Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 110 - 119)

3.3.5.1 Nâng cao ai trò q n lý nhà nước à các tổ ch c Đ ng, Đoàn thể trong kh

ực nông thôn cấp h y n

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp đối với sự phát triển nông nghiệp của huyện

Tiếp tục củng cố hệ thống chính trị ở nông thôn theo tinh thần Nghị quyết số 17- NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 5 (khoá IX) “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn”, Nghị quyết số 23/NQ-TW của Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 7 (khoá IX) "Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh", Kết luận số 57/KL/TW ngày 31/11/2009 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá IX. Trên cơ sở xác định rõ, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các bộ phận chính trị trên địa bàn nông thôn, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ nhằm tập trung cho nhiệm vụ phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

Công tác phát triển đảng viên mới nhằm vào những người có lý tưởng cách mạng, lao động sản xuất giỏi có đạo đức, lối sống lành mạnh, có uy tín trong quần chúng và tích cực tham gia hoạt động trong hệ thống chính trị, có vai trò nòng cốt trong các đoàn thể nhân dân.

Củng cố, nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cơ sở, nâng cao trình độ mọi mặt cho đảng viên, cán bộ công chức cơ sở, tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn, đi đôi với đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của chi bộ, đảng bộ và chính quyền cơ sở. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở vùng nông thôn hướng vào phục vụ nhân dân, sát với dân, được dân tin cậy, thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trên địa bàn nông thôn. Tập trung chỉ đạo thực hiện các mặt công việc chính như:

Một là, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; khơi dậy quyết tâm vượt qua khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn ở mỗi địa phương.

Hai là, chỉ đạo xây dựng có chất lượng các quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Ba là, lãnh đạo chính quyền thực hiện tốt quản lý nhà nước về các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn trên địa bàn.

Bốn là, quản lý lao động, dân cư, thực hiện xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân. Lãnh đạo phát triển y tế giáo dục, văn hoá, xây dựng nếp sống mới, phòng chống tệ nạn và giữ gìn trật tự xã hội,...

- Đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp

Các cơ quan quản lý nhà nước từ huyện đến cơ sở, tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, giảm bớt các phiền hà cho người dân, giải quyết kịp thời các công việc, nhiệm vụ của mình. Cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thành đề án, kế hoạch, chương trình hoạt động cho từng cấp uỷ, chính quyền, cơ sở, các đơn vị liên quan và tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

Sắp xếp, củng cố và tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn từ huyện đến cơ sở. Đào tạo nâng cao đội ngũ công chức xã và thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn. Làm tốt công tác đào tạo, đào tạo lại để không ngừng nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn công tác để đảm bảo chất lượng, hiệu quả tốt nhất trong các hoạt động.

Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở, đối với các chức danh chủ chốt như: bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch UBND các xã có trình độ chuyên môn đại học và có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên và có chứng chỉ về quản lý nhà nước. Từ nay đến năm 2022 đạt 100%

Tăng cường công tác luân chuyển, thu hút, ưu đãi cán bộ, nhân viên trong các lĩnh vực: khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, lâm nghiệp xuống cơ sở. Mỗi xã có một cán bộ chuyên trách về nông nghiệp và phát triển nông thôn, có trình độ đại học trở lên. Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá, kiểm soát giống cây trồng vật nuôi, vật tư phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật để tránh tình trạng hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Xây dựng hệ thống thống kê nông nghiệp thu thập thông tin về nông thôn, nông dân, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Xây dựng hệ thống thông tin cho nông dân để họ tự đưa ra quyết định trong sản xuất kinh doanh. Tăng cường năng lực của các cơ quan tham mưu về lý luận, cơ chế chính sách, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành để tránh chồng chéo, bỏ trống nhiệm vụ trong quản lý nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường công tác xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công - nông và đội ngũ trí thức trong tình hình mới.

Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng và trình độ giác ngộ chính trị của giai cấp nông dân, có trình độ văn hoá, kỹ thuật cao, có tác phong công nghiệp, có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước, có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết hợp tác quốc tế.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, tạo điều kiện cho bộ phận lớn nông dân, nhất là thanh niên chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ, người làm nông nghiệp hiểu biết về khoa học - kỹ thuật và quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới và hội nhập kinh tế thế giới. Nâng cao hơn về giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, hiểu biết pháp luật, tác phong công nghiệp, lối sống lành mạnh, nhất là trong lớp trẻ. Giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc lớn đang đặt ra đối với nông nghiệp, nông thôn và nông

dân, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ rõ rệt trong việc nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nông dân các vùng, nhất là vùng sâu, vùng xa, giáp biên giới.

- Phát huy vai trò của các đơn vị bộ đội Biên phòng và các tổ chức đoàn thể.

+ Nhiều năm qua các đơn vị bộ đội biên phòng đã có nhiều đóng góp cho các địa phương miền núi biên giới làm kinh tế. Đây là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Huyện Lộc Bình cần huy động tốt công sức và tinh thần của lực lượng này đối với phát triển nông nghiệp của địa phương.

+ Các đoàn thể chính trị như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mình cần bám sát vào chương trình hành động thực hiện đề án của cấp uỷ các cấp để xây dựng chương trình công tác phù hợp, tích cực tham gia chỉ đạo, hướng dẫn, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện. Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội nông dân, đặc biệt là cơ sở trong việc trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân, hướng dẫn phát triển các hình thức phát triển kinh tế trong nông nghiệp, củng cố Hội vững mạnh và củng cố liên minh công - nông - trí thức trong thời kỳ mới.

