năm 2022
Định hướng chung của phát triển nông nghiệp ở huyện Lộc Bình trong những năm tới là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nông nghiệp, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương.
Phát triển kinh tế Lộc Bình, nông nghiệp vẫn là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, và hơn 76 % lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, nông nghiệp quyết định đời sống dân cư, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người dân. Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho Lộc Bình. Phát huy tối đa lợi thế so sánh của huyện để hình thành các vùng chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp, phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ, nhằm tạo khối lượng nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi và cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá; tiếp tục tập trung cho các cây lương thực, thực phẩm bằng cách thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất; phát triển mạnh các cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế. Phục tráng và mở rộng diện tích các loại cây ăn quả có thế mạnh của địa phương. Gắn sản xuất với phát triển thị trường tiêu thụ. Trong những năm tới tập trung phát triển mạnh các vùng chuyên canh cây đặc sản (Hồi) cây ăn quả (Đào, Mận...) cây công nghiệp hàng năm (Thuốc lá, Đỗ tương,...) phát triển cây lương thực và cây thực phẩm đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.
Phát triển đồng bộ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, chú trọng phát triển nghề rừng, tạo vùng nguyên liệu ổn định để phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. Chú trọng các
cây trồng có giá trị kinh tế cao, khả năng khai thác nhanh đi đôi với phục hồi các loại cây lấy gỗ bản địa giá trị cao.
Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, ưu tiên tạo điều kiện khuyến khích những tiểu vùng có lợi thế nhất đi trước một bước làm mẫu, làm động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển, phát huy tối đa ưu thế về điều kiện tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao.
Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trước mắt ứng dụng vào sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi và một số sản phẩm mũi nhọn (rau an toàn, hoa, chăn nuôi lợn, gia cầm, thuỷ sản) gắn với việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm để tạo bước đột phá khẳng định thương hiệu trong thị trường tỉnh, trong nước và tham gia xuất khẩu.
Tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời chuyển mạnh sang an toàn dinh dưỡng và nâng cao chất lượng cuộc sống để phát triển cộng đồng, tạo nguồn lao động có chất lượng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Để thực hiện được những định hướng trên địa phương cần thực hiện những quan điểm định hướng cụ thể sau đây:
Một là, phát triển nông nghi p tr n cơ sở phát h y hi q tiềm năng của các thành phần kinh tế
Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương, chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế được cấu thành từ nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Từ thực tế vai trò của các chủ thể tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế ở huyện Lộc Bình, phương hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần trong giai đoạn tới như sau:
+ Phát triển kinh tế nhà nước: Trên cơ sở đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và góp phần quyết định đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần tiếp tục sắp xếp và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà
nước bao gồm doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn và cổ phần chi phối. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp bao gồm các trạm sản xuất giống, cây, con, các công ty khai thác công trình thuỷ nông. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá.
Chuyển các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh sang thực sự kinh doanh theo kinh tế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh và hợp tác với các thành phần kinh tế khác. Cần có sự thay đổi căn bản cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích để đảm bảo vừa phục vụ thiết thực và có hiệu quả quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn vừa quan tâm đến hiệu quả hoạt động. + Phát triển kinh tế tập thể: Kinh tế tập thể phát triển bền vững hiệu quả sẽ có tác dụng củng cố vai trò nền tảng của kinh tế công hữu và góp phần làm cho nền tảng này ngày càng vững chắc. Vì vậy, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế tập thể với thực thể cấu thành chủ yếu là các hợp tác xã cổ phần, có sự tham gia của cả pháp nhân và thể nhân như góp vốn và góp sức lao động, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, không giới hạn ngành nghề, địa bàn và lĩnh vực, chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa, liên kết rộng rãi với nhiều hình thức sở hữu khác trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi quản lý dân chủ, thực hiện phân phối theo lao động, theo vốn góp và theo mức độ tham gia hoạt động dịch vụ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Phải coi trọng thực chất và hiệu quả kinh tế, lấy việc thu hút nhiều lao động, xoá đói, giảm nghèo và từng bước làm giàu cho xã viên và người lao động, coi trọng lợi ích cá nhân và tôn trọng lợi ích tập thể, lợi ích nhà nước làm mục đích hoạt động của các hợp tác xã kiểu mới.
Tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá thể, tiểu chủ, chủ trang trại,... phát huy tối đa tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động sáng tạo trong cơ chế thị trường và hợp tác xã chỉ đảm nhận những công việc mà từng chủ thể riêng lẻ không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Củng cố và phát triển mạnh các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cho kinh tế hộ, từ đó tạo mối quan hệ gắn bó giữa hợp tác xã nông nghiệp với hộ nông dân và các thành phần kinh tế khác. Củng cố và phát triển nhiều mô hình hợp tác xã như hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã đa chức năng, hợp tác xã kinh doanh tổng hợp, hợp tác xã chuyên ngành.
Hoàn thiện cơ chế quản lý, nội dung và phương thức hoạt động của các hợp tác xã. Cần tập trung đổi mới phương thức huy động vốn, đa dạng hình thức sở hữu, hoàn thiện quan hệ phân phối thu nhập trong hợp tác xã.
+ Phát triển kinh tế cá thể và tiểu chủ: Đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, nhưng phương thức tổ chức sản xuất cần được đổi mới phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, khắc phục tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp, manh mún. Tiếp tục thực hiện chủ trương “dồn điền, đổi thửa”, tích tụ ruộng đất với sự chỉ đạo thống nhất giữa các cấp, các ngành.
