Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thuộc tính của lãnh đạo và sự tin tưởng của nhân viên lên sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tại công ty vietsopetro (Trang 32 - 35)

Dựa trên những nghiên cứu trước đây, mô hình dưới đây được đề xuất để lo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố: đạo đức người lãnh đạo, công bằng tổ chức, khen thưởng dựa trên nền tảng đạo đức và niềm tin của nhân viên lên sự gắn kết của nhân viên với 4 giả thuyết.

H3 H2

H4

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu

H1: Đạo đức người lãnh đạo ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết của nhân viên H2: Công bằng tổ chức ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết của nhân viên

H3: Khen thưởng dựa trên nền tảng đạo đức ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết của nhân viên

H4: Niềm tin của nhân viên ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết của nhân viên

TÓM TẮT CHƯƠNG II

Trong chương II tác giả đã đưa ra những định nghĩa và tầm quan trọng của sự gắn kết của nhân viên, tại sao sự gắn kết của nhân viên với công ty lại quan trọng như vậy đến kết quả của công ty, đưa ra những yếu tố ảnh hưởng và tác động lên sự gắn kết. Dựa trên những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu của luận văn này. Sự gắn kết của nhân viên trong bài nghiên cứu này bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố: (1) Đạo đức người lãnh đạo, (2) Công bằng tổ chức, (3) Khen thưởng dựa trên nền tảng đạo đức, (4) Niềm tin của nhân viên.

Đạo đức người lãnh đạo Công bằng tổ chức Khen thưởng dựa trên nền tảng đạo đức

Niềm tin của nhân viên

Sự gắn kết của nhân viên H1

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, các câu hỏi nghiên cứu mà tác giả muốn nghiên cứu trong bài này là: Những yếu tố bao gồm đạo đức của nhà lãnh đạo, sự công bằng trong tổ chức, khen thưởng dựa trên nền tảng đạo đức và niềm tin của nhân viên có ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên?. Trong nghiên cứu này, dựa theo phần cơ sở lý thuyết thì sự gắn kết của nhân viên bị ảnh hưởng bởi bốn biến độc lập.

Nghiên cứu định lượng được áp dụng làm nghiên cứu chính trong nghiên cứu này như một phương pháp để xác định ảnh hưởng của đạo đức nhà lãnh đạo, công bằng trong tổ chức, khen thưởng dựa trên nền tảng đạo đức và niềm tin của nhân viên đối với sự gắn kết của nhân viên và các yếu tố này ảnh hưởng quan trọng như thế nào với sự gắn kết của nhân viên. Nghiên cứu định lượng được định nghĩa là nghiên cứu hướng vào việc quan sát định lượng các biến, bằng phương pháp đo lường, để phân tích và giải thích các mối quan hệ giữa các biến. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu định tính cũng sẽ được áp dụng trong nghiên cứu để điều chỉnh thang đo và giải thích kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu định tính là một quá trình tìm hiểu tự nhiên nhằm tìm hiểu sâu về các hiện tượng xã hội trong khung cảnh tự nhiên và tập trung vào “tại sao” chứ không phải là “cái gì” của các hiện tượng xã hội và dựa theo kinh nghiệm trực tiếp của con người, nghiên cứu các đặc điểm và hành vi con người dựa trên các phân tích từ các nhà nghiên cứu trước.

Trong bảng câu hỏi, thang đo Likert 5 điểm được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố 1: rất không đồng ý, 2: không đồng ý, 3: trung lập, 4: đồng ý và 5: rất đồng ý. Sau khi kết thúc thu thập dữ liệu, SPSS là một chương trình để phân tích và giải thích dữ liệu. Hơn nữa, một số phương pháp như: thống kê mô tả, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy cũng sẽ được áp dụng trong báo cáo này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thuộc tính của lãnh đạo và sự tin tưởng của nhân viên lên sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tại công ty vietsopetro (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)