> Quy mô nợ quá hạn, nợ xấu của SMEs
Chỉ tiêu nợ quá hạn đuợc xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng những nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng. Các khoản nợ quá hạn làm kéo dài thời hạn cho vay, làm thay đổi kế hoạch tài trợ, kinh doanh của ngân hàng, mặt khác có thể dẫn đến nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán của ngân hàng và có thể dẫn đến việc ngân hàng bị phá sản nếu ngân hàng không có kế hoạch dự phòng hợp lý.
Nợ cần chú ý SMEs (nhóm 2) (tỷ đồng) 102,5 133, 9 67,2 31,5 30, 7 -66,7 -49,8 Nợ xấu SMEs ( nhóm 3,4,5) (tỷ đồng) 120,8 126, 2 42,9 5,4 4, 5 -83,4 -66 Nợ có khả năng mất vốn ( nhóm 5) (tỷ đồng) 59 59,5 18 0,5 0,8 -41,5 -69,7 Tỷ lệ nợ quá hạn SMEs (%) 47,5 54,2 24,9 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của SMEs 12,6 12,4 4,1
Tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn của SMEs
(%)
54,1 48,5 39
quá hạn đối với SMEs ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu là trong khâu thẩm định vẫn còn quá nóng vội, chỉ vì luôn cố gắng đảm bảo tốc độ tăng truởng, mà đã quá hấp tấp khi cho vay, mà chua xem xét kỹ năng lực tài chính của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay đuợc vốn làm ăn kém hiệu quả, không trả đuợc nợ. Hơn nữa, năm 2012 Agribank đã thực hiền đề án cơ cấu lại các Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, thực hiện nghị quyết của Hội đồng thành viên Agribank, từ 01/07/2012 Chi nhánh Đống Đa sát nhập Chi nhánh Thanh Xuân hoạt động yếu kém, nợ xấu cao, không có thu nhập... Riêng tỷ lệ nợ xấu SMEs của Chi nhánh Thanh Xuân đã là 39,6%
64
vì vậy dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của SMEs tăng cao ở mức 25,7% vào thời điểm 31/12/2012. Sang năm 2013 thì nợ xấu vẫn là các khoản nợ từ năm trước để lại, cộng thêm các khoản mới cho vay, nên tỷ lệ nợ xấu SMEs tăng lên 26,3%, tiếp tục tăng dần theo tốc độ tăng trưởng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, nợ xấu hiện nay của Chi nhánh đang được đánh giá theo Điều 7 - Quyết định 493 (đánh giá theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ). Trường hợp phân loại theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2014 thì nợ xấu tại thời điểm 31/12/2013 sẽ vượt lên mức 26,3% trên tổng dư nợ cho vay SMEs.
Cùng với khó khăn chung của toàn hệ thống ngân hàng trong vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu, năm 2014 hoạt động Chi nhánh ngân hàng Agribank Đống Đa có phần được cải thiện khi tỷ lệ nợ xấu SMEs giảm xuống còn 9.7%, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn là 4,1%, giảm đáng kể so với đầu năm. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ xấu SMEs giảm mạnh là do dư nợ SMEs giảm với số tiền tuyệt đối 38 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm là 7,8% và nợ xấu SMEs giảm với số tiền tuyệt đối là 83,4 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm là 66%, do tốc độ giảm của nợ xấu SMEs nhanh hơn tốc độ giảm của dư nợ SMEs nên làm cho tỷ lệ nợ xấu SMEs năm 2014 giảm mạnh đến như vậy. Mặc dù công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với SMEs tại Agribank Đống Đa đã được chú trọng. Tuy nhiên rủi ro tín dụng vẫn thường trực, nếu không có biện pháp quản lý, ngăn ngừa hiệu quả và duy trì thường xuyên thì rủi ro đối với SMEs sẽ bùng phát bất kỳ lúc nào.
