Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát

Một phần của tài liệu 0900 nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 66)

năm 2014

Trong giai đoạn từ đầu năm 2012 đến cuối năm 2014, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 -1933. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất

(tỷ

đồng) đồng)(tỷ đồng)( 13/12 % 14/13 %

trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông... Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Trong nước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Với những tác động không nhỏ của tình hình kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Chúng ta có thể tìm hiểu sơ qua các đặc điểm chung ảnh hưởng đến Chi nhánh và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong một vài năm gần đây qua một số mặt như sau:

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Một ngân hàng không thể tồn tại và phát triển vững mạnh nếu không có nguồn vốn vững chắc và ổn định. Đặc trưng cơ bản trong hoạt động của các NHTM là “đi vay để cho vay”. Cho vay mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Vì thế, tạo vốn, huy động vốn là nhiệm vụ sống còn, là điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Huy động vốn của hệ thống Agribank nói chung được Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao trên thị trường liên ngân hàng trong những năm vừa qua. Agribank luôn là một trong những ngân hàng có kết quả hoạt động huy động vốn tốt, có hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng tham gia gửi tiền, và được khách hàng tin tưởng.

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động được Agribank Đống Đa đặc biệt quan tâm, với mục tiêu bảo đảm nguồn vốn cho vay, an toàn tính thanh khoản cho Ngân hàng, nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Agribank Đống Đa giai đoạn 2012-2014

Tổng nguồn vốn

huy động 2160 2222 2475 62 2,8 253 11,3

Theo đối tượng

- TCKT 819 633 687 -186 -22,7 54 8,5

- Dân cư 1341 1589 1788 248 18,5 199 12,5

Theo kỳ hạn

- Không kỳ hạn 438 422 441 -16 -3,6 19 4,5

- Có kỳ hạn 1722 1800 2034 78 4,5 234 13

Theo loại tiền

- Nội tệ 1886 1967 2238 81 4,3 271 13,8

Giai đoạn năm 2012-2014, tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động. Chính sách tiền tệ cũng có những sự thay đổi và tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng chịu tác động mạnh mẽ bởi biến động nền kinh tế và những chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và NHNN. Năm 2012, chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống còn 8%/năm cuối năm và chỉ còn 7% vào cuối năm 2013, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng là những thách thức mà Agribank Đống Đa phải vượt qua.

Năm 2012, Chi nhánh đã chủ động cơ cấu lại nguồn vốn hợp lý, giảm các nguồn tiền gửi kỳ hạn ngắn không ổn định, tập trung chiến lược huy động

Cơ cấu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn vốn huy động từ TCKT 37,9 28,5 27,8 Nguồn vốn huy động từ dân cu 62,1 7|-5 72,2

47

các nguồn vốn ổn định của các tổ chức kinh tế và dân cư để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đảm bảo khả năng thanh khoản. Nguồn vốn huy động tăng trưởng hơn năm 2011 đạt kế hoạch giao năm 2012, chủ yếu là tăng tiền gửi nội tệ dân cư ( tăng 51% so với 2011). Thực hiện nghiêm túc trần lãi suất theo quy định, điều hành lãi suất theo hướng linh hoạt đảm bảo khả năng cạnh tranh. Thực hiện các chương trình tiết kiệm dự thưởng của trung ương, tăng cường quan hệ với các đơn vị có tiềm lực tài chính và có số dư tiền gửi lớn để tăng cường huy động nguồn vốn ổn định.

Đến 31/12/2013, số dư huy động vốn của Agribank Đống Đa đạt 2222 tỷ đồng, tăng trưởng thấp ở mức 2,8% so với cuối năm 2012. Trong năm 2014, NHNN tiếp tục điều chỉnh cắt giảm lãi suất, nhưng từ tháng 03/2014 NHNN không khống chế lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên như trước mà các TCTD được chủ động ấn định trên cơ sở cung- cầu vốn thị trường. Vì vậy mà nguồn vốn huy động có kỳ hạn của Chi nhánh được gia tăng. Năm 2014 nguồn vốn huy động có kỳ hạn tăng lên 234 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 13%. Bằng nhiều giải pháp quyết liệt và tích cực, tăng trưởng nguồn vốn thông qua các kênh huy động, đảm bảo an toàn thanh khoản và các quy định của NHNN. Đến 31/12/2014, số vốn huy động của Agribank Đống Đa đạt 2475 tỷ đồng, tăng trưởng 11,3% so với năm 2013.

Trong đó, tiền gửi bằng nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 85% đến 90% tổng nguồn vốn huy động. Đây là điều bình thường vì Chi nhánh hoạt động trong môi trường kinh doanh nội địa, khách hàng chủ yếu là cá nhân, doanh nghiệp trong nước. Tiền gửi bằng nội tệ liên tục tăng trưởng qua các năm, năm 2014 tiền gửi bằng nội tệ tăng 271 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 13,8%. Trong khi đó, nguồn vốn ngoại tệ ngày càng giảm, năm 2013 giảm 19 tỷ đồng so với năm 2012 tương ứng với tốc độ giảm 6,9%. Năm 2014 giảm 18 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng với tốc độ giảm 7%.

