- Tiếp tục tìm kiếm các sản phàm mới với tiện ích mới gắn với đặc thù của NH và mang đến ứng dụng cao cho KH. Với mỗi mảng kinh doanh nên có tối thiểu 5 sản phàm phát triển tr ên nền tảng sản phàm truyền thống để KH có thể so sánh đối chiếu chi phí, lợi ích của mình từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.
- Tập trung phát triển NH đi theo hướng NH bán lẻ, lấy KH cá nhân là trung tâm để phục vụ.
- Hoàn thiện và gia tăng các sản phấm NH hiện đại như Bankplus, internetbanking thế hệ mới... Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện tại, mở rộng các dịch vụ mới và quan tâm xây dựng chất lượng dịch vụ đó ngay từ đầu để đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu của KH.
- Nên ký kết hợp tác làm đại lý phát hành thẻ VISA bởi hiện tại VISA đang có xu hướng được chấp nhận tiêu dùng thanh toán nhiều hơn MASTER
- Mở rộng hiệu quả hoạt động và khả năng tự phục vụ của máy ATM, tăng cường tính liên kết của các hệ thống thanh toán thẻ Bank net, Smart link... nhằm cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau với chi phí rẻ hơn, đồng thời nâng cấp hệ thống ATM thành những “NH thu nhỏ” trải đều khắp các tỉnh, thành phố.
- Phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ POS. VIB cần phải đi trước các NH khác trong việc triển khai dịch vụ này để nắm bắt thị phần. Việc phát triển máy POS là xu hướng mới trong tương lai, vì vậy, VIB cần nhanh chóng hợp tác với các công ty kinh doanh như siêu thị, trung tâm điện máy, trung tâm mua sắm, công ty vận tải taxi, công ty du lịch lữ hành...
- Đặc biệt, VIB cần phải có những thay đổi và cải tiến với các sản phấm huy động. Hiện nay, các sản phấm huy động của VIB mới chỉ dừng lại ở những sản phấm quá truyền thống, chưa phân khúc được KH và chưa có các cơ chế linh hoạt đối với sản phấm này. VIB nên có sự phân khúc đối tượng KH rõ rang để từ đó đưa ra các sản phấm huy động phù hợp, đánh vào thị hiếu thói quen tiêu dùng của KH. Có như vậy, VIB mới thu hút và tìm kiếm được nhiều KH tiền gửi. Và từ nguồn KH này, VIB có cơ hội để bán chéo các sản phấm khác của NH.