Theo quy định của NHNN, một tổ chức tín dụng quản lý tốt công tác cho vay và thu hồi nợ thì có tỷ lệ nợ quá hạn phải dưới 5%, như vậy với tỷ lệ nợ quá hạn SMEs trong giai đoạn 2012-2014 của ngân hàng NNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa như trên thì có thể thấy rằng quản lý công tác cho vay SMEs
và xử lý nợ đối với đối tượng khách hàng này của ngân hàng là chưa tốt. Việc nợ quá hạn trong giai đoạn 2012-2014 cao cũng có thể là nguyên nhân làm cho việc cho vay đối với SMEs giảm. Và cũng thấy rõ được công tác cho vay đối với đối tượng này chưa thực sự hợp lý và kém hiệu quả trong giai đoạn 2012-2014.
Trong nợ quá hạn SMEs của Chi nhánh, chủ yếu vẫn là nợ nhóm 2- nợ cần chú ý, chiếm trên 50%. Nhiều khách hàng có những khó khăn tạm thời, không trả nợ đúng hạn, làm phát sinh nợ quá hạn. SMEs do đặc tính của mình, nguồn vốn eo hẹp, do đó, nếu không kinh doanh và sử dụng vốn vay có hiệu quả thì sẽ không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, làm tăng nợ quá hạn của Chi nhánh. Hơn nữa, năm 2012-2014 là năm nền kinh tế có nhiều khó khăn, biến động về lãi suất, giá cả leo thang..., vì thế hoạt động kinh doanh của các SMEs chịu rất nhiều ảnh hưởng. Giá cả đắt đỏ khiến cho việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm, khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn và đầy đủ giảm đi, nhiều doanh nghiệp còn bị phá sản... Vì thế, nợ quá hạn vẫn còn cao.
Nguyên nhân nợ quá hạn cũng có thể là do những doanh nghiệp bị ảnh hưởng do trước đây phải vay vốn với lãi suất quá cao, nay chưa trả hết. Có doanh nghiệp bị tồn hàng trong kho, chưa bán được vì thị trường thế giới biến động tài chính... Vì thế nếu Chi nhánh cứ áp dụng quy định không nợ quá hạn mới được bảo lãnh vay thì số doanh nghiệp thật sự khó khăn cần được hỗ trợ sẽ không nhận được hỗ trợ ấy.
66
> Cơ cấu nợ xấu SMEs theo ngành kinh tế
Năm 2012 CN chế biến, Ngành khác, Năm 2013 Năm 2014 Cn chế biến, chế Ngành khác, 17.49% Xây dựng, 19.75% tạo, 32.46% n buôn, bán lẻ, 10.18%
Vận tải, kho bãi
dịch v,
4%
Biểu đồ 2.3: Nợ xấu SMEs theo ngành kinh tế 2012 - 2014
Chỉ tiêu Giá trị Jty đồn g) % Giá trị Jty _đồng) _ % Giá trị Jty % Số tiền % tiềnSố %
Nợ xấu SMEs đang tập trung ở 3 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng và thuơng nghiệp dịch vụ. Chỉ tính riêng nợ xấu của 3 ngành này trong toàn ngành đã chiếm tới 65%-70% tổng số nợ xấu SMEs. Đây là những ngành có hiệu suất sinh lời thấp, tình hình tài chính xấu, cũng là những ngành có tỷ lệ nợ xấu cao: cao nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (29%-32%); xây dựng, xây lắp, vật liệu xây dựng (20%-22,6%); thuơng nghiệp và dịch vụ (14%-16%). Tỷ trọng nợ xấu SMEs ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn bán lẻ, sửa chữa otô, xe máy; thuơng nghiệp, dịch vụ có xu huớng gia tăng qua các năm. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị truờng thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm truớc chua đuợc giải quyết triệt để, sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nuớc tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp...
