Mơ hình tổ chức chi nhánh Hai Bà Trưng

Một phần của tài liệu 0944 nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36)

BAN GIÁM ĐỐC S______________________>

Z N Phịng kế tốn giao dịch Phịng điện tốn S______________________ > ✓------------------------------- Phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm k_________ _____________

Danh mục sản phẩm Số lượng Các sản phẩm nổi bật

Cho vay lõ Cho vay doanh nghiệp vệ tinh, Cho vay vốn lưu động; Cho vay đối với doanh nghiệp lúa gạo; Cấp tín dụng ngắn hạn có bảo đảm bằng hàng hoá đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành phân bón; Các chương trình tín dụng liên kết...

Bảo lãnh 1 Với 9 loại bảo lãnh, thư bảo lãnh được chấp nhận trên 800 ngân hàng

TC 14 Upas LC, Draft buy back

Cho thuê tài chính 1 Cho thuê; mua lại, dịch vụ uỷ thác; dịch vụ tư vấn

Kinh doanh ngoại tệ 1 Spot, Forward, Option, Swap Thanh toán xuất khẩu 1 LC xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu E - Bank 1 Vietinbank at home, SMS banking

Dịch vụ tiền gửi 1 Tiền gửi đầu tư đa năng; Tiền gửi kết hợp; Tiền gửi đầu tư linh hoạt

Dịch vụ kho quỹ lõ Cho thuê ngăn tủ sắt; Gửi giữ tài sản

2.1.2. Tình hình kinh doanh của Chi nhánh HBT giai đoạn 2012-2014

2.1.2.1. Ngành nghề và địa bàn hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh HBT là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; Thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam -

23

Chi nhánh Hai Bà Trưng có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hồn Kiếm, Hà Nội và có 10 phịng giao dịch, 2 quỹ tiết kiệm

2.1.2.2. Sản phẩm dịch vu chủ yếu

Chi nhánh HBT kinh doanh tất cả các sản phẩm của Vietinbank, theo đối tượng sử dụng, chia ra làm hai mảng sản phẩm lớn là: sản phẩm dành cho các khách hàng doanh nghiệp và sản phẩm dành cho các khách hàng cá nhân. Nhận xét chung đó là: sản phẩm khá đa dạng về mặt chủng loại, tính năng và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Một là: Sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp

Các sản phẩm danh cho doanh nghiệp gồm : Các sản phẩm cho vay, bảo lãnh, LC, dịch vụ chuyển tiền, tài khoản, kinh doanh ngoại tệ, E - bank, dịch vụ tiền gửi, thanh toán xuất khẩu. dịch vụ kho quỹ, cho thuê tài chính, bảo hiểm.

Danh mục sản phẩm Số lượng Các sản phẩm nổi bật

Cho vay 72 Cho vay nhà ở; Cho vay mua ô tô; Cho vay chứng minh tài chính; Cho vay du học,.. 77 71 5 loại thẻ ghi nợ; 4 loại thẻ tín dụng; 2 loại

thẻ liên kết

Tiết kiệm 71 Tiết kiệm tích luỹ- phát lọc bảo tín

Chuyển tiền T Dịch vụ trong nước, nước ngoài, kiều hối Kinh doanh ngoại tệ 7 Spot, Forward, Option, Swap

E - Bank 7 Vietinbank Ipay; SMS banking, Momo, Mobile bankplus

Dịch vụ khác 71 Dịch vụ tiền gửi, dịch vụ cho thuê két sắt, Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm phi nhân thọ, Cho thuê tài chính, gửi giữ tài sản, nhận chi trả tiền gửi tại nhà,..

Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh HBT

24

Hai là: Sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân

Sản phẩm rất đa dạng gồm: Các sản phẩm tín dụng, sản phẩm tiền gửi, thẻ, tài khoản, bảo hiểm, E- bank,...

