Thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 64)

2.2.1 Thực trạng quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương

- Về xây dựng, q y hoạch các s n phẩm chủ lực của địa phương

Đối với kinh tế Lộc Bình, nông nghiệp vẫn là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho huyện. Trong những năm gần đây ngoài việc quy hoạch vùng trồng cây lúa, ngô huyện đã từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hoá mang tính tương đối tập trung của địa phương như [13]:

+ Vùng trồng cây Dưa hấu, Khoai tây: tại xã Đồng Bục, Tú Đoạn, Khuất Xá, với diện tích 200 ha. Mục đích sản xuất tập trung, đưa các ứng dụng KHKT-CN vào sản xuất, tạo thương hiệu sản phẩm cho huyện.

+ Vùng trồng cây Thuốc lá: thị trấn Na Dương, Đông Quan, Sàn Viên, Tĩnh Bắc, Tam Gia. Tiếp tục phát huy những lợi thế của vùng, tiếp cận các nguồn đầu tư của các doanh nghiệp vào trồng nguyên liệu thuốc lá để tăng cả diện tích và tăng năng suất, huyện quy hoạch 500 ha.

+ Vùng trồng cây rau, củ các loại: xã Đồng Bục, Xuân Mãn, Bằng Khánh, thị trấn Lộc Bình, Tú Đoạn. Đây là vùng lân cận giáp danh với trung tâm thị trấn Lộc Bình và thị trấn Na Dương và khu du lịch Mẫu Sơn, mục đích sản xuất các loại rau sạch an toàn, củ có chất lượng phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho khu vực và khách du lịch,... với diện tích 200 ha.

+ Vùng trồng cây ăn quả: xã Xuân Tình, Vân Mộng, Như Khuê. Tận dụng số diện tích đất trống, đồi trọc để đầu tư trồng các loại cây ăn quả có giá trị, tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động trong vùng.

+ Vùng chăn nuôi: Chăn nuôi bò tại xã Ái Quốc, Xuân Dương, Nam Quan, Hữu Lân, Lợi Bác. Dựa trên nền tảng sắn có của vùng này có diện tích đồng cỏ lớn và phát triển được gia súc với quy mô tập trung, tiện cho việc quản lý và phòng chống dịch bệnh,... Chăn nuôi lợn và gia cầm tại thị trấn Lộc Bình, thị trấn Na Dương, Đồng Bục, Tú Đoạn.

+ Vùng trồng cây lâm nghiệp: Lợi Bác, Tĩnh Bắc, Tam Gia, Tú Mịch, Nhượng Bạn, Minh Phát

- Về xây dựng, q y hoạch đất đai đối ới s n x ất nông nghi p

Bảng 2.2. Biến động sử dụng đất huyện Lộc Bình năm 2015-2018

Đơn ị tính Ha

Stt Chỉ tiêu Diện tích năm 2015 Diện tích năm 2018 Diện tích tăng(+) giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 99.834,00 100.094,98 260,98 I Đất nông nghiệp 44.447,71 79.670,76 35.223,05

1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.173,23 12.449,76 2.276,53

1.1 Đất trồng lúa nước 5.418,85 5.419,51 0,66

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 1.981,90 2.731,16 749,26

1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.832,88 2.583,87 750,99

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại 2.921,50 4.446,38 1.524,88

2 Đất lâm nghiệp 34.197,00 67.112,32 32.915,32

2.1 Đất rừng phòng hộ 10.260,25 14.144,63 3.884,38

2.2 Đất rừng sản xuất 23.936,75 52.967,69 29.030,94

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 77,48 106,18 28,70

4 Đất nông nghiệp còn lại 2,50

II Đất phi nông nghiệp 3.036,92 5.709,02 2.672,10 III Đất chưa sử dụng 52.349,37 14.715,20 -37.634,17

Biểu đồ 2. 1. Biến động sử dụng đất huyện Lộc Bình năm 2015-2018

Ng ồn Q y hoạch sử dụng đất đến năm 2022 h y n Lộc Bình.

Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2015, diện tích đất tự nhiên toàn huyện có 100.094,98 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp có 79.670,76 ha, chiếm 79,60% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất trồng lúa chiếm 5,41%, đất trồng cây lâu năm chiếm 2,58%, đất rừng phòng hộ chiếm 14,13%, đất rừng sản xuất chiếm 52,91%, đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 0,11%; Diện tích đất đang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp có 5.709,02 ha, chiếm 5,70% diện tích đất tự nhiên; Diện tích đất chưa sử dụng là 14.715,20 ha chiếm 14,70% diện tích đất tự nhiên. Trong tổng số diện tích đất đang sử dụng, chiếm tỷ lệ lớn nhất là đất lâm nghiệp 67,05% và đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 12,44% [11].

Như vậy, cần điều chỉnh, sắp xếp, sử dụng đất phi nông nghiệp ở một số lĩnh vực nhằm đạt hiệu quả cao hơn và cần bố trí thêm diện tích. Đối với đất chưa sử dụng là tiềm năng quan trọng để khai thác, bổ sung vào quỹ đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, trên cơ sở áp dụng các biện pháp khai hoang, phục hoá, cải tạo đầu tư, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật thâm canh đưa các loại đất trên vào sử dụng [14].

- Hi q sử dụng đất à cách th c q n lý

Hiệu quả sử dụng đất phản ánh khả năng khai thác sức sản xuất của đất đai, của người dân địa phương thông qua một số chỉ tiêu như tỷ lệ sử dụng đất và hệ số sử dụng đất.

44447.71 3036.92 52349.37 79670.76 5709.02 14715.2 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000

Diện tích năm 2015 (ha) Diện tích năm 2018 (ha)

Nhìn chung, việc sử dụng đất trong giai đoạn 2015-2018 trên địa bàn huyện Lộc Bình đã đạt được những thành quả nhất định. Quá trình sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, phát triển bộ mặt đô thị và khu dân cư nông thôn phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh Lạng Sơn. Diện tích đất chưa sử dụng giảm dần, chuyển sang đất lâm nghiệp, phi nông nghiệp, tăng được diện tích đất nông nghiệp. Do huyện tập trung khai hoang diện tích từ nguồn vốn 120 hỗ trợ cho các xã biên giới, nguồn 135 hỗ trợ cho các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn,... Điều này phản ánh tình hình sử dụng đất trong thời gian qua của huyện có tính hợp lý, ổn định.

- Về q y hoạch đất đai đối ới cây trồng chủ yế của địa phương

Bảng 2.3. Diện tích một số cây trồng chính Đơn ị tính Ha Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Tổng số 10.703 10.773 11.306 11.314 Lúa 6.956 7.017 7.004 7.210 Ngô 2.368 2.312 2.281 2.327 Sắn 598 499 598 550 Khoai lang 401 399 384 393 Thuốc lá 283 471 926 603 Mía 45 42 83 186 Đậu tương 52 33 30 45 Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.

Tổng diện tích gieo trồng, một số cây trồng chính của huyện đều tăng lên qua các năm. Cây lúa là cây chủ yếu của huyện diện tích năm 2015 là 6.956 ha đến năm 2018 đạt 7.210 ha, tăng lên 0

.254 ha; cây ngô cũng là cây chiếm diện tích gieo trồng lớn, các năm diện tích tăng giảm không đáng kể tương đối ổn định; các loại cây khác không ổn định được diện tích trồng do thị trường đầu ra khó khăn như khoai lang, mía, đậu tương; chỉ riêng cây thuốc lá tăng lớn nhất vào năm 2017 là 926 ha, do giá trị cao và chuyển từ diện tích các loại cây trồng khác sang trồng cây thuốc lá (thể hiện ở bảng 2.3).

- Về q y hoạch kết cấ hạ tầng nông nghi p, nông thôn ở địa phương

Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở toàn huyện được chú trọng, do vậy diện mạo các khu trung tâm xã, thị trấn từng bước có sự thay đổi, phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển chung. Tại các vùng nông thôn, bằng nhiều biện pháp, kết hợp nhiều phương thức, đường nông thôn đã được nâng cấp, tạo điều kiện phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá [13].

Cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, thể dục thể thao và truyền thanh, truyền hình được đặc biệt chú ý. Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, chú trọng việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Những chỉ tiêu về bưu chính viễn thông đã vượt những mục tiêu đề ra.

+ Giao thông: Hạ tầng giao thông huyện Lộc Bình có 2 loại hình chính là giao thông đường bộ, giao thông đường sắt. Đường sông không phát triển do địa hình đồi núi, sông nhỏ và dốc, nhiều ghềnh thác.

Đường quốc lộ 4B từ thành phố Lạng Sơn - Quảng Ninh qua địa phận của huyện từ km 12 - km 39 với tổng chiều dài 27 km. Hiện nay, toàn tuyến đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi (mặt đường rộng 8-10 m), đoạn qua nội thị được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị hai làn xe.

Đường tỉnh lộ, đường huyện: Theo quyết định số 2071/QĐ-UB ngày 23/12/2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn, trên địa bàn huyện Lộc Bình có 6 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 131,3 km, đường huyện với tổng chiều dài 70 km. Nhìn chung, tất cả các đường huyện đều thông xe tốt vào mùa khô, vào mùa mưa thì xe bị tắc tại các vị trí ngầm tự nhiên. Các tuyến đường vẫn chưa xây dựng mặt đường (mặt đường đất). Các công trình thoát nước vẫn chưa được xây dựng nhiều.

Đường nội thị: Thị trấn Lộc Bình với tổng chiều dài 3,2 km, hiện trạng nền đường rộng từ 4m-10m, mặt đường rộng từ 3,5-8 m, đã được láng nhựa, hệ thống thoát nước lắp đặt hoàn chỉnh; Thị trấn Na Dương có trục chính là Quốc lộ 4B chạy qua. Hiện nay, đoạn đường đã được cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đô thị; Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma hiện đang được đầu tư xây dựng theo quy hoạch chi tiết khu Kinh tế

cửa khẩu Chi Ma.

Đường xã, đường thôn bản: Do đặc điểm của huyện phần lớn là đồi núi dốc, nhiều khe suối, thung lũng nên việc mở đường giao thông gặp nhiều khó khăn, nguồn kinh phí còn hạn hẹp, việc nối mạng các tuyến đường giữa các xã lân cận với nhau chỉ là nền đường đất mà chưa có điều kiện xây dựng mặt đường, các thôn, bản ở rải rác nên rất khó khăn cho việc mở các tuyến đường, tổng số đường thôn là 276,7 Km nhưng chỉ có 32,8 km đường ô tô đi được.

+ Hệ thống cấp điện: Toàn huyện có 45 km lưới điện 35 KV trên tuyến, với các trạm biến áp trung gian 35 KV/10 và 35 KV/6. Tổng dung lượng 3400KVA. Tổng dung lượng các trạm biến áp phụ tải là 1740 KVA. Ngoài ra lưới điện 10 KV có chiều dài 2 km để phục vụ khu vực UBND huyện và dân cư thị trấn.

+ Hệ thống thuỷ lợi, và thoát nước:

Thuỷ lợi: Toàn huyện hiện có 14 hồ vừa và lớn, 21 đập dâng, 3 trạm bơm điện. Gồm các công trình tiêu biểu sau: Hồ Tà Keo là 14 triệu m3 nước, có 45 km kênh mương; Hồ Nà Cáy là 6 triệu m3

nước, có 16 km kênh mương; Hồ Bản Chành là 4 triệu m3 nước, có 12 km kênh mương [15].

Hệ thống thoát nước: Chưa có trạm xử lý nước thải, nước bẩn, nước thải công nghiệp mà để tự thấm xuống đất hoặc chảy tự nhiên trên nền đất xuống ruộng trũng ra suối và chảy ra sông Kỳ Cùng; nước thải bệnh viện huyện khi đầu tư xây dựng đều có hệ thống xử lý nước thải được xử lý đơn giản bằng bể lắng trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của thị trấn.

