Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 106 - 110)

3.3.4.1 Phát triển ch ỗi giá trị s n phẩm nông nghi p chủ lực của h y n Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, cần tiến hành củng cố và nâng cấp các mối liên kết ngang và liên kết dọc.

- Liên kết ngang là mối liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (các hộ nông dân cùng sản xuất một ngành hàng liên kết để xây dựng cánh đồng lớn, thành lập các HTX...) để giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán, số lượng bán... Giải pháp để thúc đẩy liên kết ngang được đề xuất đối với ngành nông nghiệp huyện Lộc Bình, gồm:

+ Xác định cụ thể các tiêu chí cánh đồng lớn; xây dựng thành công các cánh đồng lớn theo tiêu chí; Mỗi cánh đồng lớn, vận động để thành lập 1 hợp tác xã;

+ Gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp với đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

+ Tổ chức cho các hộ nông dân được tham quan, học tập các mô hình sản xuất, kinh doanh, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao an toàn, các mô hình kinh tế hợp tác...;

+ Tập huấn, nâng cao kiến thức về thị trường cho nông dân, chỉ rõ các lợi ích kinh tế khi tham gia vào tổ nhóm, HTX, tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với các tác nhân khác trong chuỗi;

+ Ban hành và thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, công nghệ cao, an toàn...

- Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của chuỗi nhằm giảm chi phí không cần thiết (chi phí trung gian) và cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm. Liên kết dọc cũng là cơ hội để chuỗi giá trị ngành hàng mở rộng và đa dạng hóa thị trường. Có nhiều giải pháp để thúc đẩy liên kết dọc, trong đó, các giải pháp quan trọng, gồm:

+ Khuyến khích các tác nhân chuỗi (nông dân, đại diện hợp tác xã, các doanh nghiệp...) tham gia các hội chợ thương mại và tổ chức triển lãm...;

+ Tổ chức các cuộc họp hoặc hội thảo giữa các tác nhân trong chuỗi;

+ Xây dựng Webside giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho cả đôi bên trong việc tìm kiếm người mua và người bán tiềm năng;

+ Xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Ngoài việc củng cố và phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc cần có các giải pháp để tăng cường vai trò của các tác nhân hỗ trợ giá trị, gồm: Đảng, các hội, đoàn thể và các cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan, ngân hàng và các viện, trường, trung tâm nghiên cứu... Trong đó, Sở NN&PTNT tỉnh, phòng NN& PTNT huyện là cơ quan chủ trì thực hiện, tổ chức liên kết, chịu trách nhiệm trong việc xây dựng vùng nguyên liệu. Để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, ở vai trò quản lý nhà nước, Phòng NN&PTNT cùng với các cơ quan hữu quan trong huyện có kế hoạch hỗ trợ, xây dựng hệ thống sản xuất, phân phối sản phẩm nông nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm, hội nghị kết nối giao thương, nghiên cứu khảo sát thị trường; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tỉnh; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin sản xuất, tiêu thụ nông sản và các sản phẩm làng nghề của tỉnh… nhằm nâng cao năng lực phân phối, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. - Định kỳ tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, hỗ trợ các doanh nghiệp và các hộ sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng nông sản. Qua đó, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giao lưu, trao đổi, ký kết các hợp đồng kinh tế; định hướng phát triển sản xuất kinh doanh trong nước cũng như tiếp cận thị trường và đối tác thương mại trên thế giới.

- Hỗ trợ nghiên cứu thị trường, ngành hàng và hỗ trợ hoạt động maketing, phát triển thị trường cho sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý; Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu của huyện.

- Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin nông nghiệp: Xây dựng kênh thông tin nông nghiệp để cung cấp các thông tin về thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất, công nghệ sản xuất, tình hình dịch bệnh, các rào cản kỹ thuật; thông tin về sản phẩm nông nghiệp; về các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các dự báo quan trọng...và thực hiện nối mạng với các chợ đầu mối, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, các trung tâm giao dịch chuyên ngành nông nghiệp, nhằm cung cấp và tiếp nhận thông tin phản hồi. Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các loại vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp. - Chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm: Xây dựng Website về nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, trong đó, giới thiệu đầy đủ về tên, địa chỉ, ngành hàng, chủng loại sản phẩm và một số hoạt động chính của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và phát triển các ngành hàng nông nghiệp đã được định hướng. Phổ biến rộng rãi trên trang Web về những quy trình và quy định của các cấp; về những kết quả đạt được trong thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); về bảo vệ môi trường sinh thái; về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và về sản xuất nông nghiệp bền vững; về những chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, những chính sách ưu đãi phát triển nông nghiệp của tỉnh, của huyện; về những nội dung công bố của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa. Xây dựng và củng cố các chuỗi giá trị ngành hàng, xác định và hình thành mối liên kết giữa người cung ứng vật tư, người sản xuất, chế biến, tiêu thụ và quản lý; Sau đó đăng trên trang Web như một cơ sở dữ liệu về thương hiệu của ngành nông nghiệp huyện.

- Tăng cường quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại: Ngân sách huyện và các xã hỗ trợ kinh phí để các tổ chức, cá nhân tham gia các buổi hội chợ, triển lãm trong tỉnh, trong vùng nhằm giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm các nhà đầu tư, nhà tiêu thụ. UBND huyện và các xã phối hợp với ngành nông nghiệp, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề giới thiệu, quảng bá nông sản hàng hóa, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu mua tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận dễ dàng hơn với các nhà sản xuất tại địa phương. Hỗ trợ các tổ chức sản xuất nông nghiệp (HTX, tổ hợp tác, trang trại, doanh nghiệp, hỗ gia đình) liên kết mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện, tỉnh và khu vực lân cận... UBND huyện tiến hành thảo luận trực tiếp với các doanh nghiệp

bán lẻ trên địa bàn (Ocean Mart, Metro, Big C, Vinmark... ) để các doanh nghiệp có thể mua được hàng nông sản ngay tại địa bàn cung ứng cho toàn chuỗi hệ thống. - Chủ động phối hợp với các cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp, các trường nội trú, bán trú, đơn vị quân đội, khu công nghiệp... ký hợp đồng tiêu thụ thực phẩm an toàn với các tổ chức, cá nhân sản xuất trên địa bàn. Phòng NN&PTNT thúc đẩy tổ chức các hội chợ hàng nông sản để thúc đẩy tiêu dùng và thông qua đó khảo sát thị trường, định hướng sản xuất; xây dựng kế hoạch mở rộng thị trường, sẵn sàng với vai trò bệ đỡ tác hợp các liên kết trong tiêu thụ hàng hóa nông phẩm giữa HTX, tổ hợp tác, các chợ đầu mối, hệ thống bán lẻ trong và ngoài vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)