5. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty
ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán sôi động vào cuối năm 2006 đến 3 tháng đầu năm 2007, ngày 12/3/2007 Vn-index đạt 1170,67 điểm, tăng 56% so với ngày cuối năm 2006 29/12/2006 và bắt đầu giảm nhiệt từ cuối tháng 3 năm
2007 đến cuối tháng 7/2007 Vn-index đang dao động quanh mức 900 điểm, khép lại năm 2008 Vn-index dừng ở 315,62 điểm, giảm 6% so với cuối năm 2007. Đầu năm 2009, kinh tế thế giới và trong nước có diễn biến xấu khiến Vn - index kéo dài xu hướng giảm điểm còn 235,5 mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2005. Vn-index phục hồi đạt 624,1 ngày 22/10, tính cả năm Vn-index tăng 57%, kết thúc năm ở 494,7 điểm. Vn-index tăng 60% giá trị, giá trị giao dịch đạt kỷ lục 9000 tỷ đồng. Số lượng các công ty ty chứng khoán ngày càng nhiều, ước tính đến năm 2009 có khoảng trên 100 công ty chứng khoán tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt, việc công ty BSC nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức chính là tự khẳng định và tìm hướng phát triển các dịch vụ chứng khoán của công ty.
3.1.4.1. Điểm mạnh
-Công ty BSC với vốn điều lệ là 700 tỷ đồng, là một trong những công ty chứng khoán có năng lực tài chính mạnh, BSC được phép kinh doanh tất cả các dịch vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định của luật Chứng khoán.
-Là công ty con của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất nên được thừa hưởng uy tín và kinh nghiệm từ công ty mẹ trong hoạt động lĩnh vực tài chính và được sự giúp đỡ tài chính từ BIDV trong hoạt động bảo lãnh phát hành.
-Nhờ khai trương từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, đến nay công ty BSC đã xây dựng và phát triển được một cơ sở khách hàng tương đối lớn, thuộc nhiều ngành, nghề và lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, Công ty cũng tạo được nhiều quan hệ mật thiết với các nhà đầu tư lớn, các quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính lớn.
-Tích lũy nhiều kinh nghiệm tư vấn doanh nghiệp qua nhiều đợt phát hành cho các tổ chức lớn với giá trị phát hành cao, qua việc xác định giá trị doanh
nghiệp cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc các bộ ban ngành, và thực hiện định giá cổ phiếu theo yêu cầu của khách hàng.
-Đội ngũ chuyên viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình trong công việc, nhạy bén trong kinh doanh, hiểu biết pháp luật, được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, có trình độ chuyên môn, có kiến thức vững vàng về kế toán, kiểm toán, tài chính doanh nghiệp, có kinh nghiệm xác định giá trị doanh nghiệp, kinh nghiệm tư vấn tài chính, cổ phần hóa cho nhà đầu tư, các tổ chức trong ngoài nước.
-Toàn bộ hoạt động của công ty BSC được xây dựng và vận hành trên cơ sở một nền công nghệ thông tin hiện đại, đây là một hệ thống mở đáp ứng được nhu cầu giao dịch chứng khoán, vấn tin, tư vấn cho nhà đầu tư, quản lý nội bộ công ty.
-Là công ty chứng khoán duy nhất được tổ chức đo lường quốc tế BVQI cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo chuẩn ISO 9001:2000
3.1.4.2. Điểm yếu
-Là công ty TNHH nhà nước một thành viên của BIDV, hoạt động theo một cơ chế quản lý chung thống nhất của BIDV nhưng do đặc thù nghành nghề kinh doanh, một số cơ chế quản lý áp dụng cho hoạt động của BSC đã thể hiện sự bất cập, đôi khi là cứng nhắc nếu áp dụng vận hành vào thực tế. Vì vậy, các hoạt động dịch vụ chứng khoán của Công ty còn mang tính thụ động, cẩn trọng nhằm mục đích bảo toàn vốn, nhất là không gắn được quyền lợi của nhân viên với tài sản Công ty.
