Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 38 - 44)

* Kinh nghi m phát triển nông nghi p của h y n Q ỳ Hợp, tỉnh Ngh An Xây dựng mô hình kh yến nông ở Q ỳ Hợp

Với vai trò cầu nối đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với nông dân, những năm qua, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Quỳ Hợp đã tổ chức thực hiện nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi có hiệu quả thiết thực giúp người dân thay đổi tập quán canh tác, tăng thêm thu nhập và phát triển kinh tế hộ gia đình. Là huyện miền núi, đất sản xuất lúa có độ dốc nên thường xuyên bị rửa trôi. Bên cạnh đó, do tập quán canh tác của người dân còn lạc hậu nên dẫn tới năng suất lúa trên địa bàn huyện đạt thấp. Thời gian qua, tình trạng này đã được giảm thiểu sau khi người nông dân áp dụng phương pháp bón phân viên dúi sâu. Đây là mô hình được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện xây dựng từ năm 2015.

Ông Phan Thanh Tâm, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông cho biết: Cây lúa khi cấy sẽ được bón phân bằng phương pháp dúi viên phân hỗn hợp dưới đất khoảng 7cm. Áp dụng phương pháp này vào sản xuất, người nông dân được rất nhiều cái lợi. Tình trạng rửa trôi sẽ được giảm đi rất nhiều, phân không bị bốc hơi. Do viên phân được nén cứng sẽ tan từ từ trong đất nên cây lúa sẽ được hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng. Từ đây, cây phát triển tốt, đẻ nhánh khoẻ, khả năng kháng chịu sâu bệnh cao hơn. Và kết quả là năng suất lúa sẽ tăng lên từ 15-20%. Xã Châu Đình là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện mô hình này. Anh Lê Dũng Hưng, cán bộ khuyến nông xã Châu Đình cho biết: Ban đầu chỉ số ít hộ thực hiện, nhưng đến nay người dân trong xã đã làm theo và trở thành thói quen, ý thức trong sản xuất. Bởi hiệu quả kinh tế khi áp dụng phương pháp này đã được chứng minh trong thực tiễn. Do chỉ bón phân một lần duy nhất cho cả vụ và hạn chế thuốc bảo vệ thực vật nên chi phí đầu vào người dân được giảm đi khoảng 30-40 ngàn đồng/sào ruộng. Thêm nữa, người dân còn lợi cả đầu ra từ 180-200 ngàn đồng/sào do năng suất tăng [4].

Sau khi kết thúc mô hình, trạm khuyến nông đã tổ chức tập huấn và chuyển giao tiến bộ KHKT đến cho hàng ngàn hộ dân trên toàn huyện. Nhận thức được hiệu quả mà phương pháp sản xuất này mang lại nên người nông dân hăng hái thực hiện. Đến nay, sau 3 năm tổ chức mô hình, toàn huyện đã có 16 xã học tập làm theo. Để cung cấp đủ

phân bón cho người dân, UBND huyện đã cấp hơn 200 triệu đồng mua 5 chiếc máy ép phân cho 5 xã gồm Châu Quang, Châu Đình, Châu Lộc, Châu Cường và Đồng Hợp. Với công suất một ngày ép được khoảng 1 tấn phân viên nén đã cơ bản cung cấp đủ phân cho người dân đầu tư thâm canh.

Đa dạng hoá cây trồng, trạm khuyến nông đã tổ chức nhiều mô hình nhằm chuyển giao các ứng dụng KHKT đến với người nông dân, như mô hình sản xuất rau sạch tại xã Tam Hợp; mô hình trồng mía sạch bệnh tại xã Châu Đình; mô hình trồng giống keo KB10 theo phương pháp ghép cành tại xã Đồng Hợp. Trong đó, nổi bật nhất là mô hình trồng măng tây xanh tại xóm Sơn Thành (Tam Hợp). Đây là một loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Ban đầu, chỉ có 01 hộ sản xuất nhưng đến nay đã có 08 hộ làm theo với diện tích 2 ha. Do cây măng tây xanh là một đối tượng cây trồng mới nên khi tổ chức mô hình, trạm khuyến nông đã cử cán bộ về trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho người dân. Nhờ đó mà cây phát triển tốt và cho thu hoạch với năng suất cao, trung bình mỗi ngày thu hoạch được 3kg/sào. Với giá bán là 50 ngàn đồng/kg thì mỗi tháng, người nông dân thu về gần 5 triệu đồng/ sào măng.

