Mục tiêu chủ yếu để phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 86 - 88)

Phát triển mạnh sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất; khai thác hoạt động lâm nghiệp chuyển dần sang lâm nghiệp xã hội hoá; kinh tế trang trại phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô, phát huy ưu thế của vùng.

- Trồng trọt: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá, tiếp tục phát triển các loại cây trồng truyền thống của huyện như cây lúa, các loại rau màu thực phẩm;

tập trung phát triển mạnh cây công nghiệp lâu năm có giá trị như đào, hồi, mận; phát triển các cây công nghiệp hàng năm như thuốc lá, đỗ tương,... gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ.

- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi toàn diện, trong đó chăn nuôi bò, lợn, gia cầm là sản phẩm hàng hoá chủ yếu. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, mở rộng các mô hình chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn và vừa, kết hợp với chăn nuôi hộ gia đình, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Lâm nghiệp: Đảm bảo trồng hết diện tích đất trống có thể trồng rừng, tăng cường khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng mới, bảo vệ và làm giàu tài nguyên rừng, nhất là các khu rừng phòng hộ. Phát triển vốn rừng sản xuất phục vụ lợi ích kinh tế, cải tạo cảnh quan rừng ở các khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Phát triển nghề rừng, tạo vùng nguyên liệu ổn định để phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. Xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý tài nguyên rừng, phát triển các loại cây đặc sản, cây lâu năm theo mô hình nông lâm kết hợp.

Mục tiêu từ nay đến năm 2022 phấn đấu sản lượng lương thực ổn định đạt từ khoảng 42 ngàn tấn vào năm 2020 và 45 ngàn tấn vào năm 2022; Giá trị sản xuất bình quân đạt 40 - 45 triệu đồng/ha năm 2020 và 50 - 60 triệu đồng/ha năm 2022. Từng bước mở rộng quy mô, những mô hình đạt giá trị 50 triệu đồng/ha; Tăng độ che phủ của rừng đạt đạt 50 - 55% năm 2020 và trên 60% năm 2022 [17].

+ Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2018-2022 là 9-10%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 3,5-4%; công nghiệp - xây dựng tăng 13-14%; Dịch vụ tăng 9-10%.

Trong đó: Giai đoạn 2018-2022 GDP tăng 9-10%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 3,5-4%; công nghiệp - xây dựng tăng 14-15%; Dịch vụ tăng 10-11%. Giai đoạn 2020- 2022: GDP tăng 9-10%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 3,5-4%; công nghiệp - xây dựng tăng 11-12%; Dịch vụ tăng 8-9% [17].

dựng 27-28%; dịch vụ 43-44%.

Trong đó đến năm 2020, cơ cấu sẽ là: Nông lâm nghiệp 35-36%; công nghiệp - xây dựng 23-24%; dịch vụ 41-42%.

+ Phấn đấu GDP đầu người năm 2022 đạt 2.700 USD, bằng 84% so với cả nước [17].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)