-Cũng bị ràng buộc bởi một số quy chế quy định về chính sách đào tạo, lương, thưởng đề bạt cho cán bộ của nhà nước và của BIDV nên Công ty BSC chưa tạo được sức thu hút đối với lao động có trình độ cũng như giữ được nguồn nhân lực có trình độ cao. Đây là vấn đề khá nổi cộm tại BSC, các công ty chứng
khoán Chứng khoán Sài Gòn, Chứng khoán Công thương, Chứng khoán Ngoại thương, Chứng khoán TPHCM, Chứng khoán Mekong đều có cán bộ đã từng làm việc tại BSC, điều này thể hiện chính sách nhân lực của BSC còn nhiều bất ổn,
chưa có sức hấp dẫn và thu hút được lao động có trình độ.
-Lượng khách hàng tại công ty BSC chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân trong nước, các tổ chức tài chính chuyên nghiệp trong và ngoài nước còn ít, đây nhóm khách hàng được đánh giá trong tương lai sẽ đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động
kinh doanh chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
-Địa bàn hoạt động phục vụ dịch vụ chứng khoán của BSC chủ yếu tập trung tại 2 thành phố lớn của Việt Nam là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lân cận trong khi nhu cầu kinh doanh chứng khoán của các nhà đầu tư rộng khắp cả nước và ngày càng tăng mạnh khi mức vốn hóa của thị trường hiện nay đạt được gần 50% GDP theo kế hoạch đến năm 2010 của Nhà nước Việt Nam đề ra.
3.1.4.3. Cơ hội
-Theo quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010, phấn đấu tổng giá trị vốn hóa của thị trường Việt Nam đạt 50% đến năm 2010 và đạt 70% đến năm 2020. Do vậy, số lượng các công ty niêm yết chứng khoán, số lượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chắc chắn sẽ gia tăng, cùng với sự gia tăng của các nhà đầu tư có tổ chức, có kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính tham gia thị trường chứng khoán.
-Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm, trung bình tăng trên 7%/năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của cá c doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh các doanh nghiệp và nhu cầu về vốn
tăng mạnh. Bên cạnh đó, Nhà nước Việt nam đang đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các tổng công ty, các ngân hàng nhà nước để hội nhập vào thị trường quốc tế theo cam kết gia nhập WTO. Vì vậy, hoạt động tư vấn phát hành và bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của các tổng công ty, các ngân hàng, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam sẽ nở rộ.
-Trên cơ sở mạng lưới chi nhánh rộng lớn của ngân hàng mẹ BIDV, BSC có khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trong toàn quốc để phục vụ kịp thời nhu cầu của mọi khách hàng.
3.1.4.4. Thách thức
Giữa năm 2006 chỉ với khoảng 20 công ty chứng khoán tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, đến tháng 7/2007 con số này tăng lên là 58 và đến hết năm 2009 con số này đã vượt 100 công ty chứng khoán. Trong khi đó, thị trường chứng khoán từ năm 2007 bắt đầu điều chỉnh theo chiều đi xuống, các công ty chứng khoán đang rơi vào cảnh suy giảm lợi nhuận. Điều này làm cho mức độ cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán gia tăng, thể hiện qua các mặt sau:
-Khan hiếm nhân sự chứng khoán có chuyên môn và kinh nghiệm, dẫn đến việc săn lùng và giữ chân người tài của các công ty chứng khoán.
-Các công ty chứng khoán đua nhau tăng giá trị gia tăng cho khách hàng, thể hiện qua cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tiện ích như: giao dịch qua mạng, giao dịch qua điện thoại, kiểm tra tài khoản online... giúp cho khách hàng chủ động trong mọi tình huống.
Phần lớn các công ty mới thành lập đưa ra những chương trình khuyến mãi về phí giao dịch rất hấp dẫn, mục đích là thu hút khách hàng mới cũng như khách hàng từ các công ty chứng khoán thành lập lâu năm.