Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 54)

Từ thực trạng, kết quả phân tích ở 2.1.1 và 2.1.2, có thể rút ra những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình như sau:

* Th ận lợi

Một là, Lộc Bình có được một ị trí khá th ận lợi cho i c mở rộng thị trường ti thụ nông s n

Là địa phương có vị trí địa lý gần thành phố Lạng Sơn, có cửa khẩu quốc gia Chi Ma giao thương với Trung Quốc, nằm giữa quốc lộ 4B Lạng Sơn đi Quảng Ninh. Đây là điều kiện để huyện mở rộng quan hệ, giao thương với các địa phương trong nước và nước bạn.

Hai là, Lộc Bình có lợi thế để phát triển đa dạng các cây trồng có giá trị kinh tế cao

Đất đai rộng, điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp đa dạng và thâm canh, sinh thái và bền

vững làm cơ sở cho quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; Địa hình Lộc Bình bị chia cắt mạnh, nên hình thành các vùng chuyên canh nhỏ, sản xuất lương thực, thực phẩm tươi sống, rau sạch, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả đặc sản và cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao là phù hợp.

Ba là, kinh tế của địa phương đã đạt được những thành tự đáng kể

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện những năm gần đây đạt được tương đối cao, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ cấu nông nghiệp đang từng bước thay đổi theo hướng sản xuất hàng hoá.

* Những khó khăn à hạn chế

Một là, cơ sở hạ tầng t y đã được c i thi n nhưng chưa đáp ng ới y cầ phát triển nông nghi p

Điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn nhất là các tuyến đường về thôn, khu dân cư đi lại còn nhiều khó khăn; đường dân sinh phục vụ cho sản xuất hình thành chưa nhiều. Hạn chế này đang gây trở ngại cho huyện trong việc giao lưu, đón nhận thông tin, tiếp xúc với công nghệ tiên tiến và cả thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn. Sự chia cắt mạnh của địa hình đã ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác đất nông nghiệp ở quy mô tập trung nên không thuận lợi cho việc thực hiện áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp, thực hiện xây dựng những cánh đồng mẫu lớn, phát triển giao thông vận tải, xây dựng các công trình kinh tế - kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng,... Để phát triển đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về tiền của, công sức và thời gian.

Hai là, trình độ s n x ất nông nghi p của địa phương nhìn ch ng còn thấp kém

Sản xuất nông nghiệp phân tán, manh mún, quy mô nhỏ. Chủ thể chính trong nông nghiệp là hộ nông dân còn yếu kém về năng lực sản xuất kinh doanh, thậm chí còn một bộ phận không nhỏ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa giáp biên. Chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, đội ngũ lãnh đạo ở cấp xã năng lực còn yếu kém là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp

đến phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Ba là, iến đổi khí hậ tác động ti cực đến các ngành s n x ất nông nghi p của địa phương

Thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường và khó kiểm soát trên cây trồng, vật nuôi có chiều hướng gia tăng luôn tiềm ẩn nguy cơ tái phát cao ảnh hưởng đến tâm lý kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp. Một số nguồn tài nguyên chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ đã hạn chế phần nào đến khả năng khai thác và sử dụng trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)