48

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động

đồng) đồng) (%) (%) 1. Dư nợ theo thời

gian

1284 1331 3,7 1247 -6,3

Ngan hạn 800 880 10 724 -17,7

Trung và dài hạn 484 451 -68 523 16

2. Dư nợ theo tiền tệ 1284 1331 3,7 1247 -6,3

Nội tệ 1121 1140 1,7 1140 0

Ngoại tệ 163 191 17,2 107 -44

Nguồn: Báo cáo KQKD, Agribank Đông Đa 2012-2014

Cơ cấu huy động vốn theo đối tuợng khách hàng của Agribank Đống Đa không có sự thay đổi nhiều qua các năm và tập trung chủ yếu vào nhóm dân cu, luôn chiếm trên 60% tổng nguồn vốn huy động. Cũng giống nhu đặc trung của hệ thống, nguồn vốn huy động của Agribank Đống Đa có độ ổn định cao.

Nguồn vốn huy động từ dân cu chủ yếu là huy động từ tiền gửi tiết kiệm, nguồn tiền nhàn rỗi. Cùng với việc triển khai đa dạng hóa các sản phẩm huy động truyền thống, việc phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại với nhiều chuơng trình huy động vốn mới đuợc triển khai bằng các hình thức: sản phẩm tiết kiệm điện tử, chứng chỉ tiền gửi phát hành qua VNPost, sản phẩm Bank Plus... Nguồn vốn huy động từ dân cu giai đoạn 2012-2014 vẫn tăng truởng lần luợt từ 18,5% và 12,5% qua các năm. Qua kết quả trên cho thấy, Agribank Đống Đa đã đáp ứng đuợc nhu cầu của khách hàng và đảm bảo một nguồn vốn ổn định cho ngân hàng trong tuơng lai.

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn

Song song với hoạt động huy động vốn, công tác sử dụng vốn cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu nhu huy động vốn đuợc coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn có thể xem nhu là điều kiện đủ, quyết định đến sự sống còn của ngân hàng. Nếu huy động đuợc nhiều mà không có kế hoạch sử dụng vốn tốt, không cho vay ra đuợc, thì dẫn đến “ách tắc” vốn; cho vay đuợc mà không thu hồi đuợc nợ lại càng không tốt, ảnh huởng nghiêm trọng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng.

49

Do vậy, sử dụng vốn cần được chú trọng đặc biệt, cần có kế hoạch, chiến lược rõ ràng, vì chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, có thể đi tới phá sản bất cứ một ngân hàng nào.

Thực hiện chính sách kiểm soát nợ xấu của NHNN dưới mức 3% trên tổng dư nợ, chính vì vậy mà trong giai đoạn 2012-2014 Agribank Đống Đa đã lựa chọn biện pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng và thay vào đó là tập trung vào công tác thanh tra, rà soát lại các khoản cho vay còn tồn đọng, các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, cho vay có chọn lọc, giảm dần dư nợ với các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ. Kết quả là doanh số cho vay giai đoạn 2012-2014 tăng trưởng ở mức thấp qua các năm. Có thể nhận thấy điều đó qua bảng số liệu sau:

~Năm Năm 2012 (tỷ VNĐ) Năm 2013 (tỷ VNĐ) Tăng trưởng (%) Năm 2014 (tỷ VNĐ) Tăng trưởng (%) Dư nợ cho vay 1284 1331 3,7 1247 -6,3 Nợ xấu 299 366 22,4 157 -57,1 Nợ xấu/dư nợ(%) 23,3 26,8 13

Nguồn: Báo cáo KQKD, Agribank Đông Đa 2012-2014

Giai đoạn 2012-2014, NHNN điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ theo hướng tập trung tháo gỡ khó khăn về mở rộng tín dụng an toàn, đáp ứng nhu cầu vốn vay hợp lý cho các đối tượng khách hàng, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, giảm các loại lãi suất, nới lỏng cho vay bất động sản, tiêu dùng. Mặc dù lãi suất giảm nhưng vẫn ở mức cao, tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh chỉ ở mức thấp, tỷ lệ nợ xấu cao. Nguyên nhân chính là do một số

50

khách hàng sản xuất kinh doanh gặp khó khăn về vốn, thị trường bán hàng giảm... rất nhiều doanh nghiệp giảm quy mô hoạt động, hàng tồn kho chậm luân chuyển, thị trường bất động sản đóng băng. Sự phục hồi chậm của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân, từ đó tác động đến hệ thống tài chính ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh tính đến ngày 31/12/2013 là 1331 tỷ đồng, đạt 86% kế hoạch đề ra. Tính đến 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay của Agribank Đống Đa là 1247 tỷ đồng, giảm 6,3% so với đầu năm.

