Chức năn g Nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thuộc tính của lãnh đạo và sự tin tưởng của nhân viên lên sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tại công ty vietsopetro (Trang 43)

Thực hiện kế hoạch xây dựng, sửa chữa, khảo sát các công trình biển. 4.1.2. Nguồn lực:

Xí nghiệp có đội ngũ nhân lực với gần 1400 CBCNV có trình độ cao, chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm thuộc nhiều ngành, nghề như xây dựng, công nghệ hàn, điện, điện tự động, chống ăn mòn, kim loại học, cơ khí, máy xây dựng,...

Hiện đang quản lý và vận hành căn cứ sản xuất rộng 210.000m2, trong đó có 144.500m2 diện tích bãi lắp ráp; 20.000 m2 nhà xưởng; 3 đường trượt để hạ thủy chân đế với chiều dài nhất là 216m và nhịp rộng từ 16 đến 32m;

Trang thiết bị hiện đại, gồm: 14 cẩu bánh xích và cẩu lớn nhất có khả năng nâng đến 1.350 tấn, 2 máy chế tạo ống, 16 dây truyền hàn tự động, máy cắt thép tấm, biên dạng ống, máy làm sạch kim loại; 3 tàu cẩu, rải ống (Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Sơn) với sức nâng lớn nhất là 1.200 tấn và rải ống 1,5km/ngày;

Hằng năm, Xí nghiệp có khả năng chế tạo và lắp đặt trên 30.000 tấn kết cấu kim loại.

4.1.3. Chứng chỉ:

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, OHSAS 18001:2007; Chứng chỉ quản lý chất lượng phòng thử nghiệm & hiệu chuẩn theo ISO/IEC 17025; Chứng chỉ chế tạo bình áp lực theo tiêu chuẩn ASME stamp USR; Chứng chỉ chế tạo ống theo tiêu chuẩn API Specification Q1 và Specification 2B, AWS…

Sản phẩm dịch vụ:

- Thiết kế, mua sắm, chế tạo, lắp đặt, đấu nối và chạy thử chân đế (EPCI), khối thượng tầng, hệ thống đường ống công nghệ, các cụm thiết bị cho ngành dầu khí, các phương tiện ngoài khơi như trạm rót dầu không bến và các công trình biển khác;

- Rải ống ngầm và cáp điện cho các công trình biển; - Khảo sát các công trình biển.

- Chế tạo bình áp lực theo tiêu chuẩn ASME tem USR;

- Cuốn ống kết cấu với độ dày 80mm, dài 4.500mm đường kính bé nhất 800mm theo tiêu chuẩn API Spec 2B;

- Hiệu chuẩn và thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005; - Thử tải đầu cáp theo tiêu chuẩn AWS;

- Quản lý dự án EPCIC;

- Cung cấp nhân lực kiểm tra NDT, giám sát hàn, chống ăn mòn, lập quy trình hàn, xử lý nhiệt mối hàn;

- Tư vấn, tính toán, vận chuyển kết cấu siêu trường, siêu trọng bằng thiết bị cẩu/trailer và xà lan.

4.1.4. Đối tác – Dự án:

Bên cạnh việc xây dựng thành công trên 80 công trình của Vietsovpetro tại mỏ Rồng, Bạch Hổ, Thiên Ưng, Thỏ Trắng …

Xí nghiệp đã thực hiện nhiều dư án lớn của khách hàng trong và ngoài nước như: - Dự án giàn nước sâu Mộc Tinh, Hải Thạch (Biển Đông POC) ;

- Dự án giàn nước sâu Đại Hùng 2 (Đại Hùng POC); - Dự án Cá Ngừ Vàng (Hoàn Vũ JOC);

- Dự án giàn khai thác: CLPP, CPC-CLPP, NCWI, E1, N1, S1…(JVPC ); - Dự án giàn khí DGCP; PM3 - Cà Mau (PETROVIETNAM GAS); - Dự án tàu dầu ARMADA (HLHV JOC); Dự án RCDM (VRJ);

- Dự án giàn khai thác RUBY A, RUBY B, PEARL (Petronas Carigaly); - Dự án lắp đặt giàn khai thác tại Indonesia (CNOOC );

- Dự án giàn khai thác WHP –A, STD NE (Cửu Long JOC ) và các dự án quan trọng của Bộ Quốc phòng…

4.2. Kết quả phân tích mẫu nghiên cứu

Thu thập thông tin cá nhân là bước đầu tiên trước khi phân tích dữ liệu, phần này tập trung vào các thông tin của các cá nhân khi tham gia khảo sát và được phân tích bởi chương trình SPSS.

