Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu 0900 nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 119 - 125)

Việt Nam

Agribank Đống Đa là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Agribank. Hoạt động của Chi nhánh đều tuân thủ chặt chẽ các chỉ đạo của Agribank trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Nhận thức được sâu sắc tình hình thay đổi mạnh mẽ của thị trường tài chính tiền tệ thời gian qua, kết hợp đánh giá mục tiêu, nhiệm vụ của Agribank trong thời gian tới cũng như các kế hoạch, chỉ tiêu mà Agribank Hội sở giao cho Agribank Đống Đa, một số kiến nghị đối với Agribank Hội sở để góp phần nâng cao hiệu hiệu quả hoạt

102 động cho vay tại Chi nhánh cụ thể như sau:

- Agribank cần nâng cao năng lực dự báo tình hình, khả năng chủ động trước các diễn biến bất lợi của thị trường tài chính tiền tệ trong nước và thế giới để có quan điểm chỉ đạo rõ ràng, mạch lạc và có hiệu quả trong các chính sách tín dụng, huy động vốn và điều chuyển vốn nội bộ. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp Chi nhánh có thể tránh được rủi ro tiềm ẩn trong việc hạn chế cho vay vào các lĩnh vực có xu thế phát triển bất lợi, tránh tình trạng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực như năm 2008. Chi nhánh tập trung cho vay lĩnh vực kinh doanh sắt, thép nên khi ngành này gặp khó khăn thì hiệu quả hoạt động cho vay của Chi nhánh cũng bị giảm sút.

- Hiện nay, Agribank đã thực hiện giao các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cụ

thể đến từng Chi nhánh. Tuy nhiên, trong thời gian tới Agribank cần giao quyền chủ động cho Chi nhánh trong việc quy định các mức lãi suất huy động, cho vay hợp lý, quyết định thực hiện các chính sách khuyến mãi, tặng quà phù hợp với đặc

điểm của từng địa bàn hoạt động và phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của từng Chi nhánh. Điều này sẽ giúp Chi nhánh chủ động hơn trong các kế hoạch

huy động và cấp tín dụng của mình, đảm bảo cân đối và có hiệu quả.

- Hoàn thiện các quy trình về cho vay, giảm thời gian xét duyệt hồ sơ khách

hàng, hoàn thiện quy trình nhận TSĐB và quy trình xử lý nợ nhằm tạo điều kiện cho các Chi nhánh mở rộng cho vay và đồng thời sàng lọc các rủi ro trong quá trình cho vay của ngân hàng. Quy trình cho vay hiện nay đang áp dụng tại các Chi

nhánh còn quá rườm rà, phức tạp, phải thông qua nhiều lần xét duyệt. Mặc dù có quy định cam kết SLA về chất lượng đối với SMEs liên quan đến thời gian từ khi nhận hồ sơ khách hàng đến khi có phê duyệt phân loại theo từng món vay và mức

độ vay nhưng quy trình phải trải qua nhiều khâu, nhiều bước xét duyệt nên thời gian thực thường bị kéo dài và gây ảnh hưởng đến khách hàng.

dụng phần mềm vào quản lý tín dụng và cung cấp một số tiện ích internet cho

khách hàng nhu: ebanking, bsms... Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ trong

hoạt động ngân hàng còn sơ sài và hạn chế. Trong thời gian tới, ngân hàng nên tiếp tục ứng dụng nhiều tiện ích của công nghệ thông tin vào hoạt động

ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Để mở rộng và nâng cao hiệu quả

hoạt động cho vay SMES nói riêng và hiệu quả hoạt động cho vay nói chung,

ngân hàng nên quan tâm và chủ động tiếp nhận chuyển giao công nghệ ngân

hàng hiện đại từ bên ngoài nhằm nhanh chóng ứng dụng công nghệ tiên tiến

theo chuẩn quốc tế, từ đó phát triển kênh phân phối dịch vụ. Ví dụ: Chi nhánh

nên chú trọng phát triển ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến để phục vụ

khách hàng mọi lúc mọi nơi, khách hàng không cần phải đến ngân hàng cũng

thực thự hiện đuợc giao dịch. Điều này mang lại sự tiện ích lớn cho SMEs luợng lao động ít, đặc biệt là không có điều kiện để phân công cán bộ chuyên

giao dịch với ngân hàng.

- Agribank cần xem xét lại các văn bản quy định về định giá TSĐB của khách hàng một cách hợp lý để tránh rủi ro cho ngân hàng. Hiện nay, Agribank cho phép định giá giá trị của bất động sản tối đa gấp 3 lần giá trị trong bảng giá đất của Nhà nuớc. Tuy nhiên, nếu cán bộ tín dụng với năng lực còn yếu kém dễ dàng định giá sai giá trị thật của TSĐB dẫn đến khó khăn trong quá trình phát mại tài sản khi khoản vay có vấn đề.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng. Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của NHNN về phân loại nợ quá hạn và trích lập dự phòng theo luật định.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Định huớng hoạt động tín dụng cuả NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Đống Đa nói riêng trong thời gian tới là chấn chỉnh và nâng cao chất luợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Truớc một

104

môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và những yếu tố bất ngờ khác, cùng với những biến động khôn lường của thị trường thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngày càng khó khăn, đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm nhiều đến công tác hoàn thiện quy trình, xét duyệt, thẩm định,...