Cùng với trồng trọt, Trạm Khuyến nông huyện còn chú trọng vào lĩnh vực phát triển chăn nuôi. Trong 2 năm 2015 và 2016, trạm đã xây dựng nhiều mô hình về chăn nuôi, đưa các loại giống con mới, bảo tồn các giống địa phương như mô hình nuôi lợn nít tại xã Liên Hợp, chăn nuôi lợn thịt hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã Đồng Hợp, mô hình nuôi vịt bầu ở xã Nam Sơn, mô hình nuôi bò vàng ở xã Châu Lý,... Các mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực và đang từng bước được nhân rộng cho các địa phương trong huyện. Những mô hình này đã giúp người nông dân tiếp cận với những tiến bộ KHKT mới về chăn nuôi, chia sẻ cùng nhau về khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thay đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá. Đặc biệt là chủ động cung cấp được nguồn giống cho các hộ trong bản, trong xã và các xã lân cận khác.

Bằng việc trình diễn các mô hình khuyến nông, tổ chức các lớp tập huấn nghề nhằm gắn lý thuyết với thực hành theo phương châm "cầm tay chỉ việc, đào tạo nghề thành thạo trong sản xuất nông nghiệp" đã thuyết phục, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ KHKT mới. Thông qua các diễn đàn nông dân, người dân có điều kiện được

chia sẻ, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất. Nhờ đó, nhiều mô hình đã nhân rộng vào sản xuất đại trà, đi vào cuộc sống, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp huyện nhà [5].

* Kinh nghi m phát triển nông nghi p của h y n Hữ Lũng, tỉnh Lạng Sơn Tạo ước đột phá ề phát triển loại hình rừng s n x ất ở Hữ Lũng

Rừng sản xuất ở huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) mới thực sự được quan tâm từ năm 2010. Dù muộn nhưng nghề rừng ở đây đang chuyển mình đúng hướng, trở thành động lực quan trọng phát triển kinh tế đồi rừng theo hướng khai thác tiềm năng đất đai, lao động tại chỗ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các dịch vụ giống cây trồng, trồng rừng, chăm sóc và chế biến gỗ xuất khẩu.

Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng phác thảo: Riêng trồng rừng sản xuất, mỗi năm huyện phát triển mới gần 2.000 ha, với cơ cấu cây lâm nghiệp chủ yếu là bạch đàn và keo cung cấp cho nguyên liệu sản xuất giấy trong nước và xuất khẩu. Cũng mới cách đây vài năm, người nông dân chỉ quen với bán sản phẩm gỗ tròn, gỗ trụ mỏ, ván xẻ thô, củi với giá trị rất thấp thì hiện nay người dân đã chọn hướng đầu tư chế biến gỗ tại vùng nguyên liệu như ván xẻ, gỗ bóc, gỗ tiện, gỗ dăm,... nâng cao giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị sản phẩm, tạo công ăn việc làm; chủ rừng chủ động đầu tư từ khâu trồng đến chế biến, xuất khẩu. Điều mới nhất ở đây là sản phẩm gỗ chế biến của Hữu Lũng đã có mặt ở các thị trường Trung Quốc, Malaysia, Inđônêsia, và cả thị trường khó tính như Nhật Bản, qua đó đã thu về hàng triệu đô la cho người trồng rừng [6].