3.3.5.2 Đẩy mạnh th hút ốn đầ tư ào phát triển kết cấ hạ tầng à các s n phẩm

chủ lực của địa phương

Xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch, tập trung vào giao thông, thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhất là các vùng chuyên canh. Kết cấu hạ tầng vừa tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông; vừa nâng cao mức sống ở nông thôn, làm giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị, tạo điều kiện thuận lợi lưu chuyển hàng hoá giữa các vùng.

- Đa dạng các hình thức đầu tư vào kết cấu hạ tầng BOT, BTO.

Thực hiện cơ chế đấu giá sử dụng đất và đổi đất lấy hạ tầng để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, khu công nghiệp. Để đảm bảo nguồn lực cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Nhà

nước tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng; vận dụng các cơ chế có thể, tạo điều kiện ưu đãi về thuế, đất và các lợi ích khác, trong khuôn khổ pháp luật, để các nhà đầu tư có điều kiện mạnh dạn đầu tư với lượng vốn lớn vào huyện, có biện pháp hữu hiệu huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân thông qua quỹ tiết kiệm; thực hiện xã hội hoá một số lĩnh vực, khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động phát triển hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm,… theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. - Xây dựng các chính sách ưu tiên về tín dụng, đất đai cho sản phẩm chủ lực.

Để các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn, qua đó nguồn thu của nhà nước từ thành phần này tăng lên. Tạo sân chơi bình đẳng đối với đầu tư trong nước và ngoài nước cũng như giữa các thành phần kinh tế, xoá bỏ sự khác biệt về chính sách đất đai, tín dụng, khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với những cơ chế thuận lợi, miễn giảm thuế đất giai đoạn đầu cho doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

3.3.5.3 Tăng cường t y n tr yền nâng cao trình độ dân trí à đào tạo nghề cho lao

động nông nghi p, nông thôn

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để tuyên truyền phổ biến các kiến thức về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên hợp lý; chính sách phát triển nông thôn mới; thông tin về biến đổi khí hậu, dự báo thời tiết và những mô hình sản xuất hiệu quả ở địa phương trong và ngoài huyện.

- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tại chỗ cho nông dân về luật pháp, chủ trương, cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và kỹ thuật sản xuất cây trồng, vật nuôi, ngành nghề ở nông thôn, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, kỹ năng quản lý kinh tế hộ, trang trại. Đồng thời, hàng năm cần phải đưa nông dân đi học hỏi, giao lưu kinh nghiệm sản xuất.

- Tập trung làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông đối với các ngành nghề cần có lao động kỹ thuật ở địa phương để tạo thế chủ động trong thu hút con em

sau khi học nghề phục vụ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Có quy định ràng buộc đào tạo lao động với các doanh nghiệp đầu tư các dự án phát triển công nghiệp và dịch vụ ở địa phương.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn, luận văn đã phân tích những cơ hội, thuận lợi cũng như những thách thức, khó khăn đối với sự phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Luận văn đã xác định mục tiêu, phương hướng phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tiếp theo, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở địa phương này: Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp gắn với phát triển chung của huyện; Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp; Tăng cường các chính sách khuyến nông, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp; phát triển chuỗi giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức Đảng và các cơ quan chức năng đối với phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện; đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao trình độ dân trí…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Phát triển nông nghiệp vẫn là hướng ưu tiên bậc nhất trong phát triển kinh tế ở các địa phương miền núi, biên giới. Huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn có tiềm năng rất lớn về phát triển sản xuất nông nghiệp với những loại cây, con đóng vai trò trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá, nâng cao đời sống và tạo cơ hội việc làm cho cư dân nông thôn. Phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển Đảng Nhà nước và của địa phương, với lựa chọn đề tài: "Phát triển nông nghi p h y n Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn" làm Luận văn tốt nghiệp, tác giả đã đúc kết những nội dung sau đây:

- Hệ thống hoá và bổ sung một số vấn đề lý luận phát triển nông nghiệp của huyện miền núi biên giới.

- Phân tích kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển nông nghiệp và rút ra những bài học có ý nghĩa tham khảo cho huyện Lộc Bình.

- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua.

Việc đánh giá sự phát triển nông nghiệp của địa phương dựa trên 3 lĩnh vực cơ bản: về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Đề xuất và phân tích định hướng và hệ thống giải pháp để phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình đến năm 2022.

Với những cố gắng của bản thân, tác giả hy vọng kết quả của luận văn sẽ là một đóng góp nhất định để xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp ở huyện Lộc Bình trong tương lai, góp phần vào việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của một huyện miền núi biên giới.

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và năng lực nên chắc chắn luận văn còn những thiếu sót cần được bổ sung. Vì vậy, tác giả luận văn mong muốn nhận được sự chỉ dẫn của quý thầy cô, sự đóng góp của các đồng nghiệp và các độc giả quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này./.

2. Kiến nghị

* Đối với Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương:

Nhà nước cần quan tâm tăng cường kinh phí đầu tư trong xây dựng quy hoạch, thực hiện và quản lý quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Hình thành những vùng chuyên canh, những sản phẩm phát huy thế mạnh của địa phương

Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức khuyến nông ở địa phương, nhanh chóng, kịp thời trong đầu tư đổi mới công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương.

Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội nông dân, đặc biệt là cơ sở trong việc trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân, hướng dẫn phát triển các hình thức phát triển kinh tế trong nông nghiệp.

Cần tăng cường phát triển nông nghiệp của địa phương theo hướng sản xuất hàng hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 110 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)