Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 73)

- Quy mô, tốc độ tăng của giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung và của các ngành sản xuất nông nghiệp ba năm gần đây của địa phương tăng liên tục.

Bảng 2.7. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp theo giá so sánh

Đơn ị tính Tri đồng

Năm Tổng số

Chia ra Trồng trọt

(cả lâm nghiệp) Chăn nuôi Dịch vụ Năm Tổng số

Chia ra Trồng trọt

(cả lâm nghiệp) Chăn nuôi Dịch vụ 2015 174.897 124.684 47.572 2.641

2016 197.955 138.568 55.427 3.960

2017 208.527 145.968 58.387 4.172

2018 218.744 153.120 61.248 4.376

Giá trị sản xuất của ngành nông lâm nghiệp theo giá so sánh của huyện qua các năm, cho thấy tổng giá trị năm 2015 là 174.897 triệu đồng tăng lên 218.744 triệu đồng năm 2018, tốc độ tăng bình quân hàng năm 2,31%, trong đó chủ yếu là nội bộ ngành trồng trọt (cả lâm nghiệp) tăng ổn định năm 2015 là 124.684 triệu đồng đến năm 2018 tăng lên 153.120 triệu đồng; chăn nuôi từ 47.572 triệu đồng năm 2015 tăng lên 61.248 triệu đồng năm 2018; dịch vụ năm 2015 là 2.641 triệu đồng đến năm 2018 tăng lên 4.376 triệu đồng (thể hiện ở bảng 2.7).

Bảng 2.8. Chỉ số phát triển (năm trước 100%) của ngành nông lâm nghiệp

Đơn ị tính %

Năm Tổng số

Chia ra Trồng trọt

(cả lâm nghiệp) Chăn nuôi Dịch vụ 2015 103,74 103,84 103,33 105,82

2016 113,18 111,14 116,51 149,94

2017 105,34 105,34 105,34 105,35

2018 104,90 104,90 104,90 104,90

Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.

Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp qua các năm: Năm 2015 là 3,74%; năm 2016: 13,18%; năm 2017: 5,34%; năm 2018: 4,90%. Từ số liệu bảng 2.8 ta thấy tốc độ tăng của ngành nông nghiệp tương đối ổn định.

- Năng suất của một số nông sản chính có tăng lên

Bảng 2.9. Năng suất một số sản phẩm chính

Cây trồng ĐVT 2015 2016 2017 2018

Lúa Tấn/ha 3,7 3,8 2,9 3,8

Ngô Tấn/ha 4,4 5,6 5,7 5,4

Sắn Tấn/ha 7,1 8,0 8,0 8,7

Khoai lang Tấn/ha 5,0 6,0 6,1 6,9

Thuốclá Tấn/ha 1,3 1,5 1,5 1,5

Mía Tấn/ha 38,0 38,3 38,0 35,1

Đậu tương Tấn/ha 1,2 1,3 1,3 1,2

Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.

2015 là 3,7 tấn/ha, tăng lên 3,8 tấn/ha năm 2018, năng suất cây ngô năm 2015 là 4,4 tấn/ha, tăng lên 5,4 tấn/ha vào năm 2018 (thể hiện ở bảng 2.9). Kết quả đạt được là nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được triển khai rộng rãi ở các xã, thị trấn. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giống mới, chuyển dịch mùa vụ, quản lý nguồn nước, các hộ nông dân tích cực đầu tư phát triển. Sản xuất nông nghiệp của huyện đã từng bước khởi sắc. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học và sự cần cù, chịu khó của người nông dân đã đưa năng suất cây trồng, vật nuôi của huyện lên đáng kể, góp phần tăng tổng sản lượng lương thực có hạt từ 34.862 tấn vào năm 2015 tăng lên 40.420 tấn vào năm 2018.

- Hệ thống cơ cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực. + Hệ thống giao thông: Từ các nguồn vốn thuộc Chương trình 135, 134, 120 đã đem lại hiệu quả thiết thực, từng bước ổn định đời sống nhân dân các xã biên giới, vùng sâu vùng xa của huyện. Trong giai đoạn năm 2015 đến nay với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, các xã đã huy động sức dân bê tông hoá đường giao thông, ngõ phố với tổng chiều dài 76,1 km tăng 24,1 km so với giai đoạn cùng kỳ; Riêng chương trình 135 đầu tư nâng cấp 33 công trình với tổng chiều dài 36,874 km đường giao thông nông thôn loại B, ngoài ra nhân dân tự mở 17 km đường liên thôn các loại [17]. + Hệ thống thuỷ lợi: Do huy động được nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để đầu tư xây dựng hệ thống các công trình thuỷ lợi cỡ lớn và nhỏ phục vụ tưới tiêu ổn định cho 2.500 ha. Kiên cố hoá được 15,92 km kênh mương, đầu tư thêm hệ thống thuỷ lợi Tam Quan đưa vào sử dụng phục vụ tưới cho khu vực 3 xã Đông Quan, Nam Quan, Quan Bản [17].

- Số lượng việc làm và thu nhập của người nông dân đều tăng

+ Việc làm: Trong giai đoạn 2015 đến nay công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm luôn được huyện quan tâm, có 3.875 lao động được đào tạo giải quyết được 5.300 việc làm.

