Các nhân tốtác động đến phát triển nông nghiệp ở địa phương miền núi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 38)

biên giới

* Trình độ phát triển kinh tế - xã hội à điề ki n tự nhi n của địa phương

- Trình độ phát triển kinh tế Trình độ phát triển kinh tế càng cao sẽ tạo ra các nguồn lực để hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển. Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro nên nguồn vốn ngân sách có vai trò hết sức quan trọng như đã phân tích ở trên. Nguồn thu ngân sách lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của địa phương.

- Trình độ dân trí à tr yền thống ăn hoá Trình độ dân trí cao và truyền thống văn hoá của địa phương có tác động rất tích cực vào phát triển sản xuất nông nghiệp. Nếu trình độ dân trí càng được nâng lên sẽ tạo điều kiện để lực lượng lao động được cải thiện về chất lượng, làm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả của hoạt động nông nghiệp. Với truyền thống cần cù chịu khó, kinh nghiệm ngàn đời của nền văn minh lúa nước, sự phát triển của ngành nông nghiệp nước ta sẽ có được những bước đi vững chắc và ổn định. Phát triển nông nghiệp ở vùng miền núi biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn có đặc điểm chịu sự tác động của phong tục tập quán lạc hậu lâu đời, của truyền thống canh tác quảng canh, manh mún nhỏ lẻ, lề thói bảo thủ trì trệ

ăn rất sâu vào tiềm thức của nông dân.

- Điề ki n tự nhi n: Bao gồm điều kiện đất đai, sinh thái khí hậu có tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi đối tượng chính trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, phát triển nông nghiệp cần phải được nghiên cứu, thực hiện sao cho phù hợp nhất với các yếu tố tự nhiên sẵn có. Tận dụng và phát huy được tiềm năng sẽ giảm được chi phí đầu vào, tăng được hiệu quả và lãi suất.

* Tác động của công nghi p hoá, hi n đại hoá - Tích cực

+ Thúc đẩy sự phát triển của các ngành: CNH, HĐH thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, nhất là các ngành chế biến nông, lâm, thuỷ sản, cơ cấu sản xuất nông nghiệp sẽ được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất cây, con.

+ Tạo điều kiện liên kết giữa các ngành: Ngành công nghiệp sản xuất máy móc nông nghiệp, sản xuất phân bón, các ngành cung cấp năng lượng đã tạo điều kiện cho nông nghiệp thực hiện cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá. Mặt khác, nhờ các ngành tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống phát triển, cơ cấu nông thôn đã có nhiều chuyển biến theo hướng đa dạng hoá và hiện đại hoá.

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm: Nhờ sự phát triển của công nghiệp tạo thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đòi hỏi nông nghiệp phải thay đổi theo sự phát triển của công nghiệp cả về quy mô và trình độ phát triển, nghĩa là đòi hỏi nông nghiệp cũng phát triển theo.

+ Nâng cao năng lực nội sinh của địa phương: CNH, HĐH thúc đẩy quá trình đô thị hoá, di dân từ nông thôn ra thành thị, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của nông nghiệp. Công nghiệp phát triển tác động nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp và tạo điều kiện để thu hút lực lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp vào các ngành công nghiệp.

+ Thu hồi đất đai nông nghiệp: CNH, HĐH ở các nước đang phát triển nói chung và như nước ta nói riêng là thường đi liền với tốc độ lấy đất nông nghiệp một cách ồ ạt để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị làm giảm nhanh quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt đối với những diện tích đất đai có độ màu mỡ và điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, nếu không có quy hoạch hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá trị sản xuất nông nghiệp trong trước mắt và tương lai.

+ Tạo ra chênh lệch về trình độ phát triển: CNH, HĐH tạo cơ hội việc làm và thu nhập cao cho lao động nông thôn nhất là lao động trẻ và có kiến thức đã gây ra thực trạng giảm chất lượng của lao động nông nghiệp. Trong thực tế đến mùa thu hoạch nhiều địa phương thiếu số lượng lao động đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất nông nghiệp.

+ Tác động đến môi trường: CNH, HĐH tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước, từ đó ảnh hưởng xấu đến phát triển bền vững nông nghiệp. Công nghiệp là ngành gây ra phát thải nhiều nhất, phát thải từ một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên không được sử dụng trong quá trình khai thác và chế biến các sản phẩm công nghiệp; phát thải từ các sản phẩm công nghiệp được sử dụng trong các ngành nông nghiệp và dịch vụ; phát thải do con người tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp. Mặt khác, do công nghiệp là ngành sản xuất có quy mô tiêu thụ nguồn lực đầu vào rất lớn, nên mức độ phát thải cũng hết sức lớn trong đó chứa đựng nhiều chất độc hại.

* Hội nhập kinh tế q ốc tế

- Cơ hội: Hội nhập kinh tế quốc tế có tác dụng rất toàn diện đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống của nông dân. Những tác động tích cực chủ yếu của Hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển nông nghiệp, đồng thời cũng tác động đến nông dân với tư cách là chủ thể chính của hoạt động nông nghiệp. Đó là, tăng nguồn lực cho phát triển nông nghiệp ở những khía cạnh chủ yếu như tạo thêm vốn đầu tư cho nông nghiệp, nhập khẩu tư liệu sản xuất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển giao thông, công nghiệp chế biến nông sản tạo điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp hàng hoá, nâng cao trình độ KH-CN trong nông nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; góp phần mở rộng thị

trường tiêu thụ nông sản; góp phần đổi mới hệ thống luật pháp, chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững; nâng cao trình độ kinh doanh của các đơn vị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có liên quan.

- Thách th c: Tăng mức độ cạnh tranh đối với nhiều hàng nông sản của địa phương; gia tăng sự phụ thuộc của nông nghiệp một quốc gia vào sự biến động của nông nghiệp và kinh tế thế giới, làm cho cơ cấu sản xuất thiếu ổn định, gia tăng rủi ro; xuất hiện sự chênh lệch về đầu tư và trình độ phát triển giữa các ngành nghề, giữa các vùng và nhóm dân cư, gia tăng phân hoá giàu nghèo; nhiều hàng nông sản từ nước ngoài được nhập khẩu với giá rẻ gây khó khăn cho nông nghiệp trong nước.

* Biến đổi khí hậ

Địa lý, địa hình, dân số và mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến thời tiết, khí hậu.

Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp ở các địa phương miền núi chủ yếu là sụt lở, sói mòn đất do lũ quét, bão giông, mưa đá lớn là thiệt hại đến mùa màng. Ngoài ra, thiên tai ở vùng miền núi cũng là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống kết cấu thuỷ lợi, đường sá tiêu cực trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

* Cơ sở ật chất - kĩ th ật

Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngày càng hoàn thiện.

Công nghiệp chế biến nông sản phát triển góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh.

* Chính sách phát triển nông nghi p

Các chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển nông nghiệp như: phát triển kinh tế hộ gia đình , kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 38)