đối với Người lao động
Tiền lương hàng tháng (hoặc theo quý, năm) của cá nhân Người lao động bao gồm tiền lương cơ bản, tiền lương sản phẩm, tiền lương khuyến khích (nếu có), tiền lương bổ sung ngoài đơn giá, tiền thưởng An toàn lao động và tiền thưởng 1% (nếucó). Hiện nay, Công ty đang sử dụng đồng thời hai hệ thống thang bảng
lương: Thang bảng lương áp dụng theo Nghị định 205/2004/ND-CP ngày
14/12/2004 của Chính phủ, gọi là lương vòng I hay lương cơ bản và thang bảng lương do Công ty xây dựng theo quy định của Luật Lao động, gọi là lương vòng 2 hay lương sản phẩm. Tiền lương hàng tháng được phân bổ cho người lao động theo phương pháp sau:
• Tiền lương cơ bản (Lcb) hay lương vòng 1:
Lcb = [ (HSCB + HSPC) x TLminvùng ] : 22 x NCtt (2.1)
Trong đó:
-HSCB, HSPC: Hệ số lương cơ bản và các khoản phụ cấp theo lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004.
-TLminvùng: Mức lương tối thiểu vùng. -NCtt: Ngày công thực tế trong tháng.
• Tiền lương sản phẩm (Lsp) hay lương vòng 2:
Lsp = { (HSCD + HSCT) x HSTT } : 22 x NCtt x GTbqc (2.2)
Trong đó:
-HSCD: Hệ số chức danh -HSCT: Hệ số cộng thêm. -HSTT: Hệ số thành tích. -NCtt: Ngày công thực tế trong tháng.
-GTbqc: Giá trị bình quân chung của một đơn vị HSLSP.
• Tiền lương bổ sung ngoài đơn giá: Việc chi trả tiền lương bổ sung ngoài đơn giá được thực hiện theo các quy định của Nhà nước có liên quan và hướng dẫn thực hiện của Công ty.
• Tiền thưởng 1%: Dùng để thưởng cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công tác. Mức thưởng do Giám đốc quyết định. Quy chế thưởng 1% được đơn vị xây dụng đảm bảo công bằng và thực sự động viên khuyến khích người lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công việc, nhưng mức thưởng rất thấp.
Để tính tiền lương sản phẩm tức lương vòng 2, Công ty căn cứ vào các bảng hệ số sau làm cơ sở để tính:
2.2.5.2. Hệ số chức danh
- Người lao động thực tế giữ chức vụ gì, làm công việc gì thì được hưởng hệ số chức danh theo chức vụ đó, công việc đó.
- Mỗi chức danh công việc có 03 mức hệ số chức danh, được xác định dựa trên thời gian đảm nhiệm những công việc được xếp ngạch lương hiện tại hoặc tương đương (không tính các thời gian sau: Tạm hoãn thực hiện HĐLĐ do bị tạm giữ, tạm giam hoặc do nguyện vọng cá nhân; nghỉ việc riêng không hưởng lương; nghỉ thai sản không đúng chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình; nghỉ ốm đau, bệnh tật từ 01 tháng trở lên; đang trong thời gian bị kỷ luật từ khiển trách trở lên).
- Những đối tượng đã chuyển công việc từ ngạch lương có trình độ đào tạo thấp lên ngạch lương có trình độ đào tạo cao hơn theo đúng chuyên ngành đang đảm nhiệm thì thời gian hưởng ngạch lương có trình độ đào tạo thấp được quy đổi bằng 85% thời gian hưởng ngạch lương có trình độ đào tạo cao hơn.
- Người lao động có thời gian công tác (Đã quy đổi) đủ điều kiện xếp hệ số
chức danh ở mức 2 hoặc mức 3 nhưng thực tế chỉ làm được những công việc giản đơn, kém phức tạp so những người đang hưởng lương cùng mức hoặc vì lý do sức khoẻ không thể đảm nhiệm được các công việc đã giao trước đây hoặc có hiệu suất, chất lượng lao động không đáp ứng yêu cầu hoặc không đạt mức hoàn thành nhiệm vụ khi bình xét hàng năm hoặc bị xếp hệ số thành tích mức D trong 3 tháng liên tiếp thì hệ số chức danh sẽ bị giảm xuống mức liền kề trong thời gian 3 tháng, sau đó căn cứ vào kết quả công việc thực tế, ý thức tổ chức kỷ luật và các điều kiện có liên quan để xem xét, đánh giá lại hệ số chức danh theo quy định.
- Đối với các trường hợp chuyển từ ngạch thấp lên ngạch cao, được xếp lương
cơ bản bậc 1 ở ngạch mới hoặc các đối tượng trước đây làm những công việc giản đơn như bảo vệ, tạp vụ,... sau đó được chuyển làm những công việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn thì hệ số chức danh được tính từ khi đảm nhiệm công việc mới, hưởng ngạch lương tương ứng.
- Việc đánh giá, xếp lại hệ số chức danh được thực hiện 6 tháng một lần hoặc khi người lao động có thay đổi về công việc theo hướng dẫn của Phòng Nhân sự - Hành chính.