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiến công tác tín dụng SMEs, từ việc xác định thực trạng hoạt động cấp tín dụng, các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trong thời gian qua. Chương 3 của luận văn nghiên cứu các giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả với các SMEs của Agribank - Chi nhánh Đống Đa. Các giải pháp tập trung vào vấn đề cơ chế chính sách của ngân hàng qua đó góp phần nâng cao hiệu quả SMEs tại Chi nhánh. Chương 3 của luận văn cũng đề xuất

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay luôn là hoạt động cơ bản, quan trọng mang lại phần lớn thu nhập và lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tuy nhiên, đi kèm với nó luôn là những rủi ro không hề nhỏ luôn tiềm ẩn. Những rủi ro đó nếu xảy ra không những có thể ảnh huởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng mà còn có thể tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó, yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay luôn là một yêu cầu cấp bách trong hoạt động của mỗi NHTM, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng nhu hiện nay. Nằm trong quy luật chung của các NHTM trong nước, việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Agribank Đống Đa đang là đòi hỏi bức thiết và quan trọng đối với quá trình hoạt động và phát triển của Chi nhánh, đặc biệt là hiệu quả hoạt động cho vay SMEs. Vấn đề về nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay SMEs tại Agribank Đống Đa là một vấn đề cấp thiết với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nên cần phải khẩn trương thực hiện bởi chỉ có thực hiện tốt vấn đề này mới có thể giúp Chi nhánh có được hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô Chi nhánh an toàn, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên và tăng hệ số xếp hạng tín nhiệm của Chi nhánh.

Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa tập trung và giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, Hệ thống hóa các vấn đề về SMEs, hoạt động cho vay SMEs của NHTM, về hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM (nghiên cứu các vấn đề về khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay SMEs của NHTM);

106

SMEs tại Agribank Đống Đa trên cơ sở các chỉ tiêu định lượng. Trên cơ sở đó

chỉ rõ những vấn đề đạt được như: thu thuần từ cho vay SMEs ngày càng cao

và chiếm tỷ trọng đáng kể trong thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân

hàng, chênh lệch thu chi từ cho vay SMEs trên dư nợ cho vay SMEs ngày càng tăng, tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng giảm,... và những hạn chế như: tỷ lệ

nợ xấu vẫn ở mức cao, cơ cấu cho vay chưa hợp lý,...Đồng thời, luận văn đã

chỉ ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế trong vấn đề hiệu quả hoạt động cho vay SMEs. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu là chưa áp dụng triệt

để quy trình, chất lượng thẩm định chưa cao, thông tin khách hàng còn thiếu,... Bên cạnh đó cũng phải kể đến những nguyên nhân xuất phát từ điều

kiện khách quan của nền kinh tế, hệ thống chế độ, chính sách, văn bản pháp

luật chưa đầy đủ, rõ ràng, hệ thống thanh tra, giám sát NHTM còn nhiều bất

Thứ ba, Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ của hoạt động cho vay SMEs tại Agribank Đống Đa trong thời gian tới và những nguyên nhân của hạn chế dẫn đến hiệu quả hoạt động cho vay tại Chi nhánh chưa cao, luận văn có đề xuất một số những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Chi nhánh. Một số giải pháp mang tính cấp thiết như: đa dạng hoá hình thức cho vay và ngành nghề, nâng cao chất lượng công tác thẩm định của Chi nhánh, chất lượng thông tin khách hàng, đánh giá và phân loại, xếp hạng khách hàng hợp lý,...

Hy vọng trong thời gian tới, Chi nhánh sẽ có những bước chuyển mới trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Chi nhánh nói chung và hoạt động cho vay với SMEs nói riêng để có được sự thích ứng ngày càng cao đối với nền kinh tế, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

1. TS. Tô Kim Ngọc (2004), Giáo trình lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

NXB Thống kê.

3. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

4. Vũ Quốc Tuấn (2012), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Bài học kinh nghiệm của các nước và thực tiên ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

Tiếng Anh

1. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Edward W.Reed & Edward K.Gill (1993), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

Tài liệu khác

1. Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ về trợ giúp phát triển SMEs.

2. Chính Phủ (2012), Nghị quyết số 13/2012/NQ-CP, Một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

3. Thủ tướng Chính Phủ (2012), Quyết định số 1231/QĐ-TTg, Phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 - 2015.

4. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 10/2013/TT-NHNN ngày 10 tháng 5 năm 2013, Quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ.

5. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 15/2013/TT-NHNN ngày 27 tháng 06 năm 2013, Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VNĐ.

6. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng

7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2010), Quy định về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010).

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2007), Quy định thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (ban hàn kèm theo Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007).

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh

Đống Đa (2012, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm.

10.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (2012, 2013, 2014), Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng hàng năm.

11.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (2012, 2013, 2014), Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.

Một phần của tài liệu 0900 nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 119 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w