Danh mục sản phẩm cho khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu 0944 nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 43)

Ngn: Phịng tơng hợp chi nhánh HBT

2.1.2.3. Tình hình kinh doanh

a. Tình hình huy động vốn

Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gia tăng, mặt bằng lãi suất liên tục giảm, cơng tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh vẫn duy trì nguồn tiền gửi ổn định, tăng trưởng mạnh nguồn tiền gửi Khách hàng Bán lẻ và tiền gửi Khách hàng Doanh nghiệp, giảm dần nguồn vốn không ổn định từ ĐCTC (chủ yếu từ các TCTD khác) so với đầu năm. Đến 31/12/2014, tổng Nguồn vốn huy động quy đổi VND của chi nhánh đạt 10.242 tỷ, đạt 102% kế hoạch trung ương giao và tăng 1.004 tỷ (+11% ) so với 31/12/2013.

Hình 2.2, cho thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn không ổn định qua các năm. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng đạt 14%, năm 2013, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh xuống 5%, đến năm 2014 có xu hướng tăng trưởng mạnh trở lại với tốc độ tăng trưởng ở mức 11%.

25

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2012-2014

Đơn vi tính: %

Nguồn: Phịng tổng hợp chi nhánh HBT

Theo loại tiền

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu huy động theo loại tiền giai đoạn 2012-2014

Xét về xu hướng, tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng tăng, trong khi đó tỷ trọng nguồn vốn VND có xu hướng giảm, cụ thể: Trong năm 2014, tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ/tổng nguồn vốn tiếp tục tăng so với năm 2013 tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch lớn giữa tỷ trọng tiền gửi bằng VND và Ngoại tệ trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Do margin thu được từ hoạt động bán vốn lên TSC từ ngoại tệ cao hơn

26

so với VND, vì vậy u cầu các phịng tích cực tìm kiếm, đẩy mạnh công tác huy động vốn ngoại tệ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

Xét về cơ cấu: Nguồn vốn VND chiếm chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Nguồn vốn huy động bằng VND năm 2014 đạt 8.588 tỷ, chiếm 83.9% trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2013 là 89.8%). Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy VND đạt 1.655 tỷ, chiếm tỷ trọng 16.1% trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2013 là 10.2%) (Xem hình 2.3)

Theo loại hình khách hàng

Trong năm 2014, các nguồn vốn có tính ổn định của chi nhánh tiếp tục tăng trưởng tốt so với năm 2014 (KHDN và KH Bán lẻ), tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn KH Bán lẻ vẫn ở mức thấp trong tổng nguồn (35%); trong năm 2015, yêu cầu các phịng nâng cao tính chủ động, tiếp tục cải tiến tác phong giao dịch, nâng cao chất lượng bán hàng, phục vụ khách hàng để tăng trưởng mạnh hơn nữa nguồn vốn từ KH Bán lẻ.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tiền gửi theo loại hình khách hàng năm 2014

Nguồn: Phịng tổng hợp chi nhánh HBT

Biểu đồ 2.3 cho thấy về mặt xu hướng, tiền gửi KH doanh nghiệp và KH bán lẻ có xu hướng tăng, tiền gửi BHXH và tiền vay các TCTD có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2014, tiền gửi KH Doanh nghiệp quy VND tăng so với năm 2013 +20%, chiếm 58% tổng nguồn vốn huy động; Tiền gửi BHXH và tiền vay TCTD khác quy VND giảm 58% , chiếm 5% tổng nguồn vốn huy động; Tiền gửi Khách hàng Bán lẻ

31/12/2013 31/12/2014 Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Cho vay cầm cố sổ do Vietinbank phát hành 13 2 5 56,6 70 3 34,8 Cho vay cầm cố sổ do TCTD khác phát hành 4 3 5 18,4 0 0 Cho vay CMTC 1 8 7,73 79 0 39,3

Cho vay tiêu dùng và cho vay khác 4 0 7 17,1 52 7 25,8 Tổng số 23 3 100 201 100 27

quy VND 23%, chiếm 37% tổng nguồn vốn huy động.

Biểu đồ 2.4. Diễn biến tiền gửi theo loại hình khách hàng giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: %

Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh HBT

Theo kỳ hạn

Biểu đồ 2.5, cho thấy tỷ trọng nguồn vốn khơng kỳ hạn có xu hướng giảm trong

khi tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn có xu hướng tăng, do đó, nguồn vốn của chi nhánh ổn

định hơn, tuy nhiên đi cùng với đó là chi phí huy động nguồn vốn cũng tăng lên.

Biểu đồ 2.5. Huy động vốn theo kỳ hạn, giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: %

Nguồn: Phịng tổng hợp chi nhánh HBT

b. Hoạt động cho vay

Năm 2014, toàn hệ thống Ngân hàng tiếp tục triển khai mạnh mẽ chủ trương của Chính phủ thơng qua việc tiết giảm chi phí đầu vào, làm cơ sở để liên tục điều

28

chỉnh giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sớm khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện chủ trương đó, cùng với việc nhanh chóng triển khai các chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh HBT đã chủ động bám sát khách hàng, đưa ra các biện pháp, giải pháp cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ các ngành kinh tế như cho vay nông nghiệp phát triển nông thôn, Cho vay hỗ trợ xuất khẩu, Cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều chương trình tín dụng mục tiêu, chương trình tín dụng phát triển cùng doanh nghiệp, chương trình ưu đãi khách hàng mới... để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

Chi nhánh đã tập trung nguồn vốn giải ngân cho vay cácdự án trọng điểm và các ngành sản xuất được Nhà nước quan tâm, khuyến khích phát triển như Dự án BOT Pháp Vân Cầu Giẽ, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.. Cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn trung, dài hạn và chính sách ưu đãi lãi suất đối với khách hàng chiến lược vẫn tiếp tục được duy trì theo đúng chủ trương của Chính phủ, NHNN và Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam đề ra.

Một phần của tài liệu 0944 nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w