Số bản câu hỏi phát ra là 265 bản, số bản câu hỏi khảo sát thu về là 265 bản. Sau khi kiểm tra, có 5 bản câu hỏi không hợp lệ và bị loại (do có câu trả lời không hoàn chỉnh và có câu còn khoanh 2 đáp án). Do đó, tổng số bản câu hỏi hợp lệ và được đưa vào phân tích là 260 bản.

4.2.1. Phân tích giới tính

Trong 260 bản câu hỏi hợp lệ, có 61.2% nhân viên nam (159 nhân viên nam) làm việc tại công ty, và có 101 nhân viên nữ chiếm 38.8%. Qua kết quả phân tích, có thể nhận ra rằng công ty có tỷ lệ nhân viên nam cao hơn nhân viên nữ do đây là xí nghiệp kỹ thuật vì vậy điều này hợp lý với thực tiễn.

Bảng 4.1: Bảng thống kê giới tính

Frequency (Tần số) Percent (Tỷ lệ %)

NAM 159 61.2

NU 101 38.8

Total 260 100.0

Hình 4.1: Tỷ lệ phần trăm giới tính của nhân viên

4.2.2. Phân tích độ tuổi làm việc

Theo số liệu khảo sát, công ty có độ tuổi làm việc tương đối trẻ từ 25-35 tuổi chiếm tỷ lệ 41.5 % (108 người), chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi, 27.7% (72 người). Độ tuổi từ 45 đến 55 tuổi chiếm 15.8% và độ tuổi từ 18-25 tuổi chiếm 13.8%. Độ tuổi > 55 chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong mẫu khảo sát 1.2%. Có

61.2% 38.8%

thể kết luận rằng xí nghiệp có nguồn lao động trẻ, nhiệt tình và năng động trong công việc.

Bảng 4.2: Bảng thống kê độ tuổi làm việc

Frequency Percent Độ tuổi 18-25 36 13.8 25-35 108 41.5 35-45 72 27.7 45-55 41 15.8 >55 3 1.2 Total 260 100.0

Hình 4.2: Tỷ lệ phần trăm độ tuổi của nhân viên

41.5% 27.7%

13.8% 15.8%

4.2.3. Phân tích vị trí công việc

Theo bảng 4.3, tỷ lệ nhân viên chiếm 78.8% (205 người), quản lí cấp thấp chiếm 14.6 %, và quản lý cấp trung chiếm 6.5%.

Bảng 4.3: Bảng thống kê vị trí công việc của nhân viên

Frequency Percent

NHANVIEN 205 78.8

QUAN LI CAP THAP 38 14.6

QUAN LI CAP TRUNG 17 6.5

Total 260 100.0

Hình 4.3: Tỷ lệ phần trăm vị trí công việc của nhân viên

78.8% 14.6%

4.2.4. Phân tích thâm niên làm việc của nhân viên

Theo bảng 4.4, nhân viên có kinh nghiệm làm việc từ 5-10 năm chiếm hơn 50% trong xí nghiệp, và những nhân viên có kinh nghiệm trên 10 năm cũng chiếm gần 20%. Do đó có thể nhận thấy rằng, xí nghiệp có những nhân viên giàu kinh nghiệm đáp ứng với những yêu cầu khắc nghiệt của công việc hiện nay.

Bảng 4.4: Bảng thống kê thâm niên làm việc

Frequency Percent Valid <1 9 3.5 1-5 46 17.7 5-8 98 37.7 8-10 59 22.7 >10 48 18.5 Total 260 100.0

Hình 4.4: Tỷ lệ phần trăm thâm niên làm việc của nhân viên

18.5% 17.7%

37.7% 22.7%

4.2.5. Phân tích trình độ học vấn của nhân viên

Trình độ đại học của nhân viên trong xí nghiệp chiếm hơn 55%, chiếm tỷ lệ thứ 2 là trình độ cao đẳng với 22.7% và trung cấp nghề và sau đại học chiếm tỷ lệ lần lượt là 7.3% và 14.6%.