Ngn: Phịng tơng hợp chi nhánh HBT

2.1.2.3. Tình hình kinh doanh

a. Tình hình huy động vốn

Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gia tăng, mặt bằng lãi suất liên tục giảm, công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh vẫn duy trì nguồn tiền gửi ổn định, tăng trưởng mạnh nguồn tiền gửi Khách hàng Bán lẻ và tiền gửi Khách hàng Doanh nghiệp, giảm dần nguồn vốn không ổn định từ ĐCTC (chủ yếu từ các TCTD khác) so với đầu năm. Đến 31/12/2014, tổng Nguồn vốn huy động quy đổi VND của chi nhánh đạt 10.242 tỷ, đạt 102% kế hoạch trung ương giao và tăng 1.004 tỷ (+11% ) so với 31/12/2013.

Hình 2.2, cho thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn không ổn định qua các năm. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng đạt 14%, năm 2013, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh xuống 5%, đến năm 2014 có xu hướng tăng trưởng mạnh trở lại với tốc độ tăng trưởng ở mức 11%.

25

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2012-2014

Đơn vi tính: %

Nguồn: Phịng tổng hợp chi nhánh HBT

Theo loại tiền

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu huy động theo loại tiền giai đoạn 2012-2014

Xét về xu hướng, tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng tăng, trong khi đó tỷ trọng nguồn vốn VND có xu hướng giảm, cụ thể: Trong năm 2014, tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ/tổng nguồn vốn tiếp tục tăng so với năm 2013 tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch lớn giữa tỷ trọng tiền gửi bằng VND và Ngoại tệ trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Do margin thu được từ hoạt động bán vốn lên TSC từ ngoại tệ cao hơn

26

so với VND, vì vậy u cầu các phịng tích cực tìm kiếm, đẩy mạnh công tác huy động vốn ngoại tệ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

Xét về cơ cấu: Nguồn vốn VND chiếm chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Nguồn vốn huy động bằng VND năm 2014 đạt 8.588 tỷ, chiếm 83.9% trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2013 là 89.8%). Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy VND đạt 1.655 tỷ, chiếm tỷ trọng 16.1% trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2013 là 10.2%) (Xem hình 2.3)

Theo loại hình khách hàng

Trong năm 2014, các nguồn vốn có tính ổn định của chi nhánh tiếp tục tăng trưởng tốt so với năm 2014 (KHDN và KH Bán lẻ), tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn KH Bán lẻ vẫn ở mức thấp trong tổng nguồn (35%); trong năm 2015, yêu cầu các phịng nâng cao tính chủ động, tiếp tục cải tiến tác phong giao dịch, nâng cao chất lượng bán hàng, phục vụ khách hàng để tăng trưởng mạnh hơn nữa nguồn vốn từ KH Bán lẻ.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tiền gửi theo loại hình khách hàng năm 2014

Nguồn: Phịng tổng hợp chi nhánh HBT

Biểu đồ 2.3 cho thấy về mặt xu hướng, tiền gửi KH doanh nghiệp và KH bán lẻ có xu hướng tăng, tiền gửi BHXH và tiền vay các TCTD có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2014, tiền gửi KH Doanh nghiệp quy VND tăng so với năm 2013 +20%, chiếm 58% tổng nguồn vốn huy động; Tiền gửi BHXH và tiền vay TCTD khác quy VND giảm 58% , chiếm 5% tổng nguồn vốn huy động; Tiền gửi Khách hàng Bán lẻ

31/12/2013 31/12/2014 Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Cho vay cầm cố sổ do Vietinbank phát hành 13 2 5 56,6 70 3 34,8 Cho vay cầm cố sổ do TCTD khác phát hành 4 3 5 18,4 0 0 Cho vay CMTC 1 8 7,73 79 0 39,3

Cho vay tiêu dùng và cho vay khác 4 0 7 17,1 52 7 25,8 Tổng số 23 3 100 201 100 27

quy VND 23%, chiếm 37% tổng nguồn vốn huy động.

Biểu đồ 2.4. Diễn biến tiền gửi theo loại hình khách hàng giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: %

Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh HBT

Theo kỳ hạn

Biểu đồ 2.5, cho thấy tỷ trọng nguồn vốn khơng kỳ hạn có xu hướng giảm trong

khi tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn có xu hướng tăng, do đó, nguồn vốn của chi nhánh ổn

định hơn, tuy nhiên đi cùng với đó là chi phí huy động nguồn vốn cũng tăng lên.

