5. Kết cấu của luận văn
2.3.3 Nguyên nhân tồn tại
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế Việt Nam chạm đáy trong quý I năm 2009 khi công bố tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ đầu những năm 1990 (3,1%). Năm 2009, lạm phát tháng 12 cao hơn 6,52% so với cùng kỳ; lạm phát bình quân 12 tháng năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008 cao hơn 6,88%. Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của năm 2009 là 21,5 tỷ USD giảm tới 70% so với năm 2008. Cùng lúc đó, các nguồn ngoại tệ từ bên ngoài như đầu tư gián tiếp nước ngoài, kiều hối, du lịch và xuất khẩu sụt mạnh, khiến Việt Nam đối mặt với nguy cơ mất cân đối thanh toán quốc tế và huy động vốn cho tăng trưởng. Chính phủ cũng thực hiện một loạt các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ chưa từng thấy trong nhiều năm: Duy trì các loại lãi suất ở mức thấp, lãi suất cơ bản là 7%, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% xuống 5%, tăng nguồn cung tiền, các ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Giá vàng lập kỷ lục 29,3 triệu đồng/lượng, tỷ giá USD/VND cũng leo lên mốc cao chưa từng có 20.000 USD/VND. Sự ra đời hàng loạt các sàn vàng trong nước, từ 7 sàn vào cuối năm 2008 đến nay đã là 17 sàn, với hàng trăm đại lý nhận lệnh và để lại không ít tác động cho nền kinh tế, các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư. Chỉ số VNINDEX giảm mạnh từ 1170 điểm vào cuối năm 2007 xuống 366 điểm vào ngày 20/06/2008, dưới 300 điểm vào cuối năm 2008, và kéo dài xu hướng giảm điểm còn 235,5 (24/2/2009), mức thấp nhất kể từ tháng 3/2005. Như vậy, cùng với việc tăng lãi suất huy động của các NHTM, giá vàng leo thang hay tỉ giá USD/VND trên thị trường tự do lập các kỷ lục mới, hiện tượng chuyển hướng đầu tư từ chứng khoán sang các kênh khác được thấy cả ở hai giới đầu tư trong và ngoài nước, làm doanh thu môi giới của BSC suy giảm mạnh. Đi cùng với doanh thu môi giới, các dịch vụ hỗ trợ nghiệp vụ môi giới chứng khoán cũng kém phát triển hơn.
Ngoài ra, Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN quy định rõ hạn mức cho vay kinh doanh chứng khoán là 20%/vốn điều lệ của mỗi NHTM, thay vì 3%/tổng dư nợ như quy định trước đây. Thời điểm cuối năm 2006, các NHTM đã phải khẩn trương xử lý để đưa được dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán về đúng hạn mức 3%/tổng dư nợ, thì tiếp tục từ tháng 6/2007 đến nay, các NHTM lại tiếp tục bị giảm hạn mức cho vay kinh doanh chứng khoán. Diễn biến TTCK thời gian qua cho thấy, nguồn vốn cho thị trường đã giảm sút mạnh sau khi các NHTM cắt giảm các khoản vay đầu tư vào chứng khoán. Tất cả những vấn đề nêu trên chính là nguyên nhân khách quan làm co hẹp nguồn vốn phục vụ cho dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán, repo chứng khoán hay làm tăng chi phí
vốn đầu
vào của dịch vụ Mua quyền nhận tiền bán chứng khoán.
Cùng với việc ngày càng nhiều công ty chứng khoán ra đời, sự cạnh tranh về phí dịch vụ, lãi suất cho vay cũng như chất lượng dịch vụ hỗ trợ nghiệp vụ môi giới chứng khoán ngày càng gay gắt. Do đó, BSC bị mất một lượng khách hàng khá lớn cùng với thất thu dịch vụ từ môi giới chứng khoán hay các sản phẩm bổ trợ do khách hàng chuyển tài khoản sang các công ty chứng khoán khác.
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, hạn chế về công nghệ. Hiện BSC vẫn chưa triển khai được dịch vụ cầm cố chứng khoán, quản lý chứng khoán từ xa, do chưa đủ khả năng về công nghệ hỗ trợ khâu kiểm soát, hạn chế rủi ro.
Thứ hai, chưa có các hợp đồng hợp tác triển khai các dịch vụ Ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố chứng khoán với các đại lý nhận lệnh. Đa phần các đại lý nhận lệnh của BSC đều là các chi nhánh NHĐT&PTVN, do đó có chức năng cung cấp tín dụng. Tuy nhiên, do quy định của BIDV và do chưa có các hợp đồng hợp tác cụ thể đối với việc cung ứng các dịch vụ hỗ trợ nghiệp
vụ môi giới chứng khoán giữa BSC và các Chi nhánh BIDV nên khách hàng tại các Đại lý nhận lệnh phải đến trực tiếp tại BSC để có thể vay cầm cố chứng khoán.
Thứ ba, đối với dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán do BSC phối hợp với BIDV Quang Trung cung cấp cho khách hàng vẫn chưa đảm bảo được về mặt thời gian. Thủ tục cầm cố của một hợp đồng vay hoàn chỉnh do ngân hàng thực hiện từ khâu lập hồ sơ đến khâu phát vay mất khoảng 1 tiếng. Nguyên nhân của sự chậm chạp này là do hồ sơ vay cầm cố chứng khoán của khách hàng phải qua hai cấp cán bộ tác nghiệp, hai cấp cán bộ kiểm soát, hai cấp lãnh đạo của cả ngân hàng và công ty chứng khoán phê duyệt. Ngoài ra, nếu thực hiện vay lần đầu, khách hàng chưa mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, khách hàng phải thực hiện rất nhiều thủ tục. Do vậy, để đảm bảo không mất cơ hội đầu tư, khách hàng tại BSC thường chấp nhận chịu thêm một ngày lãi để hoàn thiện việc vay vốn bằng cầm cố chứng khoán từ ngày hôm trước.
Thứ tư, khả năng tiếp thị của cán bộ nghiệp vụ thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự phát huy được hệ thống mạng lưới trên phạm vi toàn quốc của NHĐT&PTVN. Các cán bộ Phòng Dịch vụ Khách hàng đa phần đếu là các cán bộ mới, còn thiếu về kinh nghiệm và yếu về khả năng tiếp thị, nên chưa tận dụng được mối quan hệ của BSC với các chi nhánh BIDV trên toàn quốc đề tiếp thị sản phẩm kinh doanh chứng khoán.
Thứ năm, BSC chưa ban hành Quy chế tỷ lệ hoa hồng để có thể phát huy tính chủ động của cán bộ nghiệp vụ khi thương lượng và ký kết hợp đồng với khách hàng. Ngoài ra, vẫn còn thiếu cơ chế khen thưởng phù hợp để khuyến
khích cán bộ tiếp thị
khách hàng ký hợp đồng mở tài khoản chứng khoán. Kết luận chương 2
Trong chương 2, luận văn đã thực hiện phân tích thực trạng chất lượng các dịch vụ kinh doanh chứng khoán tại Phòng Dịch vụ khách hàng Công ty
Chứng khoán NHĐT&PTVN. Phần tiếp theo, trên cơ sở thực trạng chất lượng dịch vụ kinh doanh chứng khoán tại Phòng Dịch vụ khách hàng Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kinh doanh chứng khoán tại Phòng Dịch vụ khách hàng Công ty Chứng khoán NHĐT&PTVN.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH,VỤ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM