thức đảm bảo tiền vay
Thực tế hiện nay cho thấy, các NHTM nói chung và Agribank Đống Đa nói riêng, khi xem xét quyết định cho vay đối với các SMEs thuờng yêu cầu phải có TSĐB mới nhanh giải quyết cho vay vốn. Chi nhánh ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa đã xây dựng được một hệ thống chấm điểm cho vay khách hàng có hiệu quả. Cũng có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có tình hình tài chính tốt, quan hệ vay mượn sòng phẳng với ngân hàng. Tuy vậy, hiện nay tất cả các khoản vay của Chi nhánh đều có tài sản đảm bảo. Chi nhánh không giải quyết cho vay với những khách hàng có uy tín nhưng lại không có tài sản đảm bảo. Vì vậy, ngay từ bây giờ Chi nhánh cần xây dựng chính sách về tài sản đảm bảo một cách hợp lý.
Đối với việc định giá TSĐB, Chi nhánh cần xem xét giá trị chuyển nhượng của tài sản, tham khảo giá trên thị trường, giá các sản phẩm tương tự, vận dụng các kỹ năng kinh tế - xã hội của cán bộ tín dụng để xác định giá trị TSĐB sát với giá trị thực nhất, tránh tình trạng đánh giá thiếu chính xác, gây rủi ro cho khoản vay. Trong quá trình thẩm định cũng phải vận dụng linh hoạt, đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo an toàn, và tuỳ từng trường hợp cụ thể, tránh khuôn phép máy móc, gây khó khăn, trở ngại cho khách hàng.
Bên cạnh đó, có không ít SMEs có tiềm lực tài chính hạn chế, không đáp ứng đủ yêu cầu của Chi nhánh. Do vậy, nếu coi việc thế chấp tài sản là điều kiện tiên quyết thì vô hình rằng Chi nhánh và cả SMEs đều gây khó khăn cho nhau. Nhiều SMEs có năng lực tài chính tốt, nhưng không có đủ tài sản để thế chấp nên khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng, hoặc có nhưng số lượng ít, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cần cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn với các SMEs khi SXKD. Vì thế, Chi nhánh nên có sự linh hoạt trong công tác giải quyết cho vay đối với các SMEs.
Hiện nay, nhiều SMEs làm ăn có uy tín, có khả năng trả được nợ cho Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh có thể xem xét nới lỏng điều kiện vay vốn, điều kiện TSĐB để có thể hỗ trợ tốt nhất có doanh nghiệp và cho chính bản thân Chi nhánh. Chi nhánh có thể xem xét đến tính khả thi của dự án, khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường, năng lực kinh doanh, khả năng trả
94
nợ của doanh nghiệp... để có thể đưa ra mức vốn vay hợp lý. Chi nhánh nên áp dụng linh hoạt các hính thức thế chấp, tín chấp, bảo lãnh, bao thanh toán... sao cho phù hợp với nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, và mức độ có thể đáp ứng từ phía ngân hàng.