xấu của toàn hệ thống ngân hàng tính đến cuối năm 2013 là 3,79% trên tổng dư nợ và của toàn hệ thống NH Agribank là 12,71% thì con số này của Chi nhánh lên tới 26,8%. Tỷ lệ nợ xấu quá cao tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó thu hồi vốn. Nhận thức được điều này, Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý thu hồi, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro như: đôn đốc khách hàng trả nợ, bán tài sản, bán nợ sang Công ty Quản lý và khai thác tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Năm 2014, công tác xử lý, thu hồi nợ xấu của Chi nhánh đã đạt được kết quả tương đối tốt, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 13%, giảm 209 tỷ đồng so với năm 2013. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn ở mức cao, đây là một tín hiệu

51

đáng lo ngại trong vấn đề nợ xấu tồn đọng mà Agribank Đống Đa cần phải xem xét và cân nhắc trong vấn đề hiệu quả hoạt động cho vay.

2.1.3.3. Các hoạt động khác của Ngân hàng

Đơn vị: triệu USD

50

Doanh số TTQT HDoanh số kinh doanh ngoại tệ

Biểu đồ 2.1. Hoạt động thanh toán quốc tế và Kinh doanh ngoại hối

Nguồn: Báo cáo KQKD, Agribank Đống Đa 2012-2014

Có thể thấy, Chi nhánh Agribank Đống Đa chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ có nguồn hàng nhập khẩu nước ngoài nên doanh số thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ vẫn chưa thực sự phát triển. Nhìn từ biểu đồ trên ta thấy, doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ có chiều hướng giảm, năm 2013 doanh thu đạt 30,4 triệu USD giảm 13,8% so với năm 2012, năm 2014 doanh thu đạt 32,6 triệu USD giảm 8,3% so với năm 2012.

Doanh thu TTQT của Chi nhánh tăng trưởng không đều, giảm mạnh trong năm 2013 chỉ đạt 31,2 triệu USD giảm 27,6% so với năm 2012, năm 2014 đạt 37,7 triệu USD tăng 20,8% so với năm 2013. Hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Đống Đa khá đa dạng, trong đó tập trung vào một số hoạt động chính: Chuyển tiền (TTR), Tín dụng chứng từ (L/C), thanh toán biên mậu... Trong đó:

+ Hoạt động chuyển tiền (TTR) có doanh số lớn nhất trong các hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Đống Đa cao nhất là năm 2013 lên tới 792 món đạt doanh số 21 triệu USD.

+ Hoạt động thanh toán L/C luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số hoạt động thanh toán quốc tế, là hoạt động thu được nhiều phí dịch vụ nhất trong các hoạt động thanh toán quốc tế vì trách nhiệm của Ngân hàng so với các phương thức thanh toán khác là cao hơn.

+ Thanh toán biên mậu là một hoạt động thanh toán quốc tế có thế mạnh của Agribank do Agribank là Ngân hàng đầu tiên triển khai hoạt động thanh toán biên mậu với các quốc gia có chung biên giới. Khi thực hiện thanh toán biên mậu, các doanh nghiệp và cá nhân được đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí mua bán, trao đổi, hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa với các đối tác nước ngoài. Đặc biệt, khi thực hiện thanh toán Biên mậu qua Internet Banking, khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian thanh toán, giảm thiểu được rủi ro, quy trình thanh toán được thực hiện chính xác và nhất là tiết kiệm được nhiều chi phí bởi phí dịch vụ rất rẻ.

Tóm lại, giai đoạn năm 2012-2014 do tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng đứng trước khó khăn lựa chọn mở rộng quy mô, tăng trưởng tín dụng cùng với việc giám sát các khoản tín dụng mới và cũ để hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn đang ở mức cao. Năm 2012 Chi nhánh bị âm quỹ thu nhập, lợi nhuận là -19,8 tỷ đồng đạt 52,7% kế hoạch thu nhập chưa lương. Nguyên nhân do trong năm có một khách hàng lớn vay kinh doanh bất động sản gặp khó khăn do thị trường bất động sản đóng băng, khách hàng không trả được lãi đến hạn. Giai đoạn này là một trong những giai đoạn đầy khó khăn với tất cả các doanh nghiệp và Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Đống Đa. Hơn nữa, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng thành viên Agribank, từ

53

01/07/2012 Chi nhánh Đống Đa sát nhập Chi nhánh Thanh Xuân hoạt động yếu kém, nợ xấu cao, không có thu nhập... dẫn đến việc trích lập dự phòng rủi ro lớn ảnh huởng tới tài chính của toàn Chi nhánh Đống Đa. Buớc sang năm 2013 và 2014 mặc dù nhiều khách hàng hiện đang vay vốn tại Chi nhánh kinh doanh thua lỗ, không trả đuợc lãi vay, tuy nhiên quỹ thu nhập tại Chi nhánh đạt kế hoạch đề ra do nguồn vốn huy động tăng truởng cao, tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, vì vậy Chi nhánh đã tạo lập đuợc nguồn thu nhập lớn từ phí điều vốn đi Agribank.

Một phần của tài liệu 0900 nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w