Cũng có thể khẳng định loại hình rừng sản xuất ở Hữu Lũng có bước phát triển đột phá là do có sự chuyển dịch đồng bộ từ nguồn giống, khâu trồng, đến khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ. Với thế mạnh truyền thống là có các nông lâm trường làm chủ lực trong định hướng phát triển lâm nghiệp của huyện, nhờ đó mà người dân Hữu Lũng đã khá biết thông, làm thạo các khâu ươm giống cây trồng lâm nghiệp, nên khi đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Gieo ươm bạch đàn theo phương pháp cấy mô, đưa mô hình bạch đàn cao sản vào trồng đại trà, nâng cao chất lượng rừng,... chỉ trong một thời gian ngắn người dân đã tiếp thu được khoa học kỹ thuật chuyển giao từ nhà khoa

học, việc trồng rừng mới cũng từ đó có bước phát triển đột phá. Phong trào trồng rừng chất lượng bắt đầu từ khâu chuyển giao của 03 nông lâm trường và Trường Cao đẳng nông lâm đóng trên địa bàn huyện, sau đó lan rộng ra các xã. Đặc biệt khi diện tích rừng tăng nhanh, chất lượng rừng đảm bảo thì các cơ sở khai thác, chế biến gỗ xuất khẩu; các dịch vụ lâm sản, đóng gói công nghiệp tại đây cũng phát triển nhanh chóng. Đến năm 2017, trên địa bàn huyện Hữu Lũng hiện có 14 xưởng chế biến gỗ có quy mô vừa và nhỏ; nhiều xưởng sản xuất nằm sát vùng nguyên liệu, đáp ứng việc khai thác chế biến tại hiện trường, vì vậy giá trị sản phẩm gỗ từ rừng trồng được nâng cao, giảm cước phí vận chuyển trên khâu lưu thông. Mỗi năm huyện chế biến trên 10.000 m3 gỗ xuất khẩu, làm giàu cho người trồng rừng. Cũng từ khai thác chế biến gỗ rừng, hàng loạt các cơ sở thu gom chế biến gỗ mọc lên; các cơ sở chế biến gỗ giải quyết trên 300 lao động có việc làm ổn định, theo đó là hàng nghìn nông dân có thêm việc làm ngoài sản xuất nông nghiệp. Hữu Lũng đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn các “triệu phú” nghề rừng.

Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng cho biết thêm, mục tiêu trồng rừng sản xuất của huyện, của nhân dân năm nào cũng đạt cao vì họ đã ý thức được lợi thế của nghề rừng, họ biết lựa chọn hướng phát triển bền vững, và từ thực tế cho thấy nghề rừng đã tác động tích cực đến đời sống của người dân; từ nghề rừng đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Hữu Lũng; cùng với đó không ít “lâm tặc” đã hoàn lương, trở thành những chủ nhân trồng rừng kinh tế [7].

* Kinh nghi m phát triển nông nghi p của h y n Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn Phát triển cây trồng chủ lực - cây Thạch đen

Nhận thấy giá trị kinh tế to lớn của cây thạch đen, Nghị quyết Đảng bộ huyện chủ trương đưa loại cây bản địa này vào cơ cấu cây trồng nhằm tăng thêm thu nhập cho nhân dân và ngân sách địa phương.

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tràng Định, trong 5 năm trở lại đây diện tích và sản lượng thạch đen của toàn huyện không ngừng tăng lên. Hầu như tất cả 23 xã trong huyện đều trồng thạch đen, đưa diện tích lên con số 2.000 ha và sản lượng ước tính trên 130 ngàn tấn mỗi năm. Nhờ trồng thạch

đen nhiều hộ gia đình trong huyện đã có thêm thu nhập để cải thiện đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, một số hộ đã trở nên giàu có với mức thu từ 150 triệu đồng/năm trở lên. Hiện nay thạch đen đã thực sự trở thành cây mũi nhọn, cây thế mạnh, cây xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho bà con nông dân Tràng Định [8].

