NHNN cần đổi mới các nội dung các cơ chế cấp tín dụng, đặc biệt là cho vay để ban hành đồng bộ theo hướng thông thoáng, phù hợp với tình hình
100
SXKD, phát triển của các SMEs, và tình hình kinh tế từng giai đoạn cụ thể. Tiếp tục có hướng dẫn về đơn giản hoá thủ tục, điều kiện cho vay, bảo đảm tiền vay... liên quan đến SMEs.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng cho các ngân hàng nói chung. Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Cần phân loại thông tin tín dụng theo nhiều tiêu chí khác nhau, mang tính chất bổ sung thêm các thông tin hỗ trợ cho TCTD tra cứu. Cần xây dựng hệ thống dữ liệu về tín dụng bất động sản (tỷ lệ nợ xấu và khả năng thu hồi) đảm bảo độ tin cậy và độ dài để có thể thực hiện thống kê, từ đó đưa ra cảnh báo sớm nhằm giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại phòng tránh rủi ro.
- Phối hợp chặt chẽ với các NHTM, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các ngân hàng một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hay gây nhiễu thông tin.
NHNN cần phối hợp với Cục thuế để lập danh sách các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng trên địa bàn đang thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế. Các
thông tin về tình trạnh chây ỳ trong nộp thuế, chây ỳ trong trả nợ ngân hàng... cần được sớm thông tin giữa hai đơn vị này để đảm bảo hiệu quả quản lý, đồng thời đảm bảo thông tin chính xác cho các NHTM trong quá trình tiếp cận cho vay vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.
Bên cạnh đó, NHNN cần phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để lập danh sách SMEs được thành lập và đi vào hoạt động trên địa bàn có quan hệ tín dụng với các NHTM trên địa bàn. Việc theo dõi sát sao danh sách này sẽ cung cấp nguồn thông tin bổ ích cho các NHTM trong quá trình cấp tín dụng, đồng thời đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước của NHNN và Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với các lĩnh vực do mỗi đơn vị phụ trách. Các thông tin về tình hình trả nợ, năng lực tài chính, năng lực quản trị của chủ doanh nghiệp. cần được hai đơn vị này theo dõi sát sao để phục vụ cho hoạt động của các NHTM trên địa bàn. Hơn nữa, khi Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp nên yêu cầu các doanh nghiệp chứng minh được nguồn vốn kê khai. Điều này sẽ giúp cho NHTM đánh giá chính xác về quy mô hoạt động của doanh nghiệp và sẽ hoàn thiện tính pháp lý của khách hàng khi họ vay vốn, ngân hàng không phải yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn vốn này nữa.