+ Bưu chính - viễn thông

Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển mạnh, các xã trên địa bàn được được phủ sóng di động, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đã có 29/29 xã, thị trấn có điện thoại bàn, với số máy điện thoại đã được lắp đặt lên đến trên 8.968 chiếc, ước trên địa bàn có trên 15.500 thuê bao điện thoại di động, 17/29 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá. Bưu tá xã được bố trí đều 29/29 xã, thị trấn có báo đọc trong ngày. Nhìn chung hiện trạng mạng Bưu chính khá tốt, mạng

viễn thông có độ phủ sóng rộng, trung tâm các xã đã được phủ sóng di động, huyện có đường truyền dẫn là cáp quang hoặc cáp đồng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dịch vụ thông tin và Internet của các cơ quan và nhân dân [15].

2.2.2 Thực trạng thu hút và sử dụng các nguồn lực phát triển nông nghiệp ở địa

phương

- Về th hút à sử dụng ốn

Trong những năm qua, triển khai vận dụng cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư phát triển vào địa bàn, huyện đã tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng sản xuất và kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp. + Nguồn vốn từ ngân sách: Tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước do huyện quản lý thời kỳ 2014-2018 là 330 tỷ đồng; trong đó giai đoạn 2015-2016 là 120 tỷ đồng; giai đoạn 2017-2018 đạt trên 210 tỉ đồng, tăng 57% so giai đoạn 2015-2016; bình quân mỗi năm 25 tỷ đồng. Chủ yếu là nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia [16]. Vốn ngân sách tập trung chủ yếu cho xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở của trung tâm huyện lỵ, hạ tầng du lịch, giáo dục, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, các trụ sở xã,… nguồn vốn dành cho các ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ thấp.

+ Vốn từ doanh nghiệp: Thu hút vốn từ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đối với huyện Lộc Bình trong những năm qua với nguồn vốn không đáng kể. Vì do đặc điểm của đầu tư trong nông nghiệp ở huyện miền núi là khả năng thu hồi vốn chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn, rủi ro cao nên rất khó thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

+ Nguồn vốn từ các hộ dân: Nguồn vốn này được đầu tư để phát triển sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua phân bón, giống mới,... Hiện nay, vốn đầu tư của các hộ nông dân được tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá theo mô hình trang trại với số vốn đầu tư tương đối lớn. Ngoài ra thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm trong những năm gần đây, nguồn vốn tích luỹ của người dân đã đầu tư vào mở các tuyến đường dân sinh bằng đường bê tông, kênh mương, nhà nước hỗ trợ xi măng người dân bỏ sức lao động và một phần vốn,...

+ Nguồn vốn tín dụng ngân hàng

Dịch vụ tín dụng ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp của huyện. Hiện nay trên địa bàn huyện có 01 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và 01 Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện, tại các xã, thị trấn điều hình thành các tổ vay vốn thông qua việc uỷ thác để ký kết với các hội đoàn thể.

Bảng 2.4. Vốn vay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Đơn ị tính Tri đồng

Năm

Chỉ tiêu

Dư nợ Cơ cấu Số lượng khách hàng Tổng số Ngắn hạn Trung hạn % Ngắn hạn Trung hạn Tổng số DN tư nhân Hộ cá thể 2015 116.413 56.591 58.882 100 49 51 2.655 13 2.642 2016 138.018 76.638 61.380 100 56 44 2.619 16 2.603 2017 160.248 59.229 65.019 100 59 41 2.286 19 2.267 2018 174.347 94.901 79.446 100 54 46 2.169 19 2.150

Ng ồn Ngân hàng Nông nghi p à PTNT h y n Lộc Bình.

Kết quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2018 với tổng dư nợ 174.347 triệu đồng với 2.150 hộ vay vốn, tăng 57.934 triệu đồng so với năm 2015. Trong tổng dư nợ, cơ cấu vốn trung hạn bình quân qua các năm chiếm gần 44,72%, cơ cấu vốn ngắn hạn bình quân qua các năm chiếm tỷ lệ gần 55,28% và đối tượng khách hàng chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể. Điều này chứng tỏ nhu cầu vay vốn của người dân là lớn, để đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, phục vụ tiêu dùng,...

Vốn vay của Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện đến năm 2018 với tổng dư nợ là 188.261 triệu đồng với 8.526 hộ dư nợ, tăng 107.471 triệu đồng so với năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)