Kỹ sư Lý Văn Lâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cho biết: Đây là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, ít gặp rủi ro, ít khi mất mùa, dễ thu hoạch, bảo quản đơn giản bằng cách phơi khô để được lâu không hỏng, đầu tư chi phí thấp hiệu quả kinh tế đưa lại rất cao. Năm được mùa, được giá, 1 kg thạch đen khô bán cho thương lái trở đi Trung Quốc tiêu thụ có giá 23.000 đồng, năm rớt giá cũng bán được 10.000 đồng/kg, hiệu quả hơn so nhiều loại cây trồng khác. Tuy nhiên, do đầu ra về giá cả không ổn định, việc tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc thị trường Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch; phần lớn nông dân trồng theo lối tự phát, thiếu quy hoạch, chưa thực sự chú trọng đến chất lượng nên sản phẩm làm ra chưa có sức cạnh tranh, nhiều năm không tiêu thụ được gây thiệt hại khá lớn. Với mục tiêu biến cây thạch đen thành sản phẩm hàng hoá có sản lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản xuất lâu dài ngành nông nghiệp Tràng Định đã đưa ra một số giải pháp tích cực sau:

- Các địa phương vận động bà con nông dân mở rộng diện tích trên cơ sở chuyển đổi bớt một số loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng thạch đen.

- Gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc, thu hoạch đúng độ tuổi, phơi khô đủ nắng, bảo quản nơi khô ráo đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.

- Hiện nay, huyện đang phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh và Viện Sinh thái và tài nguyên thực vật khẩn trương hoàn thiện, ban hành quy trình hướng dẫn trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế, bảo quản thạch đen dựa trên kết quả đề tài “Nghiên cứu, xác định qui mô sản xuất và sản xuất thử nghiệm sản phẩm thương mại từ cây thạch đen của tỉnh Lạng Sơn” vừa được thực hiện tại địa phương làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển loại cây này theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung tại Tràng Định. - UBND huyện Tràng Định cũng đang tích cực tiếp xúc, trao đổi với huyện Long Châu - Trung Quốc để bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn đầu ra cho sản phẩm thạch đen

bằng các hợp đồng cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, ổn định về giá cả, sản lượng lâu dài cho nhà máy chế biến thạch đen đang được xây dựng tại huyện Long Châu. Được biết, khi đi vào sản xuất nhà máy chế biến thạch đen Long Châu sẽ cần sản lượng từ 8-10 vạn tấn/năm sẽ là lối mở cho hướng đi của của cây thạch đen Tràng Định nay mai [8].

* Bài học rút ra cho h y n Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn trong phát triển nông nghi p Một là, để phát triển nông nghiệp ở miền núi, cần đẩy mạnh công tác khuyến nông. Do trình độ dân trí của nông dân ở đây thấp, có sự hỗ trợ trực tiếp của cán bộ nông nghiệp bà con mới có thể tiếp cận với những kỹ thuật canh tác mới, giống mới. Nhờ ứng dụng thành công ở những hộ đầu tiên sẽ tạo niềm tin để nhân rộng mô hình đó cho những hộ tiếp theo ở địa phương [9].

Hai là, cần sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với địa hình, lợi thế về đất, khí hậu và nguồn nước.

Ba là, cần mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, canh tác của từng vùng trên cơ sở hoàn thiện công tác quy hoạch đất ở địa phương.

Bốn là, ở các địa phương miền núi biên giới, mở rộng liên kết với các địa phương liền kề của nước bạn trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để nông dân yên tâm đầu tư vào phát triển nông nghiệp không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn tạo sự ổn định chính trị - xã hội ở địa phương có vai trò hết sức quan trọng [10].

Năm là, việc liên kết 4 nhà không những chỉ cần trong trồng trọt lương thực, cây công nghiệp mà còn rất quan trọng trong cả lâm nghiệp. Bên cạnh xác định các sản phẩm nông sản chủ lực gắn liền với vùng chuyên canh nông nghiệp cần coi lâm nghiệp là mũi nhọn của huyện miền núi trong phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)