Thực trạng về mối liên kết đối với phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 64 - 66)

+ Liên kết nông nghiệp - công nghiệp: Trên địa bàn huyện chưa phát triển các cơ sở chế biến nông sản, do đó chất lượng và giá trị của nông sản thấp. Chủ yếu phát triển các cơ sở chế biến lâm sản, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, đổi mới thiết bị và công nghệ, tăng thêm cơ sở và công suất, làm cho năng lực chế biến lâm sản tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, các doanh nghiệp cũng đã xúc tiến nhanh việc tiếp cận thị trường trong và ngoài tỉnh, bố trí lại sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường. Tuy nhiên công nghiệp phát triển còn chậm, các cơ sở công nghiệp chế biến chưa phát triển tương xứng với sản lượng và phổ biến là quy mô nhỏ, các cơ sở mới được xây dựng có máy móc, thiết bị tương đối hiện đại chưa có. Thực trạng đó dẫn đến tỷ trọng lâm sản qua chế biến công nghiệp đạt thấp, làm cho giá trị kinh tế của lâm sản thấp.

+ Liên kết giữa nông nghiệp với dịch vụ: Dịch vụ cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón,... ngày càng phát triển. Hàng năm lượng giống cây trồng đưa vào địa bàn để cung cấp, phục vụ nhân dân do Công ty giống cây trồng tỉnh cung ứng. Tỉnh có chính sách trợ cước, giá cho giống cây trồng, do vậy điều dễ thấy lượng giống mới tăng nhanh từ 58,5 tấn năm 2015 đến năm 2018 là 142 tấn. Trên địa bàn huyện có 02 cơ sở vườn ươm hàng năm cung cấp trên 2 triệu cây giống, chủ yếu là giống cây lâm nghiệp phục vụ cho công tác trồng rừng. Mạng lưới dịch vụ tín dụng ngân hàng phát triển mạnh cả về quy mô, loại hình và địa bàn, đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế hoạt động [11].

- Về li n kết giữa 4 nhà trong s n x ất nông nghi p Mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp, nếu được ứng dụng rộng rãi sẽ mang lại hiệu quả. Người nông dân có điều kiện tiếp cận với tiến bộ KHKT- CN sản xuất nông nghiệp, yên tâm đầu tư sản xuất; nhà doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, chủ động trong chế biến và tiêu thụ nông sản; Nhà nước, nhà khoa học nâng cao vai trò quản lý chuyển giao KHKT- CN. Tầm quan trọng của việc liên kết là vậy, nhưng với một huyện miền núi biên giới như Lộc Bình về nhận thức trong sản xuất nông nghiệp của người dân vẫn còn mang nặng tính bảo thủ, sản xuất theo truyền thống của địa phương ngại làm theo việc áp đặt,... sản phẩm sản xuất ra chỉ là tự cung, tự cấp. Hy vọng trong tương lai nhờ

vào công tác tuyên truyền, xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp với quy mô lớn để từ đó nhân rộng khắp địa bàn. Như vậy sẽ thay đổi được tư duy của người dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

- Về li n kết ới các địa phương trong kh ực à các tr ng tâm kinh tế Phát triển nông nghiệp không thể không gắn kết với quá trình phát triển và hiện đại hoá nông thôn, chính vì lẽ đó trong những năm gần đây thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền nhân dân các cấp huyện Lộc Bình đã tận dụng tất cả các nguồn lực để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như xây dựng các trung tâm cụm xã, nâng cấp các tuyến đường liên thôn giữa các xã, vùng,... mục đích tăng cường giao lưu hàng hoá nông sản, nắm bắt thông tin giữa nông thôn và thành thị,... giảm các chi phí đầu vào trong sản xuất. Điều đó tác động tích cực đến quá trình phát triển nông nghiệp của huyện trong trước mắt và tương lai .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 64 - 66)