Những thách thức, khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 89 - 91)

Thứ nhất, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, khi các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, rào cản kỹ thuật mới gia tăng là cản trở lớn nhất đối với nông sản Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng trong việc hội nhập thị trường thế giới. Thay vì chỉ kiểm định chất lượng sản phẩm ở đầu ra cuối cùng thì hiện nay yêu cầu của nước nhập khẩu là phải thực hiện cả một quy trình chuỗi có thể ngăn ngừa được

rủi ro, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, đảm bảo môi trường và trách nhiệm xã hội. Cùng với đó, nhu cầu và thị hiếu trong nước cũng có những thay đổi hướng tới các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, mức độ tiện dùng khắt khe hơn. Việc mở cửa thị trường nội địa cũng sẽ gây nên nhiều sức ép đối với các nông sản của Lạng Sơn trong việc tiếp cận các thị trường lớn như Hà Nội khi phải cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm nhập khẩu. Điều này đòi hỏi phải tổ chức thực hiện, giám sát nghiêm ngặt cả chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ đảm bảo quy trình sản xuất tốt trong nông nghiệp theo các tiêu chuẩn như GAP, GlobalGAP.

Thứ hai, việc Trung Quốc ngày càng trở thành thị trường quan trọng và ảnh hưởng đến thương mại nông sản của Việt Nam có thể ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất và thương mại của nông sản Lạng Sơn. Minh chứng rõ nét là những thay đổi khó lường về chính sách nhập khẩu lợn của Trung Quốc trong năm 2016 và 2017 đã gây nên những hệ lụy nghiêm trọng đối với sinh kế và tình hình sản xuất của hàng triệu người chăn nuôi.

Thứ ba, cách mạng công nghiệp 4.0 giúp tạo ra những giống, kỹ thuật, quy trình công nghệ để sản xuất các nông sản ở các quốc gia không có lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi với khối lượng lớn, do đó có thể làm giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, việc ứng dụng KH&CN và rôbốt trong dây chuyển sản xuất công nghiệp lại làm phát sinh vấn đề thừa lao động giản đơn, do đó tăng áp lực lao động về nông thôn, tăng nguy cơ manh mún đất đai, vì thế làm giảm hiệu quả và năng lực cạnh tranh sản xuất nông nghiệp. Đối với Lạng Sơn, khó khăn lớn nhất hiện nay là sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc của toàn nền kinh tế còn thấp so với yêu cầu và so với mặt bằng chung cả nước và thế giới, trong khi lộ trình thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, WTO và các hiệp định thương mại khác đang và sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi tham gia vào Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chúng ta sẽ có những lợi thế và cơ hội lớn với thị trường tiêu thụ, sẽ giúp tiêu thụ nông sản, giảm áp lực phụ thuộc thị trường truyền thống là Trung Quốc nhưng cũng đặt ra không ít thách thức gay gắt cho phát triển nông nghiệp. Đó là tình trạng quy mô sản xuất nhỏ

lẻ, chất lượng không đồng đều, thị trường tiêu thụ không ổn định; Trình độ và công nghệ sản xuất thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài; Khả năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật không cao, nhất là về an toàn thực phẩm,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường phát triển nông nghiệp huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 89 - 91)