Biểu đồ 2.5. Huy động vốn theo kỳ hạn, giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: %

Nguồn: Phịng tổng hợp chi nhánh HBT

b. Hoạt động cho vay

Năm 2014, toàn hệ thống Ngân hàng tiếp tục triển khai mạnh mẽ chủ trương của Chính phủ thơng qua việc tiết giảm chi phí đầu vào, làm cơ sở để liên tục điều

28

chỉnh giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sớm khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện chủ trương đó, cùng với việc nhanh chóng triển khai các chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh HBT đã chủ động bám sát khách hàng, đưa ra các biện pháp, giải pháp cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ các ngành kinh tế như cho vay nông nghiệp phát triển nông thôn, Cho vay hỗ trợ xuất khẩu, Cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều chương trình tín dụng mục tiêu, chương trình tín dụng phát triển cùng doanh nghiệp, chương trình ưu đãi khách hàng mới... để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

Chi nhánh đã tập trung nguồn vốn giải ngân cho vay cácdự án trọng điểm và các ngành sản xuất được Nhà nước quan tâm, khuyến khích phát triển như Dự án BOT Pháp Vân Cầu Giẽ, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.. Cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn trung, dài hạn và chính sách ưu đãi lãi suất đối với khách hàng chiến lược vẫn tiếp tục được duy trì theo đúng chủ trương của Chính phủ, NHNN và Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam đề ra.

29

Chi nhánh thực hiện chuyển đổi mơ hình tín dụng theo phân khúc khách hàng kể từ ngày 12/10/2014, với việc chuyển đổi này, hoạt động tín dụng đã có sự chun mơn hóa theo đối tượng khách hàng, các KHDN được tập trung về phục vụ tại chi nhánh trong khi các khách hàng bán lẻ (KHDN siêu vi mô và KHCN) được phục vụ tại phòng Bán lẻ, các phòng Giao dịch để đảm bảo sự thuận tiện cũng như chất lượng phục vụ theo từng phân khúc. Trong năm 2014, hoạt động Bán lẻ đặc biệt là kết quả cho vay đối với nhóm KHCN của chi nhánh đã có sự chuyển dịch tương đối tích cực, tuy nhiên kết quả vẫn chưa thực sự bền vững (xem bảng 2.3). Có thể thấy tỷ trọng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm và cho vay chứng minh tài chính vẫn cịn ở mức cao, vì vậy hiệu quả đạt được chưa được như mong muốn.

Hình 2.7 cho thấy, qui mơ cho vay tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại. Năm 2012, Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 28%, năm 2013 tăng trưởng tín dụng tăng 7.4% so với năm 2012, năm 2014 tăng 3.73% so với năm 2013. Xét về cơ cấu cho vay theo loại tiền, cho vay VND có xu hướng tăng, cho vay theo ngoại tệ có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2012, tốc đơ tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ giảm 3.14% so với năm 2011; Năm 2013giảm 15.78% so với 2012 và năm 2014 giảm 35.26% so với năm 2013.

Biểu đồ 2.6. Tốc độ tăng trưởng tín dụng theo loại tiền, giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: %

30

Xét về chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng được Chi nhánh ln quan tâm và coi đây là yếu tố nền tảng trong hoạt động cho vay. Thẩm định chặt chẽ các phương án vay vốn theo qui định hiện hành, thực hiện kiểm tra rà soát 100% các khoản vay trước - trong và sau khi giải ngân, đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích, kiểm sốt được dịng tiền từ hoạt động kinh doanh, đảm bảo có nguồn vốn thu hồi nợ vay đúng hạn, đưa ra các phương án kịp thời để đẩy mạnh tiến độ thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng.