2.2.5.3. Hệ số cộng thêm
Bao gồm: Hệ số thâm niên,hệ số luân chuyển và hệ số trách nhiệm.
- Hệ số thâm niên: Đây là loại hệ số tích luỹ, áp dụng đối với tất cả người lao động để khuyến khích mọi người yên tâm cống hiến lâu dài cho Công ty. Hệ số này được xác định theo thâm niên lao động như sau: Thời gian tính từ tháng 05/2011 (thời điểm thành lập Công ty); mỗi năm thâm niên được cộng thêm 0,01; tính tối đa là 30 năm. Tổng hệ số thâm niên tối đa là 0,30.
- Hệ số luân chuyển: Được sử dụng để khuyến khích kỹ sư, nhân viên kỹ thuật
thực hiện chế độ luân chuyển từ bộ phận văn phòng sang bộ phận sản xuất, bộ phận thi công xây dựng công trường. Trong thời gian luân chuyển hệ số chức danh được cộng thêm: 0,20 .
- Hệ số trách nhiệm: Áp dụng với các đối tượng chưa được xếp hệ số chức danh theo chức vụ lãnh đạo, quản lý.
2.2.5.4. Hệ số thành tích cá nhân
- Hệ số thành tích cá nhân được đánh giá hàng tháng một cách cụ thể, công
khai, dân chủ và minh bạch; căn cứ vào kết quả công việc (Về năng suất, chất lượng, tiến độ thực hiện) và ý thức tổ chức kỷ luật.
Như vậy, Công ty trả công cho người lao động bao gồm 2 phần đó là phần lương cơ bản và phần lương sản phẩm:
Phần lương cơ bản được trả trên cơ sở thang bảng lương của nhà nước, hệ số lương cơ bản theo nghị định 205/CP, phần lương này dùng để đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. Đối với các đối tượng đang làm việc trực tiếp và xếp lương bậc thợ tại đơn vị, đến thời hạn lên lương đều phải thi nâng bậc. Còn các đối tượng khác, thời hạn lên lương theo quy định của Nhà nước.
Phần lương sản phẩm được trả căn cứ theo bảng hệ số chức danh và hệ số điều
tiết.
Hệ thống trả lương sản phẩm đã gắn với kết quả công việc của người lao động, có tác dụng tạo động lực và kích thích người lao động hoàn thành tốt công việc. Nguyên tắc và phương pháp phân phối lương, thưởng cho người lao động mang
tính công bằng và cũng đánh giá được phần nào thâm niên kinh nghiệm của người lao động. Mức thu nhập bình quân tương đối, ổn định.
Trong quá trình làm việc, người lao động trong công ty được hưởng những chính sách, đãi ngộ như được hưởng phụ cấp ăn trưa (tiền giữa ca) là từ 10 nghìn đồng đến 20 nghìn đồng/người/ngày, phụ cấp xăng xe đi lại tùy vào mức độ di chuyển trong một tháng của họ nhiều hay ít: thông thường từ 5 đến 10 lít/người/tháng: 10 lít /tháng với những người phải di chuyển nhiều và 5 lít/tháng đối với người ít phải di chuyển. Những lao động trong Công ty được hưởng những chính sách như được đóng Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp. Mỗi năm họ được nghỉ phép và nghỉ lễ từ 21 đến 25 ngày; tuy nhiên nếu nghỉ phép trong một thời gian dài thì họ phải viết đơn xin nghỉ không lương trình lên Ban Giám đốc, nếu được chấp thuận thì họ mới được nghỉ và sẽ không được hưởng lương trong thời gian đó. Đối với những lao động nữ trong Công ty trong thời gian thai sản thì họ sẽ được nghỉ thai sản trong vòng 4 tháng. Ngoài ra, nếu có nhu cầu, công nhân được ứng tiền mua xe máy làm phương tiện đi lại, mua máy vi tính để học tập, nâng cao trình độ.
Về cổ phần ưu đãi: Chỉ những lãnh đạo hoặc nhân viên lâu năm của Công ty mới được mua cổ phần ưu đãi của Công ty, vào thời gian đầu những năm Công ty cổ phần hóa. Trong những năm gần đây, Công ty không có chính sách bán cổ phần ưu đãi cho những lao động trong Công ty, nếu người nào có nhu cầu thì tự mua. Tuy nhiên, số lượng này rất ít. Điều này có thể làm cho những lao động trong Công ty kém gắn bó với Công ty hơn. Bởi vì một khi quyền lợi, lợi ích của họ gắn liền với sự hoạt động của Công ty thì họ sẽ bỏ công sức nhiều hơn để làm việc, toàn tâm toàn lực làm việc cho Công ty.
Một khi người lao động có được một cuộcsống ổn định, có môi trường lao động thuận lợi, được cống hiến, học tập nâng cao trình độ, người có năng lực có điều kiện thăng tiến, những điều đó đã khuyến khích người lao động cống hiến hết mình cho công việc.