Bảng 4.5: Bảng thống kê trình độ học vấn của nhân viên

Frequency Percent

Valid TRUNG CAP NGHE 19 7.3

CAO DANG 59 22.7

DAI HOC 144 55.4

SAU DAI HOC 38 14.6

Total 260 100.0

Hình 4.5: Tỷ lệ phần trăm trình độ học vấn của nhân viên

55.4%

22.7% 14.6%

4.3. Phân tích kết quả nghiên cứu khảo sát

4.3.1. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp Cronbach’s Alpha

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha kiểm tra các nhân tố có đáng tin cậy hay không cũng như kiểm tra mức độ tương quan giữa các biến. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo. Ngoài ra, “đánh giá độ tin cậy giữa các biến trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả” (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Các tiêu chí đánh giá độ tin cậy của thang đo:

Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và hệ số Cronbach's Alpha nhỏ hơn 0.6 thì sẽ bị loại. Do đó chỉ chấp nhận các biến có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0.6 (Cronbach's Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Ngoài ra, theo Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, “Cronbach's Alpha lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu”.

4.3.1.1. Kiểm tra độ tin cậy các biến độc lập

Bảng 4.6: Bảng kết quả Cronbach's Alpha của biến đạo đức người lãnh đạo

Biến đạo đức người lãnh đạo

Cronbach's Alpha = 0.881

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha khi xóa biến

DD2 .706 .864 DD3 .425 .883 DD4 .688 .864 DD5 .463 .880 DD6 .679 .865 DD7 .678 .865 DD8 .652 .867 DD9 .698 .863 DD10 .523 .876

Bảng 4.7: Bảng kết quả Cronbach's Alpha của biến công bằng tổ chức

Biến công bằng tổ chức

Cronbach's Alpha = 0.938

Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha khi xóa

biến CBCV1 .457 .938 CBCV2 .734 .933 CBCV3 .706 .934 CBCV4 .485 .938 CBCV5 .738 .933 CBQT1 .719 .933 CBQT2 .460 .938

CBQT3 .531 .937 CBQT4 .458 .938 CBQT5 .794 .932 CBQT6 .582 .936 CBQH1 .735 .933 CBQH2 .710 .933 CBQH3 .515 .937 CBQH4 .452 .938 CBQH5 .668 .934 CBQH6 .784 .932 CBQH7 .754 .933 CBQH8 .720 .933 CBQH9 .777 .932

Bảng 4.8: Bảng kết quả Cronbach's Alpha của biến khen thưởng dựa trên nền tảng đạo đức

Biến khen thưởng dựa trên nền tảng đạo

đức

Cronbach's Alpha = 0.746

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha khi xóa biến

KT1 .549 .682

KT2 .552 .680

KT4 .586 .660

Bảng 4.9: Bảng kết quả Cronbach's Alpha của biến niềm tin của nhân viên

Biến niềm tin của nhân viên

Cronbach's Alpha = 0.842

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha khi xóa biến NT1 .663 .811 NT2 .710 .805 NT3 .745 .798 NT4 .689 .807 NT5 .693 .806 NT6 .702 .804 NT7 .103 .897

Thang đo NT7 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 nên thang đo này bị loại và chạy lại Cronbach’s Alpha độ tin cậy của biến này sau khi bỏ thang đo NT7. Bảng 4.10: Bảng kết quả Cronbach's Alpha của biến niềm tin của nhân viên sau khi bỏ thang đo NT7

Biến niềm tin của nhân viên

Cronbach's Alpha = 0.897

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha khi xóa biến

NT2 .739 .876

NT3 .761 .873

NT4 .699 .882

NT5 .725 .878

NT6 .733 .877

Sau khi đánh giá mức độ tin cậy của các biến độc lập bằng phương pháp Cronbach’s Alpha có thể kế luận rằng thang đo trong các biến có sự liên kết chặt chẽ với nhau và đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Hơn thế nữa, hệ số Cronbach’s Alpha của các biến độc lập này đều lớn hơn 0.6 đặc biệt là biến công bằng tổ chức có hệ số Cronbach's Alpha = 0.938 thể hiện thang đo có độ tin cậy cao.

4.3.1.2. Kiểm tra độ tin cậy biến phụ thuộc

Bảng 4.11: Bảng kết quả Cronbach's Alpha của biến sự gắn kết của nhân viên

Biến sự gắn kết của nhân viên

Cronbach's Alpha = 0.818

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha khi xóa biến GK1 .722 .773 GK2 .662 .780 GK3 .359 .829 GK4 .622 .785 GK5 .422 .812 GK6 .711 .775

GK7 .435 .812

GK8 .448 .810

Theo bảng 4.11, Cronbach's Alpha của biến sự gắn kết của nhân viên = 0.818, thể hiện các thang đo trong biến này có độ tin cậy cao và các thang đo trong biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 chứng minh rằng các thang đo trong biến có sự liên kết lẫn nhau.

