Những công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 49)

Việt Nam là một nước đang phát triển và có sự hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Trong bối cảnh đó nước ta có những cơ hội để phát triển, đồng thời đang và sẽ gặp không ít những khó khăn, thách thức. Hiện nước ta có gần 80% dân số sống ở khu vực nông

thôn và trên 70% lao động nông nghiệp, nông thôn. Đã có nhiều tác giả trong nước có công trình nghiên cứu hoặc viết về đề tài Phát triển nông nghiệp được công bố như: - Trong cuốn "Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng giá trị gia tăng cao”, tác giả Đặng Kim Sơn đã đánh giá những kinh nghiệm quốc tế về PTNN giá trị cao và những mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp thành công trong nước, từ đó chỉ rõ bối cảnh tương lai đối với sản xuất nông nghiệp có nhiều thách thức và khó khăn như: khả năng cạnh tranh thấp, các nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng suy giảm, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp còn yếu kém, thể chế kinh tế nông thôn chậm đổi mới, kết cấu sản xuất hiệu quả thấp… Vì vậy, khi đề xuất một nền nông nghiệp mới, tác giả đã đưa ra định hướng nâng cao giá trị gia tăng trong nông nghiệp và thực hiện tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

- Nghiên cứu “Nông nghiệp Việt Nam: Những thách thức và một số định hướng cho phát triển bền vững" của Đỗ Kim Chung đã đánh giá về tầm quan trọng của nông nghiệp Việt Nam như tạo ra sinh kế cho 68,2% dân số, đóng góp 22% GDP và 23% giá trị xuất khẩu của quốc gia. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lao động tham gia vào nông nghiệp và dân số tập trung ở khu vực nông thôn vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhưng quỹ đất cho nông nghiệp ngày càng giảm, năng lực cạnh tranh của nhiều nông sản còn thấp, lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp thấp. Thêm vào đó, những năm qua nông nghiệp chưa thật sự đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, sự chênh lệch giữa các vùng và các nhóm cư dân ngày một tăng, kèm theo đó là sự tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên do BĐKH đang là những thách thức lớn đối với việc phát triển nông nghiệp ở nước ta. Chính vì thế, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp về quy hoạch, giải pháp đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao và phát triển chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu nông sản, gắn phát triển nông nghiệp với bảo vệ môi trường để ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu… với mục đích phát triển nền nông nghiệp một cách bền vững.

- Tác giả Đoàn Xuân Thủy trong cuốn "Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay" đã phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách hỗ trợ SXNN ở nước ta thời gian qua so với yêu cầu của thông lệ quốc tế, đặc biệt là các quy

định của WTO. Sách trình bày những nội dung lý luận và thực tiễn của chính sách hỗ trợ SXNN và trên cơ sở đó luận án tham chiếu việc thực hiện nội dung này ở Nghệ An như thế nào, từ đó vận dụng các nhóm giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ SXNN theo hướng vừa phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tạo cơ sở bền vững cho việc giải quyết vấn đề nông dân và nông thôn trong thời gian tới.

- Công trình “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An” của tác giả Lê Bá Tâm đã tiếp cận vấn đề từ góc độ kinh tế chính trị, xem chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững dựa vào ba trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường là hướng đi tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã xây dựng hệ thống cơ sở lý luận bao gồm việc xác định nội dung chuyển dịch, các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá kết quả trong đó nhấn mạnh tiêu chí về kinh tế. Từ việc phân tích thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Nghệ An, tác giả đã chỉ ra những thành tựu đạt được và những hạn chế, bất cập cần khắc phục trên cơ sở nêu rõ nguyên nhân của những tồn tại đó. Dựa vào những kinh nghiệm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững của một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Israel và từ sự khái quát về ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử, tác giả đã đưa ra những định hướng, xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Nghệ An theo hướng phát triển bền vững một cách hiệu quả.

- Tác giả Phạm Đăng Minh trong luận văn thạc sĩ “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Hải Dương”, đã đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương cho thấy sản xuất nông nghiệp của Hải Dương bước đầu chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán sang hình thành các vùng sản xuất rau, vùng lúa hàng hóa, khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản tập trung. Đây là nghiên cứu mà luận án có thể tiếp cận quá trình phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Hải Dương trong so sánh với tiêu chí phát triển nông nghiệp hiện đại. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã nêu khái quát đặc điểm, tình hình phát triển nông nghiệp. Các kết quả nghiên cứu thể hiện sự nhận định, đánh giá sát đáng về quá trình phát triển nông nghiệp thời gian qua phần nào cho thấy những thuận lợi, khó

khăn và những đòi hỏi đặt ra để phù hợp với xu thế phát triển trong giai đoạn mới. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra nhiều đề xuất, giải pháp để phát triển nông nghiệp mà giá trị của những quan điểm, lý luận này đối với quá trình thực hiện luận án là hết sức ý nghĩa, gợi mở cho tác giả có thêm những định hướng quan trọng trong việc đưa ra giải pháp nhằm PTNN ở địa phương.

Tuy nhiên, các công trình này còn ở tầm vĩ mô quốc gia và các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, chưa có công trình nào đi sâu, nghiên cứu cụ thể tại địa bàn các huyện miền núi biên giới. Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn và xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp là hết sức cần thiết, có cơ sở khoa học và thực tiễn.

Tiểu kết chương 1

Chương 1, trên cơ sở trình bày các khái niệm cơ bản có liên quan tới nông nghiệp và nông thôn, tác giả đã đưa ra quan niệm về phát triển nông nghiệp.Phát triển nông nghiệp là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nông nghiệp. Nó bao gồm sự tăng trưởng về kinh tế của nông nghiệp đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư ở nông thôn.

Trong Chương 1, tác giả luận văn đã phân tích nội dung phát triển nông nghiệp ở địa bàn cấp huyện. Theo đó, phát triển nông nghiệp cần thực hiện các nội dung: Quy hoạch phát triển sản xuất gắn với quy hoạch kết cấu hạ tầng phù hợp với lợi thế của địa phương (Xây dựng, quy hoạch các sản phẩm chủ lực của địa phương; Xây dựng, quy hoạch đất đai đối với các ngành chủ lực; Xây dựng quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn); Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển (Thu hút và sử dụng vốn; Thúc đẩy chuyển giao tiến bộ công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp; Thu hút và sử dụng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn); Xây dựng mối liên kết đối với phát triển nông nghiệp (Liên kết giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; Giữa 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp; Liên kết với các địa phương trong khu vực và các trung tâm kinh tế); Mở rộng thị trường cho sản phẩm chủ lực của các ngành sản xuất nông nghiệp (Tăng cường hoạt động cung cấp thông tin thị trường;Xây dựng

thương hiệu cho sản phẩm; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại); Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng đã xác định tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp; phân tích các yếu tốtác động đến phát triển nông nghiệp ở địa phương miền núi, biên giới; phân tích kinh ngiệm phát triển ở một số địa phương và rút ra bài học cho sự phát triển nông nghiệp ở địa phương miền núi, biên giới.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 49)