+ Tốc độ tăng thu nhập: Đối với huyện miền núi biên giới như Lộc Bình đã xác định nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu. Huyện đã định hướng phát triển kinh tế vườn

rừng, kinh tế trang trại làm mũi nhọn, để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, sản xuất hàng hoá tập trung. Chủ động quy hoạch các loại đất, phân bổ lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với từng vùng, từ đó đã nâng thu nhập bình quân đầu người của huyện Lộc Bình năm 2018 theo giá thực tế đạt trên 16 triệu đồng/người/năm và bằng 81,18% so với cả tỉnh; lương thực bình quân đầu người 436 kg năm 2015 đến năm 2018 đạt 505 kg [17].

- Chênh lệch thu nhập và trình độ phát triển giữa các khu vực của địa phương có phần được thu hẹp.

Thực hiện hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia, chương trình 135, 134, 120. Theo kết quả rà soát, thống kê tỷ lệ hộ nghèo, tính toán lại các dự án đầu tư qua các năm. Huyện đã tập trung các nguồn vốn thuộc chương trình đầu tư cho 7 xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn; 4 xã biên giới về cơ sở hạ tầng, nhà ở, hỗ trợ sản xuất, tập huấn chuyển giao KHKT- CN, dạy nghề, tạo việc làm,... lồng ghép các nguồn vốn giữa địa phương và Trung ương; giữa ngân sách và huy động trong dân để thực hiện có hiệu quả các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã biên giới và xã đặc biệt khó khăn, coi đây là nhiệm vụ then chốt để hướng tới phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững đã góp phần rút ngắn chênh lệch thu nhập giữa các khu vực khó khăn với các xã vùng trung tâm, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện trong những năm gần đây. Đặc biệt là các xã biên giới đã có nhiều khởi sắc trong phát triển kinh tế và ổn định vùng biên.

- Chất lượng môi trường có những cải thiện nhất định + Tỷ lệ che phủ của rừng tăng liên tục

Bảng 2.10. Diện tích và độ che phủ của rừng

Đơn ị tính Ha Năm Diện tích có rừng Tỷ lệ rừng trồng % Diện tích rừng để tính độ che phủ Độ che phủ rừng (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng 2015 45.107,81 1.614,5 3,6 46.722,31 46,8 2016 47.546,54 1.500,0 3,2 49.046,54 49,0 2017 48.945,49 1.102,0 2,3 50.047,49 50,0 2018 49.748,08 1.300,35 2,6 51.048,43 51,0 Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ độ che phủ rừng từ 2015-2018

Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.

Trong những năm qua công tác quản lý bảo vệ, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng luôn được các cấp, các ngành của huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện, các chương trình dự án, đề án phát triển lâm nghiệp thực hiện có hiệu quả, từ năm 2015 đến năm 2018 trồng được 5.516,85 ha, tăng tỷ lệ che phủ rừng từ 46,8% năm 2015 lên 51,0% năm 2018 (thể hiện ở bảng 2.10). Phát triển rừng đã góp phần không nhỏ cho nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống nhất là các xã vùng biên và vùng sâu vùng xa của huyện của huyện.

+ Nước: Hiện nay hầu hết số dân các xã trong huyện sử dụng nguồn nước tự khai thác, nguồn nước này được người dân tự xử lý bằng các phương pháp truyền thống vì vậy khó tránh khỏi ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khoẻ của người dân. Thị trấn Lộc Bình công tác quản lý vệ sinh môi trường còn yếu kém, chưa có hệ thống thoát nước, nước bẩn không xử lý mà để tự thấm và chảy ra sông Kỳ Cùng làm ô nhiễm môi trường xung quanh và nguồn nước. Những khu vực đông dân cư, trục đường quốc lộ và dọc sông suối, các xã có điểm chợ tình trạng ô nhiễm nguồn nước đáng được quan tâm xử lý. + Đất: Hiện nay, chất lượng môi trường đất của huyện chưa có biểu hiện suy thoái, bạc

màu, các hàm lượng khoáng chất, chất vi lượng trong đất vẫn đảm bảo cho phát triển cây trồng tốt. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều và bừa bãi các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón vô cơ đang và sẽ có nhiều ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí trong khu vực.

+ Không khí: Chất lượng môi trường ở các khu vực nông thôn trên địa bàn huyện còn đảm bảo, chưa có những biểu hiện bị ô nhiễm và suy thoái.

- Ổn định chính trị - xã hội và an ninh quốc gia về cơ bản được bảo đảm:

Trong những năm qua, nhờ nông nghiệp phát triển tương đối ổn định, đời sống nông dân được cải thiện đã tạo ra ổn định và đồng thuận xã hội, tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định. Thực hiện tốt các Nghị quyết Trung ương về chiến lược bảo vệ an ninh Quốc gia, chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội. Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, huyện đã từng bước củng cố quốc phòng toàn dân, kết hợp quốc phòng với kinh tế, quốc phòng với an ninh, tạo ra khu vực phòng thủ vững chắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 73)