Đến 31/12/2014, nợ nhóm 2 là 250 triệu đồng (0.004%), nợ xấu ở mức thấp là 39.724 triệu đồng (xấp xỉ 0.7% tổng dư nợ). Do khủng hoảng kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thu nhập giảm, thị trường bất động sản đóng băng nên thời gian thu hồi cơng nợ chậm nhưng chất lượng tín dụng của Chi nhánh ln được kiểm sốt chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra đôn đốc yêu cầu khách hàng cũng như bên có tài sản thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo cam kết trong hợp đồng thế chấp. Chi nhánh đã xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro theo tuần, theo tháng và thực hiện cơ cấu lại nợ cho khách hàng vay có dự án tốt gặp khó khăn vốn tạm thời để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn. Cụ thể:

Cơng ty Cổ phần đầu tư Bê Tông Thịnh Liệt: trong năm 2014 đã thu được 9,752

triệu đồng từ đơn vị, dự kiến năm 2015 sẽ thu nốt phần cịn lại (6,227 triệu đồng). Cơng ty Cổ phần Cơ Khí 120: Chi nhánh thường xun làm việc, đơn đốc cơng ty Cổ phần Cơ Khí 120 tìm mọi nguồn thu để trả nợ. Trong tháng 12/2014 đã thu được 360 triệu đồng từ khách hàng thuê trả tiền thuê năm 2015. Dự kiến trong tháng 2/2015 sẽ gửi đơn khởi kiện đơn vị ra tồ án có thẩm quyền

Cơng ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Phát triển An phát: Tháng 12/2014 tịa án Ba đình đã xét xử, đã tuyên Ngân hàng thắng kiện. Trong tháng 1/2015 bên có tài sản đảm bảo đã gửi đơn kháng cáo, đồng thời ra ngân hàng làm việc đề nghị với Ngân hàng trả hết nợ gốc và xin miễn tồn bộ lãi vay.

Cơng ty TNHH Đức Trọng: Tháng 12 Chi cục thi hành án huyện Đông anh đã gửi quyết định ủy thác sang Chi cục thi hành án huyện Đan phượng và Mê linh.

31

Trong tháng 1năm 2015 hai cơ quan thi hành án đã thụ lý, kiểm tra tài sản đảm bảo. Dự kiến trong quý I năm có quyết định thi hành án phát mại tài sản đảm bảo thu hồi nợ vay.

Công ty Vicomien: Ngân hàng đã gửi công văn thông báo khởi kiện (3 lần), trong tháng 2 năm 2015 gửi đơn khởi kiện

Những khách hàng cá nhân: Năm 2014 Chi nhánh đã bám sát nguồn thu từ lương của khách hàng, giảm dần nợ xấu, năm 2015 chi nhánh tiếp tục vận động bám sát nguồn thu khách hàng để thu hồi những khoản nợ này.

c. Hoạt động đầu tư

Tính đến 31/12/2014, số dư đầu tư của chi nhánh vẫn duy trì ở mức 300 tỷ. Đây là số dư trái phiếu của Tập Than Khoáng sản Việt Nam chi nhánh đã thực hiện đầu tư trong năm 2013.

d. Hoạt động tài trợ thương mại

Thực hiện Thông tư số 26/2009/TT ngày 30/12/2009 V/v: Quản lý ngoại hối đối với việc mua bán ngoại tệ của một số Tập đoàn, Tổng cơng ty nhà nước do có nhu cầu đã sử dụng tiền gửi và kết hối nguồn ngoại tệ; Chi nhánh đã khai thác và đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu năm 2013 đặc biệt là nhu cầu ngoại tệ phục vụ cho các Tập đồn, Tổng cơng ty lớn chủ đạo của nền kinh tế. Cụ thể:

- Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và Tài trợ thương mại: đạt xấp xỉ 80 triệu USD tăng 15% so với đầu năm;

- Doanh số mua ngoại tệ: 84.9 triệu USD; bằng 59% so với 31/12/2014.

e. Hoạt động dịch vụ Hoạt động thanh tốn

Chi nhánh ln chú trọng tổ chức tốt cơng tác thanh tốn, đảm bảo kịp thời, chính xác và an tồn. Tích cực đổi mới và nâng cao phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ, văn hóa giao tiếp và trang phục khi làm việc, quảng bá & tơn vinh hình ảnh thương hiệu Vietinbank, chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo khi giao dịch tại Chi nhánh. Thực hiện và triển khai kịp thời, làm chủ các chương trình ứng dụng

Một phần của tài liệu 0944 nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w