Trong khi đó, tỷ trọng nợ xấu ngành xây dựng và ngành vận tải kho bãi có xu huớng giảm qua các năm. Năm 2012 tỷ trọng nợ xấu SMEs ngành xây dựng 28,45%, năm 2013 là 25,12%, năm 2014 là 19,75%. Tỷ trọng nợ xấu SMEs ngành xây dựng có giảm qua giai đoạn 2012 - 2014 nhung vẫn chiếm phần lớn trong tổng nợ xấu SMEs. Xu huớng hàng tồn kho giảm nhung vẫn ở mức cao. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng là những lĩnh vực thời gian qua chịu sự tác động từ sự đóng băng kéo dài của thị truờng bất động sản. Phần nhiều nợ xấu đều có tài sản bảo đảm, nợ xấu có tài sản đảm bảo là 81%, nợ xấu không có tài sản đảm bảo là 19% (trong đó bất động sản cũng chiếm phần lớn, tỷ lệ thế chấp bằng bất động sản chiếm khoảng 60% tổng tài sản bảo đảm). Vì vậy, thị truờng bất động sản đóng băng đã tác động không nhỏ đến khả năng trả nợ và khả năng phát mãi tài sản bảo đảm.
> Cơ cấu nợ xấu SMEs theo thời hạn cho vay
Tổng nợ xấu SMEs 120,8 100 126,2 100 42,9 100 5,4 4,5 83,3- -66 Ngắn hạn 85 70,4 81,2 64,3 25,4 59,2 -3,8 -4,5 55,8- -68,7 Trung và dài hạn 35,8 29,6 45 35,7 17,5 40,8 9,2 25,7 - 27,5 -61,1
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu SMEs (chiếm từ 60%-70%). Nợ xấu SMEs ngắn hạn cao là do doanh số du nợ SMEs ngắn hạn cao. Agribank Đống Đa nhận thấy cho vay ngắn hạn có uu thế hơn cho vay trung và dài hạn sau khi nghiên cứu kỹ các dự án có tính khả thi, đem lại hiệu quả. Yếu tố quay vòng vốn nhanh là điều cần thiết đối với bất kỳ một ngân hàng thuơng mại nào, vì vậy việc tăng du nợ SMEs ngắn hạn dẫn đến nợ xấu SMEs ngắn hạn cao. Tuy nhiên, tỷ trọng này giảm dần qua các năm. Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn SMEs qua các năm 2012 là 70,4%, năm 2013 là 64,3%, năm 2014 là 59,2%. Việc tăng doanh số du nợ SMEs ngắn hạn không làm ảnh huởng đến nợ xấu SMEs ngắn hạn, qua đó cho thấy chi
Chỉ tiêu Năm2012 Năm2013 Năm2014
Chênh lệch _____í%i_____ 13/12 14/13
Du nợ cho vay (tỷ đồng) 1284 1331 1247 3,7 -6,3 Du nợ cho vay SMEs (tỷ đồng) 470 480 442 2,1 -7,9
69
nhánh đã có chính sách đúng đắn trong cho vay ngắn hạn đối với SMEs.
Nợ xấu SMEs trung và dài hạn theo các năm có xu huớng tăng, giảm không đều. Nợ xấu SMEs các năm qua luôn ở mức cao, chi nhánh không dám đẩy mạnh vốn cho vay trung và dài hạn vì ngân hàng đứng truớc rủi ro thanh khoản. Trong khi đó, vốn cho vay trung và dài hạn hiện không dễ thu hồi và có khả năng mất vốn. Những khoản nợ xấu SMEs dài hạn chua đuợc giải quyết dứt điểm khiến cho nợ xấu tăng lên trong năm 2013. Năm 2013 nợ xấu SMEs trung và dài hạn tăng 9,2 tỷ đồng tuơng ứng tăng 25,7% so với năm 2012. Buớc sang năm 2014, bằng nhiều biện pháp nỗ lực của chi nhánh, nợ xấu SMEs trung và dài hạn giảm đáng kể 27,5 tỷ đồng tuơng ứng 61,1%. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ xấu SMEs trung và dài hạn lại tăng đều qua các năm. Năm 2012 tỷ trọng nợ xấu SMEs trung và dài hạn là 29,6%, năm 2013 là 35,7%, năm 2014 là 40,8%. Từ đó cho thấy, rủi ro từ các khoản cho vay trung và dài hạn dần tăng lên, vì vậy chi nhánh cần có những biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế sự gia tăng của các khoản nợ xấu dài hạn này.