Công bằng tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thuộc tính của lãnh đạo và sự tin tưởng của nhân viên lên sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tại công ty vietsopetro (Trang 71 - 74)

Các nhà lãnh đạo đều muốn xây dựng và thúc đẩy thái độ làm việc của nhân viên với công việc và để thúc đẩy được điều này thì cải thiện nhận thức về sự công bằng cho nhân viên rất là quan trọng. Công bằng trong tổ chức là kết quả của một loạt hành vi quản lý của nhà lãnh đạo. Do đó người lãnh đạo nên hiểu được tầm quan trọng khi ra các quyết định của mình ảnh hưởng đến công bằng trong tổ chức như thế nào. Trong tổ chức luôn có những nhân viên với thâm niên làm việc và trình độ khác nhau, chiếm đa số trong xí nghiệp là thâm niên từ 5 đến 10 năm và trình độ đại học chiếm hơn nửa số lượng nhân viên do đó để tạo được sự công bằng trong môi trường làm việc và trong tổ chức luôn là một yếu tố quan trọng và cần có những biện pháp để người nhân viên luôn thấy được mình luôn được đối xử công bằng trong tổ chức. Để có thể cải thiện yếu tố này xí nghiệp xây lắp có thể thực hiện theo những cách sau:

• Tạo một kênh giao tiếp có hiệu quả

Khi giữa những nhân viên có thể giao tiếp một cách hiệu quả điều này sẽ dẫn đến nhận thức về sự công bằng giữa các cá nhân. Khi mọi nhân viên đều có thể nắm được nguồn thông tin giống nhau thì điều này có thể làm tăng lòng tin giữa các nhân viên và nhà lãnh đạo.

• Sự tham gia của nhân viên

Một trong những cách để tạo ra sự công bằng trong tổ chức nữa là cho nhân viên tham gia vào các quy trình. Khi tổ chức cho nhân tham gia vào các quy trình quyết định liên quan đến tổ chức thì điều này sẽ làm tăng nhân thức về sự công bằng của nhân viên. Khi nhân viên có tiếng nói trong các quyết định của công ty sẽ tạo ra môi trường công bằng trong công ty và mọi ý kiến đóng góp của nhân viên đều được lắng nghe và có giá trị. Bên cạnh đó, khi nhân viên được tham gia vào các quy trình thì sẽ không có sự thiên vị giữa những nhân viên, mọi quyết định đều phải được xem xét một cách công bằng trước khi ra quyết định.

• Công bằng trong các quyết định khen thưởng

Khen thưởng là một trong những yếu tố giúp đánh giá sự công bằng trong công ty. Việc khen thưởng không công bằng sẽ dẫn tới những kết quả không tốt trong công việc. Do đó cần có những quy trình đánh giá khen thưởng cho nhân viên một cách công bằng.

- Cùng thảo luận đưa ra những tiêu chí khen thưởng

Để việc khen thưởng được rõ ràng công bằng thì phải đưa ra những tiêu chí cụ thể khi xét duyệt khen thưởng. Các tiêu chí này phải gắn liền với sự phát triển của công ty và phải dựa trên công việc cụ thể của nhân viên. Khi tham gia đóng góp và đề xuất cho các tiêu chí này thì nhân viên sẽ gạt bỏ được sự không hài lòng về sự thiên vị của người lãnh đạo và cảm nhận được sự công bằng từ người lãnh đạo và

công ty. Để các mục tiêu này luôn ý nghĩa và có giá trị trong tình hình thực tế của công ty thì phải đánh giá lại các tiêu chí này nửa năm một lần.

Không nên đưa ra những tiêu chí chung chung mà hãy đưa ra những tiêu chí cụ thể để người nhân viên có thể hiểu và làm theo, Bên cạnh đó, những tiêu chí này phải gắn kết với hoạt động của công ty. Không nên để nhân viên có suy nghĩ là khen thưởng chỉ khi công ty tăng doanh số bán hàng hay lợi nhuận tăng mà khen thưởng cũng có thể được thực hiện khi công ty giảm chi phí hay hình ảnh của công ty đã được nâng cao trong mắt khách hàng. Với xí nghiệp xây lắp Vietsovpetro, khen thưởng có thể được đánh giá khi công ty được các khách hàng quốc tế biết và sử dụng dịch vụ nhiều hơn, hoàn thành trước kế hoạch các dự án lớn.

- Đưa ra các lý do khác để khen thưởng

Đối với xí nghiệp xây lắp, quyết định khen thưởng có thể được thực hiện khi người lãnh đạo muốn giữ chân những kỹ sư có tay nghề cao và những nhân tài giỏi. Các hình thức khen thưởng có thể áp dụng một cách linh hoạt, ngoài tiền thưởng, xí nghiệp có thể khen thưởng bằng những kì nghỉ, những chuyến du lịch cho cán bộ nhân viên hay những voucher…

• Giải đáp những thắc mắc của nhân viên khi ra quyết định

Khi một quyết định được đưa ra thì sẽ có những ý kiến khác nhau của nhân viên về các quyết định đó do đó người lãnh đạo nên cần giải thích rõ với nhân viên vì sao họ lại đưa ra những quyết định như vậy và những quyết định đó không thiên vị cho nhân viên nào từ đó nhân viên mới tin tưởng vào sự công bằng của lãnh đạo.

5.2.4. Niềm tin của nhân viên

Xây dựng niềm tin trong nhân viên luôn là vấn đề khó khăn của các công ty và xí nghiệp xây lắp cũng không ngoại lệ. Để xây dựng được niềm tin trong nhân viên là cả một quá trình cố gắng của người lãnh đạo và của cả nhân viên.

Người lãnh đạo luôn nhất quán trong lời nói và hành động sẽ làm tăng sự tin tưởng của nhân viên. Ngoài ra, nhân viên phải luôn làm đúng những công việc được giao và hoàn thành đúng kế hoạch được đưa ra, nhất là trong ngành kỹ thuật, thì thời gian hoàn thành công việc luôn là mục tiêu quan trọng cần đạt được để hoàn thành đúng tiến độ dự án.

• Đưa ra những mô hình văn hóa

Văn hóa của một tổ chức luôn ảnh hưởng đến hành động của nhân viên và thúc đẩy họ trong công việc. Do đó xây dựng mô hình tạo niềm tin cho nhân viên nên cần được chú ý và phát triển. Nếu làm việc nhóm là quan trọng, hãy nâng cao văn hóa này bằng cách nâng cao kĩ năng làm việc nhóm của nhân viên.

• Xây dựng tinh thần trách nhiệm

Khi người lãnh đạo công nhận thành tích, kết quả của nhân viên cũng như những sai lầm thì nhân viên đó sẽ có cảm nhận rằng lãnh đạo của mình là một người đáng tin cậy và có thể hướng dẫn mình trong công việc. Người lãnh đạo có thể xây dựng trách nhiệm bằng cách khuyến khích nhân viên xây dựng các quy trình trong công ty để nhân viên có thể cảm nhận giá trị của mình và có tinh thần trách nhiệm hơn trong công việc từ đó có thể nâng cao niềm tin của nhân viên với công ty và người lãnh đạo của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thuộc tính của lãnh đạo và sự tin tưởng của nhân viên lên sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tại công ty vietsopetro (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)