Hỗ trợ nông dân giải quyết khó khăn về vốn, kỹ thuật và kiến thức hoạt động kinh tế. Khuyến khích các hộ liên kết với nhau và liên kết với các chủ thể kinh tế khác dưới những hình thức thích hợp để hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh kinh tế trang trại, nâng cao năng lực sản xuất hiện tại để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao. Tạo điều kiện tích tụ đất đai, vốn ban đầu, phương hướng sản xuất để phát triển thêm nhiều trang trại về nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi lợn, gia cầm.
Phát triển mạnh doanh nghiệp trong nông thôn. Để góp phần giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn giai đoạn hiện nay không thể không phát triển các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn. Doanh nghiệp ở nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Sản phẩm của các doanh nghiệp là cây trồng, vật nuôi, sản phẩm và vật dụng tiêu dùng phục vụ cho đời sống dân sinh nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, nới lỏng quy định về điều kiện kinh doanh, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, tránh những can thiệp không đáng có của các cấp vào công việc của doanh nghiệp. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng và khu vực kinh tế tư nhân nói chung phải được coi là nhiệm vụ lâu dài và then chốt để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong qúa trình CNH, HĐH.
Hai là, phát triển nông nghi p tr n cơ sở ng dụng tiến ộ khoa học- công ngh à gắn ới phát triển ền ững
Trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước nói chung và Lộc Bình nói riêng phải đối đầu với nguy cơ về môi trường sinh thái. Vì vậy, trong thời gian tới phát triển nông nghiệp phải gắn với bảo vệ môi trường, tạo ra nền nông nghiệp sinh thái bền vững bằng những giải pháp đồng bộ.
Cùng với phát triển kinh tế, môi trường sinh thái ở nông thôn đang bị ô nhiễm và mất cân bằng, kể cả rừng, đất đai, nguồn nước, bầu khí quyển. Sự suy thoái về môi trường không chỉ ảnh hưởng đến phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững, mà còn gây thiệt hại lớn cho vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Do đó phát triển nông nghiệp, cần chú trọng các mặt sau:
+ Sản phẩm của nông nghiệp không chỉ là những sản phẩm của cây trồng, vật nuôi với chủng loại phong phú hơn, chất lượng hơn, đẹp hơn mà còn là môi trường sinh thái phát triển hài hoà, tạo cơ sở tự nhiên cho nông nghiệp phát triển ổn định, lâu dài, đem lại sự trong sạch, tươi mát, dễ chịu cho con người; mặt khác, còn góp phần tái tạo lại một phần tư nhiên, đảm bảo sự yên lành của môi trường và nguồn lực tự nhiên quan trong cho các thế hệ tương lai.
+ Tuyển chọn và ứng dụng rộng rãi các giống mới, cần bảo vệ tính đa dạng sinh học ở các sinh thái, bảo vệ và phục tráng các giống truyền thống (giống bản địa quý hiếm), nguồn gen quý. Quy hoạch và tổ chức có hiệu quả vùng sản xuất rau sạch, các vùng sản xuất lúa sạch, chất lượng cao. Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu KH- CN vào sản xuất nông nghiệp, tăng cường sử dụng phân vi sinh, công nghệ đột biến gen làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, các loại giống kháng bệnh cao, hạn chế tối đa dùng thuốc hoá học.
+ Phát triển quản lý tốt vốn rừng, nâng độ che phủ rừng lên hàng năm. Quản lý tốt rừng phòng hộ, bảo vệ, tái tạo môi trường sinh thái của khu vực; bảo vệ môi trường đất, nước, không khí bằng các phương thức canh tác hợp lý trên đất dốc; bảo vệ và phát triển hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn. Trên địa bàn không có điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo tồn và tôn tạo. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với quy hoạch thoát lũ, sống chung với lũ, hạn chế tối đa hậu quả do thiên tai gây
ra.
+ Đẩy mạnh thâm canh trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích nhưng cần gắn với bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm đất, nước, không khí; tránh sự khai thác ồ ạt, làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên. Khai thác tài nguyên đất gắn với cải tạo đất, luân canh tăng vụ phải gắn chuyển đổi cây trồng giữa cây lúa và cây màu, cây công nghiệp để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Phát triển trang trại chăn nuôi theo hướng quy mô tập trung và cách xa các khu dân cư.
+ Khai thác vật liệu xây dựng phải dựa trên nguyên tắc tuân thủ quy hoạch, tiết kiệm và hiệu quả. Các mỏ vật liệu khai thác đến đâu, phải sử dụng hết nguồn tài nguyên ở đó, tránh khai thác dàn trải, bừa bãi, lãng phí. Sau khi khai thác xong phải làm tốt công tác tái tạo đất, hoàn trả lại mặt bằng và trồng cây xanh trên các khu vực vừa khai thác. + Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề tập trung, trong đó chú trọng quan tâm công nghệ xử lý nước thải, khí thải. Thu hút đầu tư, nhưng cần phải lựa chọn, khuyến khích nhà đầu tư thực hiện dự án áp dụng dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến.
Ba là, phát triển nông nghi p dưới sự tăng cường lãnh đạo của Đ ng à q n lý Nhà nước ề phát h y lợi thế của địa phương à hi q kinh tế
Phát triển nông nghiệp ở huyện Lộc Bình luôn thực hiện nhất quán với quan điểm và đặt trong sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
+ Xác định phát triển nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nông nghiệp phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp, dịch vụ phát triển.
+ Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hoá, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp ở nông thôn.
+ Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao; bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
+ Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của người dân nông thôn; giữ gìn, phát huy truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc của vùng, miền.
+ Phát triển nông nghiệp nông thôn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, các ngành, địa phương.
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn; xuất phát từ những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, phương hướng và quan điểm về thực hiện phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình trong giai đoạn tới được xác định là:
Phát huy lợi thế so sánh, hình thành các vùng kinh tế, vùng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái. Mở rộng phát triển không gian, hình thành vùng nông nghiệp chuyên