Nâng cao khả năng đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng nhằm

Một phần của tài liệu 0900 nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 107)

nhằm xác định mức cho vay và chính sách cho vay hợp lý

Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, Chi nhánh cần phải có sự đánh giá, phân loại và xếp hạng SMEs một cách chính xác để có thể xác định mức cho vay và thực hiện áp dụng các chính sách cho vay thích hợp đối với từng nhóm khách hàng. Hiện nay, Chi nhánh vẫn đang thực hiện đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng trên hệ thống nội bộ để có chính sách cho vay phù hợp và để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, việc làm này còn phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của cán bộ chấm điểm nên kết quả đôi khi không phản ánh chính xác.

Trong quá trình đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh, cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Đối với SMEs đang gặp khó khăn tạm thời về tài chính, Chi nhánh thông qua cán bộ tín dụng cần thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp (thông qua báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo bán hàng, trao đổi trực tiếp với chủ doanh nghiệp.) để tư vấn các vấn đề tài chính, thị trường, quy mô tín dụng để giúp khách hàng duy trì ổn định và tìm kiếm khả năng phát triển hoạt động. Đối với SMEs này, việc xem xét mức cho vay cần được thực hiện cẩn thận, việc áp dụng các chính sách cho vay phải được thực hiện linh hoạt, có thể xem xét điều chỉnh kỳ hạn của các khoản nợ để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được bình thường.

- Đối với SMEs sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng đang có quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác thì Chi nhánh cần theo dõi chặt chẽ tình hình biến động quan hệ tín dụng của khách hàng này (thông qua Trung tâm

thông tin CIC, thông qua báo cáo dư nợ vay vốn, thông qua báo cáo tài chính,

...) đồng thời cần nghiên cứu áp dụng chính sách lãi suất, chính sách cho vay, chính sách khách hàng hợp lý để đảm bảo khả năng thu hút và tăng trưởng quan hệ tín dụng của khách hàng;

- Đối với SMEs sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tiềm năng phát triển tốt, có nguồn thu chuyển về tài khoản tiền gửi duy nhất tại Chi nhánh, có quan hệ tín dụng chủ yếu tại Agribank Đống Đa, toàn bộ tài sản bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị đang được thế chấp, cầm cố tại ngân hàng, Chi nhánh có thể xem xét nâng hạn mức cho vay hiện tại phù hợp với yêu cầu SXKD của đơn vị, trong đó các mức tín dụng mới phát sinh có thể không cần áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản.

Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, Agribank Đống Đa cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về việc đánh giá, phân loại khách hàng theo định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm.

- Theo dõi, đánh giá tình hình trả nợ của khách hàng để đánh giá thái độ, tinh thần hợp tác của khách hàng trong quá trình vay vốn, trả nợ.

- Đội ngũ cán bộ tín dụng phải luôn theo dõi sát sao khách hàng, khoản vay để nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ để đánh giá khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0900 nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w