4.3.2. Kiểm tra thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi sử dụng phương pháp Cronbach's Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo, thì thang đó NT7 đã bị loại do đó biến độc lập còn 40 thang đo, biến phụ thuộc 8 thang đo được sử dụng vào phân tích nhân tố EFA. Ý nghĩa của phương pháp này là “rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu” (Hair & ctg, 1998).

4.3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập

Để đo lường sự phù hợp của các nhân tố thì chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin and Bartlett's Test of Sphericity rất quan trọng. KMO là một chỉ số để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, nếu phạm vi của KMO là từ 0.5 đến 1, phân tích nhân tố

là thích hợp. Ngoài ra, khi Kiểm định Bartlett có chỉ số Sig nhỏ hơn 0.05 có nghĩa

là các biến có mối tương quan với nhau.

Dựa theo bảng 4.12, chỉ số KMO là 0.886 nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1 và chỉ số Sig của Bartlett's Test là 0.000 chứng tỏ các biến trong phân tích nhân tố là thích hợp và có tương quan lẫn nhau.

Bảng 4.12: KMO and Bartlett's Test cho biến độc lập

Tiêu chí chấp nhận phương sai trích là khi phương sai trích lớn hơn 50% do đó theo bảng 4.13 cột cumulative % có giá trị là 59.305% > 50% nên phương sai trích này được chấp nhận.

Bảng 4.13: Hệ số phương sai trích của biến độc lập

Component

Rotation Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative %

1 8.149 25.467 25.467

2 4.516 14.112 39.579

3 4.002 12.506 52.085

4 2.311 7.221 59.305

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .886

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 4.836E3

df 496

Bảng 4.14: Hệ số tải nhân tố của biến độc lập

Rotated Component Matrixa

Component 1 2 3 4 CBQT5 ,848 CBQH9 ,826 CBQH7 ,808 CBQH6 ,807 CBCV5 ,793 CBQH1 ,788 CBCV2 ,773 CBQT1 ,763 CBQH8 ,761 CBQH2 ,761 CBCV3 ,751 CBQH5 ,724 CBQT6 ,624 CBQT3 ,572 DD2 ,808 DD7 ,779

DD4 ,776 DD9 ,775 DD6 ,744 DD8 ,724 DD1 ,715 DD5 ,570 NT3 ,836 NT6 ,822 NT2 ,820 NT5 ,818 NT4 ,785 NT1 ,762 KT4 ,784 KT2 ,768 KT1 ,715 KT3 ,678

4.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc

Dựa theo bảng 4.15, chỉ số KMO là 0.831 nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1 và chỉ số Sig của Bartlett's Test là 0.000 chứng tỏ các biến trong phân tích nhân tố là thích hợp và có tương quan lẫn nhau.

Tiêu chí chấp nhận phương sai trích là khi phương sai trích lớn hơn 50% do đó theo bảng 4.16, cột cumulative có giá trị là 50.861% > 50% nên phương sai trích này được chấp nhận.

Bảng 4.16: Hệ số phương sai trích của biến phụ thuộc

Component

Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative %

1 3.560 50.861 50.861

Bảng 4.17: Hệ số tải nhân tố của biến phụ thuộc

Thang đo Hệ số tải nhân tố

GK1 .838

GK2 .812

GK4 .769

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .831 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 669.162 df 21 Sig. .000

GK5 .523

GK6 .833

GK7 .560

GK8 .573

4.4. Nhân tố đại diện cho nhân tố sau khi chạy EFA

Trước khi chạy phân tích hồi quy, tác giả sẽ tính nhân tố đại diện của các biến thông qua phương pháp trung bình cộng.

Bảng 4.18: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến

Descriptive Statistics

Biến Kí Hiệu Mean Std. Deviation N

Sự gắn kết của nhân viên GK 3.6099 .51920 260

Công bằng tổ chức CBTC 3.4901 .68205 260

Đạo đức người lãnh đạo DD 3.6010 .74889 260

Niềm tin của nhân viên NT 3.4724 .60385 260

Khen thưởng dựa trên nền tảng đạo đức

KT

3.5173 .76462 260

4.5. Phân tích hồi quy

Sau khi chạy EFA và hợp nhất các thang đo thành 4 biến độc lập và tính giá trị trung bình của các nhân tố làm đại diện cho nhân tố đó thì phương pháp tiếp theo tác giả sẽ sử dụng phương pháp hồi quy để xác định mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc từ đó đưa ra phương trình hồi quy và xem xét sự phù hợp của các biến khi đưa vào mô hình nghiên cứu. Ngoài ra trong khi áp dụng phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thuộc tính của lãnh đạo và sự tin tưởng của nhân viên lên sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tại công ty vietsopetro (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)